giavui
05-10-2014, 12:33 PM
Thanh Dạ Văn Chung
http://media.store123doc.com:8080/images/document/2016_03/16/medium_jia1458118989.jpg
http://www.mediafire.com/file/4ulh5ef2lpy5lsw/Thanh_d%25E1%25BA%25A1_v%25C4%2583n_chung.pdf/file
Thanh Dạ Văn Chung
Tác giả Nguyễn Duy Cần
Xuất bản năm 1939
Tựa
Cái khoản đời chật vật về những nỗi ăn, mặc đã qua…
Đây là tới cái khoản “ đêm thâm canh vắng”, khoản thế sự phồn-hoa “khôn sống bống chết” đã bặt hơi im tiếng… ta bỗng nghe cái tiềng “ thanh-ngân” u minh mà lãnh-lót, làm rung-động cả cái thời-gian âm-thầm lặng-lẽ… Ta bấy giờ, tâm thần trí não bị kích-động một cách rất mạnh-bạo, bất giác lại phải ngậm-ngùi thổn thức… Ta mới nhận-chân đặng cái “Có của một lẽ vô cùng” ẩn núp trong đáy lòng… nó không còn giống những cảm-giác hẹp-hòi thấp-thối của ta lúc sống trong cảnh ban ngày. “ Thanh Dạ Văn Chung”, ai là người có trải qua cái tâm cảm ấy, mới rõ cái thần lực uyển chuyển của nó là thế nào!
“Sự làm ăn, để nuôi sống xác-thịt, mưu-đồ sự an-thân về phần vật chất, cùng phải biết cho nó có ngàn: và làm người, cũng phải có lúc thư-thái, cũng phải có chỗ thảnh thơi mà di-dưởng lánh-tình, để hưởng cái thú thanh cao siêu-việt của tinh-thần…
Sự công lợi chẳng qua là một phần phụ-thuộc trong nhân-sự ở đời, không nên để cho nó vượt qua cái địa vị của nó. Nó không đặng có quyền làm mất cái “Thi-Vị” của cuộc đời, làm cho nhụt cái cảm-giác về Lý-Tưởng của ta, - đem những cái sự nghiệp thô-bỉ mà phô-trương là sự tiêu-biểu của sự phú-cường – Trong cái vòng khuôn hoạt-động của ta mà ta phải chịu để cho sự “phá-hoại-vô-cùng” với sự “chế-lao vô cùng” nó mượn những tên to tát để xâm-lấn hết cả, thì ta cũng hèn thật. Cái đó nó làm cho tắt cả lương tâm ta đi nữa… đến không biết tu-sĩ là gì nữa, đến không còn biết lòng ham-muốn Tự-Do là gì nữa”.
“Thanh-Dạ Văn-Chung” là tiếng nói trong thâm-tâm cảu một người cố vượt thoát ra khỏi cái làn không-khí nặng-nề của các quần đoàn, của các học-phái, tôn giáo, luân-lý để tìm cái lẽ thật của sự dời một cách không thiên-lệch.
Tuy nhiên, nó không phải là quy-tắc nhứt định của tư-tưởng, trái lại tác-giả nó xin các độc-giả “hãy biết cho nó chẳng qua là một cử-chỉ trong ngàn muôn cử-chỉ ở đời”.
I
Thương người khác thể thương ta…
…Vâng!
Thế nhưng khó làm sao… Quả ta thương ta thật chăng? Quả hết thảy cái người của ta đây đều đáng yêu tất cả hay chăng? Quả không hề có một khi nào ta tự-khi ta, ta đuổi xua, ta đàn áp những sự mơ-tưởng, lăng quằng của ta sao? Trong những khoản đêm tham canh vắng, khi lòng ta đột khởi những cảm-giác điên-rồ, hèn-hạ mà chính ta vừa thấy dạng nó, đã hổ-thẹn, vội xua đuổi ngay như ta lánh kẻ cùi phung lở lói, quả không hề có những lúc ấy hay sao? Ta quả thương ta chăng? Cái người của ta đâyquả đáng yêu đáng quý lắm chăng? Thế mà lại bảo : Thương người khác thể thương ta… Hay là ta bảo hết thảy những đều nhơ bợn đê hèn kia, không phải của ta…
Muốn thương người… trước hết ta phải biết thương ta, làm làm sao cho cái người của ta đây đáng cho ta yêu… Vậy, bước đường đầu không thể khởi nơi sự thương người… mà chính phải khởi nơi sự thương mình… Thương mình, trước phải biết mình… Mà biết mình, không phải kẻ vô-tâm ám-muội là làm đặng. Chữ Biết phải đứng trước chữ Thương
II
Càng nghĩ sâu, ta càng thấy sự bồn chồn hiến than cho đời là nguy-hiểm… cho đời.
Ta có gì mà cho đời… Cho đời cái con người mù-lòa ngu-xuẩn của ta đây chăng? Không khéo lại đóng vai anh mù đi trong con đường tối… Đừng vô tình mà đam thuật cứu-nhân mà hại nhân…
Có vật ta cho là khổ, người lại cho đó là vui.
Có vật ta cho là sang, người lại cho là hèn.
Có vật ta cho là trọng, người lại cho đó là vinh.
Đam một việc mà ta cho là sướng buộc người phải cho là sướng là ngu
Cái sướng của kẻ ngu, người trí lấy làm bực mình. Cái sướng của người trí, kẻ ngu cũng lấy làm bực mình vậy.
Hiến than cho đời…
Ừ! Được. Nhưng phải cho cái than hèn này cho ai trước?
Bốn phương tám hướng… tiếng kêu gọi vang-vầy… Chỗ này bảo: cho đây! chỗ kia bảo: cho đây…
Cho đâu? Đâu đâu cũng là người… Tự tôi chưa biết sao là thật sướng… thì lấy gì mà chỉ chỗ sướng cho người… Tự tôi còn không rõ công-bình là gì, thì lấy gì mà bảo là công-bình cho kẻ khác… Tự mình ham muốn Công-Bình là hết công-bình, còn mong đam lại cho người cái Công-Bình gì nữa… Tôi dối mình gạt đời hay sao? Không thể!
Nói đến Công-Bình là hàm có cái nghĩa, lợi cho bên này mà cũng lợi cho bên kia… Muốn vừa lợi đây vừa lợi đó, là ngu… Làm sao nói đến lợi mà không có hại… làm sao nói đến vinh mà không co nhục, làm sao muốn có phải mà không quấy, làm sao muốn có nên mà không có hư… Nên hư, tốt xấu, sang hèn, lợi hại như bóng với hình…
“ Thiên hạ đều biết tốt mà cho là tốt, là mở đường cho xấu rồi; biết phải mà cho là phải là mở đường cho quấy rồi. Bởi cớ nên, có và không sanh nhau, khó và dễ thành nhau, dài và ngắn chiếu nhau, cao và thấp đối nhau, âm và thinh hòa nhau, trước và sau theo nhau.”
Cái lợi cho cá, nó không phải lợi choc him. Bao giờ cái luật “bất-bình-đẳng tự-nhiên” không còn nữa, thì sẽ nói lợi mà không có hại…
Biết vậy, thì cái lợi cho than này, vị tất có lợi cho than khác… Cho người cái lợi của than này và lại tin-tưởng đặng rằng người cũng sẽ thích như ta thích, là mê loạn vô ngần…
Nhưng, rồi nếu phải hiến, phải dâng… thì phải dâng hiến cho ai đây?
Các tay thủ-lảnh bảo: “Hiến cho ta đây!” Chỗ khác lại bảo: “Đừng có tin cậy nơi cá-nhân. Hãy hiến than ngươi cho một Lý-Tưởng hay một Chủ-Nghĩa còn hơn !” Lý-Tưởng và Chủ-Nghĩa thì lại vô-số mà lại mâu-thuẫn mãi với nhau, bởi một trăm đầu óc có một trăm tư-tưởng khác nhau, một trăm sự nhu-cầu hay quyền-lợi khác nhau, tất nhiên có một trăm lý-tưởng hay chủ-nghĩa khác nhau. Nào là Quốc-gia, nào là Xã-hội, nào là Đảng-phái chánh-trị hay tôn-giáo, ai ai cũng tặng mình là Thần-Thánh mà dèm-pha kẻ khác để nâng cao giá trị mình… Một hội con buôn… Ai ai cũng nói : “Ta đây là Chân Lý! Kẻ khác đều lầm lạc cả. Ngoài ta, không còn có con đường nào là con đường giải thoát”…
Đứng giữa những tiếng kêu gào khắp hưởng… giờ ta cứ trù-trì nơi ngả ba đường cái ấy mãi sao… Nghe ai? Ai phải? Ai quấy? Ta chỉ là một người chí ngu mới nghe theo lời của chúng. Ta chỉ là người chí si mới để ý đến cái trò-hề của chúng.
Khép chặt giác quan… Ta hãy tầm con đường của ta… ta hãy tầm ra cái người thật của ta…để ta sống cái sống đầy-đủ của ta.
Nhân danh một lý-tưởng nào mà người cấm ta không cho ta sống theo bản-tánh của ta.
Ta nhất định không mang đầu ai mà tư-tưởng, không mang quả tim ai mà cảm-động…
Nầy các anh, các anh là một bầy nịnh-hót, như một bầy bán phấn buôn hương, bởi các anh là kẻ đã bán cái người của các anh cho một thế-lực nào, một đảng-phái hay một tôn-giáo nào rồi… Không đâu ! Tại các anh không khéo mạo-nhận cái tiếng nói của Nhân-đạo, nên người ta mới thấy rõ chân-tướng các anh… Các anh bảo tôi phải ghét kẻ đồng loại của tôi, các anh buộc tôi phải ngăn trở sự tự-do của họ. Thấy người ta sang mà ghét, là tạ mình còn ham cái sang ấy. Thấy người sướng mà ghét, là tại mình còn ham cái sướng ấy. Đừng có thấy người ta nói ghét điều xấu mà cho là họ ưa điều phải… Mà cái chi là Phải? Mà cái chi là Quấy? Phải hơn cái Quấy, Quấy hơn cái Phải, Sướng hơn cái Khổ, thì Phải Quấy, Vinh Nhục, Sướng khổ mà làm gì. Ghét người không Công-Bình, chính mình đã bất công rồi đó, bởi cái mà mình cho là hại cho bên nầy, mình sao lại quên nó đã lợi cho bên kia. Bênh bên này mà phụ bên kia, cướp đây mà cho đó, sao lại có thiên-lệch như thế? Thôi đi! Các anh cứ đeo đuổi theo cuộc tranh đấu bất tận của các anh. Các anh cứ mà xây đầu óc, hòa máu mủ với tên bay đạn lạc, những tên lính đáng thương hại vì bị nhồi sọ mà nghe lời đường mật của các anh.
Không ! Tôi tự quyết lánh xa cuộc tàn-khốc ghê-ghớm mà các anh đã nhận chìm biết bao nhiêu kẻ thật-thà ngây-dại, ta quyết không chịu đam tấm than này mà hiến cho ai bất kỳ, một cách dễ-dàng cẩu thả đâu. Ta quyết không làm một vật dùng cho ai, không làm một khí giới cho ai. Các anh hứa hẹn sự giải thoát, nhưng rồi đến khi chúng tôi theo các anh, thì các anh buộc chúng tôi phải phục-tùng, nhắm mắt mà phục tùng…
Ta quyết không bao giờ để các anh giết ta một cách hèn hạ đâu. Ta quyết không mang cặp kiến màu của thành-kiến nào cả, ta quyết xem với cặp mắt ta, nghe với lỗ tai ta, suy với đầu óc ta, cảm với quả tim ta
III
Thèm muốn…
“ Muốn sống yên-vui, đừng bao giờ làm tôi tớ cho dục-vọng.”
Nhưng mà ta sống, không dục vọng có được chăng. Hẳn là không. Tình-dục là sự sống.
Vậy thì muốn sống theo cái sống của ta, cái sống đầy dục vọng, thì phải sống như thế nào?
Trước hết ta cần phải biết phân-biệt trong các dục-vọng, thứ nào nên giữ, thứ nào nên loại.
Sống, ta có nhiều thứ nhu-cầu… có nhiều thứ dục-tình.
Có một thứ nhu-cầu “tự-nhiên và cần-yếu” như sự đói, khát. Người trí không ngăn-cản mà lại làm cho thỏa-thích những nhu-cầu ấy. nhờ vậy ta có thể diệt được sự đau-đớn và điều kinh-động trong than thể : điều kiện thứ nhất của sự tráng-kiện, của sự hạnh-phúc đơn-sơ và đầu-tiên của con người. Nhưng mà những nhu-cầu ấy gì là khó-khăn, trái lại rất dễ mà thỏa-thích. Miếng cơm bát nước không phải là điều khó kiếm.
Cũng có một thứ nhu-cầu “tự-nhiên” nhưng “không cần-yếu” tức như sự thèm muốn thay đổi bữa ăn cho ngon miệng. Nếu không có chi ngăn-cản, người trí không hẹp gì mà không tự cho thỏa-thích lối nhu-cầu ấy. Nhưng nếu, vì nó mà ta phải nhọc nhằn lo bận, vì nó mà ta mất cả tự do, thì ta hẳn loại nó ra, nhất định không chịu bao giờ làm tôi mọi.
Ngoài hai lối nhu-cầu đã nói, còn có một thứ “không tự-nhiên mà cũng không cần-yếu”, tức như sự ham mê danh-vọng, bạc-tiền. Đối với lối ham muốn ấy, hẳn ta phải giết nó ngay nơi lòng… tận diệt nó, bởi nó là quân nghịch rất nguy-hiểm cho dời sống tư-do của mình. Sự thèm muốn của nó, không đáy , mà cũng không bờ. Phải để cho nó chết đói mất, vừa theo ý nó là nuôi dưỡng nó cho lớn thêm ra. Ai sa vào lưới nó, là những kẻ đáng thương hại nhất trong đời.
Sống ở đời, nếu ta biết phân biệt ba lẽ ấy, muốn cái đáng muốn, bỏ qua cái không đáng muốn… thì còn có gì mà phải khổ.
Chỉ vì lòng ta không sang, dục-vọng còn hỗn-độn như buổi sơ-khai, mà đời ta thành ra một chiếc thuyền không lái, đang ở mù-khơi giữa làn song bạc…
IV
Sự khuyết-điểm và trụy-lạc của cá nhân của hiện-đại phải chăng do nơi hai nguyên-nhân sau nầy.[/b]
Một là, cá-nhân hiện-đại không còn cá-tánh nữa. Con người ngày càng thấy mất lần cái bản tánh tự-nhiên của mình. Người ta bảo tại chế-độ, tại hoàn-cảnh làm cho con người không thể giữ bản-tánh đặng… Không, người ta hiểu lầm đấy. Bản tánh con người không có cái gì sửa đổi đặng cả. Hoàn cảnh có thể giúp cho nó phát-triển thêm lên cho mau lẹ hoặc ngăn trở con đường phát triển của nó, hoặc giết chết nó, nghĩa là chon vùi nó không cho nó xuất đầu lộ diện đặng… chớ không hề bao giờ sửa đổi, chỉ huy nó. Sức sống ngấm ngầm kia, bị dồn ép, cũng có ngày gặp cơ-hội là phát triển ngay ra. Kìa như hoa hường thì vẫn là hoa hường, nó bao giờ cũng không mất cái đặc-tánh nó. Hoàn cảnh có thể làm cho nó tốt đẹp hơn, hay xấu xa hơn, nhưng hường bao giờ cũng hường… Con người cũng một thế. Lấy một thí dụ vụng-về nầy mà nói thì dễ hiểu hơn. Chiếu theo khoa hình-thể học thì người có bốn hạng. Hạng cân-cốt mà bắt sống trong hoàn-cảnh của hạng nảo-cân, là hư-hỏng mất, nhưng hư-hỏng là không làm nên trò-trống gì, chớ không phải chết mất bản-tánh của họ.Hoàn-cảnh thuận cho hạng nảo-cân không thể bao giờ thuận cho hạng cân-cốt… Hoàn-cảnh không bao giờ bắt hạng “nảo-cân” thành hạng “cân-cốt”, cũng không thể bắt hạng “hô-hấp” thành hạng “tiêu hóa”.
Bắt hạng “nảo-cân” sống cái sống của hạng “cân-cốt” là một cái tội ác cũng như bắt hoa hường phải ăn phân theo hoa huệ vậy.
Sức sống thật của cá-nhân bị xã-hội đàn-áp, đến phải thu-hình mà ẩn-núp vào tận đáy lòng…
Vì thế mà cá-tánh con người bây giờ càng ngày càng lu-lờ bởi thiên về xã hội hơn về cá-nhân… Xã-hội đã nuốt mất cá-nhân, như xưa kia, bộ lạc đã nuốt mất cá-nhân…Ta phải có gan nhìn-nhận sự thật ấy. Ta suy-nghĩ, ta cảm-giác, ta hành-động toàn là mô-phỏng theo phần đông… Ta giống kẻ khác hơn là giống ta… Tùy theo hoàn-cảnh chung quanh ta, tùy theo địa-vị ta, tùy theo phe-đảng hay nghiệp-đoản ta… ta hòng là người của hoàn-cảnh. Cái bản-tánh ta cùng với bản-tánh một người chỉ do một khuôn-khổ mà đúc nên. Xã hội cung cấp cho ta đủ nọi điều nhu-yếu : từ bữa ăn, giấc ngủ, manh quần, tấm áo… thảy đều sẵn sẵn cả cho ta dùng. Hơn nữa, cái người tinh-thần ta cũng hằng ngày được xã-hội cung-cấp sẵn-sẵn những tư tưởng sẵn, những lý-tưởng sẵn như họ cung cấp cho ta những món ăn vật-chất. Mà lại còn được giá rẻ là khác… Cứ 5, 10 xu đưa ra là có sẵn các tờ báo-chí họ tư-tưởng thế cho rồi, họ nhồi sọ cho rồi… Ta có cần suy-nghĩ lọc-lừa chi cho nhọc… Ta có mướn người chuyên-môn suy-nghĩ phán-đoán thế cho, cũng như áo có người dệt sẵn, cứ mua mà dung… Ấy là mạt đời tinh-thần và cá-nhân, khởi đời vật chất và quần-đoàn.
Muốn bảo toàn lấy cá-tánh, trước hết, cần phải tự-giác…Tự-giác là nhân sự cảm-xúc ngoại-giới mà hiểu biết theo mình, chớ không chịu hiểu theo kẻ khác… Muốn tự-giác cần phải có can-đảm chống-chọi lại với sự lôi-cuống vô-tâm theo quần-chúng, theo trào-lưu, theo thời-thượng… Những kẻ có nhân-cách cao siêu về cá-nhân thường là kẻ không chịu để cho thời-lưu lôi-cuống một cách vô-tâm như một con vật hoàn-toàn bị ngoại-giới sai-sứ… như một đoàn trừu kêu vì nghe tiếng kêu của các con dẫn đạo…
Ta cần phải tịnh-suy…
Muốn tịnh-suy thì làm thế nào mà tịnh-suy cho đặng. Cuộc sống còn của hiện-đại như ngọn sóng bủa, dồn-dập lớp trước đến lớp sau không bao giờ ngớt… Bây giờ phải ở đâu, để mà tịnh-suy? Ở đâu là nơi thanh-tịnh để tịnh-suy? Buổi nào là giờ nhàn-rỗi để tịnh-suy, để đi sâu vào cái đời sống thật của ta? Không lẽ ta đi tịnh-suy nơi chốn cộng-đường, ở nơi hội-quán, ở giữa thư-viện hay ở ngoài sân “xẹt”? Đời sống của người “văn minh” buổi nầy, nếu không ở nơi các chỗ nói trên, thì là ở đâu? Đàn ông cũng vậy mà đàn bà cũng vậy.
Đàn bà thì có những chỗ “giết thời giờ” riêng của họ. Người ta hay nói đến cuộc đời sống hối-hả, rộn-rực và nông-nỗi cảu thời-đại nầy, nó chính là nguyên-nhân của sự sa-súc về tinh-thần, kém cỏi về trí-huệ…
Cá-nhân của hiện-đại đã mất cả bản tánh của cá-nhân… Xã-hội đã nuốt mất cá-nhân. Người ta bây giờ phần đông chỉ là ống truyền-thanh của một lý-thuyết nào, của một đảng-phái nào, của một tôn-giáo nào, của một nghiệp-đoàn nào… Ấy là thế-kỷ của quần-đoàn… Cá-nhân chỉ còn là bộ máy vô-hồn, quay cuồng theo hoàn-cảnh…
[/SIZE]
http://media.store123doc.com:8080/images/document/2016_03/16/medium_jia1458118989.jpg
http://www.mediafire.com/file/4ulh5ef2lpy5lsw/Thanh_d%25E1%25BA%25A1_v%25C4%2583n_chung.pdf/file
Thanh Dạ Văn Chung
Tác giả Nguyễn Duy Cần
Xuất bản năm 1939
Tựa
Cái khoản đời chật vật về những nỗi ăn, mặc đã qua…
Đây là tới cái khoản “ đêm thâm canh vắng”, khoản thế sự phồn-hoa “khôn sống bống chết” đã bặt hơi im tiếng… ta bỗng nghe cái tiềng “ thanh-ngân” u minh mà lãnh-lót, làm rung-động cả cái thời-gian âm-thầm lặng-lẽ… Ta bấy giờ, tâm thần trí não bị kích-động một cách rất mạnh-bạo, bất giác lại phải ngậm-ngùi thổn thức… Ta mới nhận-chân đặng cái “Có của một lẽ vô cùng” ẩn núp trong đáy lòng… nó không còn giống những cảm-giác hẹp-hòi thấp-thối của ta lúc sống trong cảnh ban ngày. “ Thanh Dạ Văn Chung”, ai là người có trải qua cái tâm cảm ấy, mới rõ cái thần lực uyển chuyển của nó là thế nào!
“Sự làm ăn, để nuôi sống xác-thịt, mưu-đồ sự an-thân về phần vật chất, cùng phải biết cho nó có ngàn: và làm người, cũng phải có lúc thư-thái, cũng phải có chỗ thảnh thơi mà di-dưởng lánh-tình, để hưởng cái thú thanh cao siêu-việt của tinh-thần…
Sự công lợi chẳng qua là một phần phụ-thuộc trong nhân-sự ở đời, không nên để cho nó vượt qua cái địa vị của nó. Nó không đặng có quyền làm mất cái “Thi-Vị” của cuộc đời, làm cho nhụt cái cảm-giác về Lý-Tưởng của ta, - đem những cái sự nghiệp thô-bỉ mà phô-trương là sự tiêu-biểu của sự phú-cường – Trong cái vòng khuôn hoạt-động của ta mà ta phải chịu để cho sự “phá-hoại-vô-cùng” với sự “chế-lao vô cùng” nó mượn những tên to tát để xâm-lấn hết cả, thì ta cũng hèn thật. Cái đó nó làm cho tắt cả lương tâm ta đi nữa… đến không biết tu-sĩ là gì nữa, đến không còn biết lòng ham-muốn Tự-Do là gì nữa”.
“Thanh-Dạ Văn-Chung” là tiếng nói trong thâm-tâm cảu một người cố vượt thoát ra khỏi cái làn không-khí nặng-nề của các quần đoàn, của các học-phái, tôn giáo, luân-lý để tìm cái lẽ thật của sự dời một cách không thiên-lệch.
Tuy nhiên, nó không phải là quy-tắc nhứt định của tư-tưởng, trái lại tác-giả nó xin các độc-giả “hãy biết cho nó chẳng qua là một cử-chỉ trong ngàn muôn cử-chỉ ở đời”.
I
Thương người khác thể thương ta…
…Vâng!
Thế nhưng khó làm sao… Quả ta thương ta thật chăng? Quả hết thảy cái người của ta đây đều đáng yêu tất cả hay chăng? Quả không hề có một khi nào ta tự-khi ta, ta đuổi xua, ta đàn áp những sự mơ-tưởng, lăng quằng của ta sao? Trong những khoản đêm tham canh vắng, khi lòng ta đột khởi những cảm-giác điên-rồ, hèn-hạ mà chính ta vừa thấy dạng nó, đã hổ-thẹn, vội xua đuổi ngay như ta lánh kẻ cùi phung lở lói, quả không hề có những lúc ấy hay sao? Ta quả thương ta chăng? Cái người của ta đâyquả đáng yêu đáng quý lắm chăng? Thế mà lại bảo : Thương người khác thể thương ta… Hay là ta bảo hết thảy những đều nhơ bợn đê hèn kia, không phải của ta…
Muốn thương người… trước hết ta phải biết thương ta, làm làm sao cho cái người của ta đây đáng cho ta yêu… Vậy, bước đường đầu không thể khởi nơi sự thương người… mà chính phải khởi nơi sự thương mình… Thương mình, trước phải biết mình… Mà biết mình, không phải kẻ vô-tâm ám-muội là làm đặng. Chữ Biết phải đứng trước chữ Thương
II
Càng nghĩ sâu, ta càng thấy sự bồn chồn hiến than cho đời là nguy-hiểm… cho đời.
Ta có gì mà cho đời… Cho đời cái con người mù-lòa ngu-xuẩn của ta đây chăng? Không khéo lại đóng vai anh mù đi trong con đường tối… Đừng vô tình mà đam thuật cứu-nhân mà hại nhân…
Có vật ta cho là khổ, người lại cho đó là vui.
Có vật ta cho là sang, người lại cho là hèn.
Có vật ta cho là trọng, người lại cho đó là vinh.
Đam một việc mà ta cho là sướng buộc người phải cho là sướng là ngu
Cái sướng của kẻ ngu, người trí lấy làm bực mình. Cái sướng của người trí, kẻ ngu cũng lấy làm bực mình vậy.
Hiến than cho đời…
Ừ! Được. Nhưng phải cho cái than hèn này cho ai trước?
Bốn phương tám hướng… tiếng kêu gọi vang-vầy… Chỗ này bảo: cho đây! chỗ kia bảo: cho đây…
Cho đâu? Đâu đâu cũng là người… Tự tôi chưa biết sao là thật sướng… thì lấy gì mà chỉ chỗ sướng cho người… Tự tôi còn không rõ công-bình là gì, thì lấy gì mà bảo là công-bình cho kẻ khác… Tự mình ham muốn Công-Bình là hết công-bình, còn mong đam lại cho người cái Công-Bình gì nữa… Tôi dối mình gạt đời hay sao? Không thể!
Nói đến Công-Bình là hàm có cái nghĩa, lợi cho bên này mà cũng lợi cho bên kia… Muốn vừa lợi đây vừa lợi đó, là ngu… Làm sao nói đến lợi mà không có hại… làm sao nói đến vinh mà không co nhục, làm sao muốn có phải mà không quấy, làm sao muốn có nên mà không có hư… Nên hư, tốt xấu, sang hèn, lợi hại như bóng với hình…
“ Thiên hạ đều biết tốt mà cho là tốt, là mở đường cho xấu rồi; biết phải mà cho là phải là mở đường cho quấy rồi. Bởi cớ nên, có và không sanh nhau, khó và dễ thành nhau, dài và ngắn chiếu nhau, cao và thấp đối nhau, âm và thinh hòa nhau, trước và sau theo nhau.”
Cái lợi cho cá, nó không phải lợi choc him. Bao giờ cái luật “bất-bình-đẳng tự-nhiên” không còn nữa, thì sẽ nói lợi mà không có hại…
Biết vậy, thì cái lợi cho than này, vị tất có lợi cho than khác… Cho người cái lợi của than này và lại tin-tưởng đặng rằng người cũng sẽ thích như ta thích, là mê loạn vô ngần…
Nhưng, rồi nếu phải hiến, phải dâng… thì phải dâng hiến cho ai đây?
Các tay thủ-lảnh bảo: “Hiến cho ta đây!” Chỗ khác lại bảo: “Đừng có tin cậy nơi cá-nhân. Hãy hiến than ngươi cho một Lý-Tưởng hay một Chủ-Nghĩa còn hơn !” Lý-Tưởng và Chủ-Nghĩa thì lại vô-số mà lại mâu-thuẫn mãi với nhau, bởi một trăm đầu óc có một trăm tư-tưởng khác nhau, một trăm sự nhu-cầu hay quyền-lợi khác nhau, tất nhiên có một trăm lý-tưởng hay chủ-nghĩa khác nhau. Nào là Quốc-gia, nào là Xã-hội, nào là Đảng-phái chánh-trị hay tôn-giáo, ai ai cũng tặng mình là Thần-Thánh mà dèm-pha kẻ khác để nâng cao giá trị mình… Một hội con buôn… Ai ai cũng nói : “Ta đây là Chân Lý! Kẻ khác đều lầm lạc cả. Ngoài ta, không còn có con đường nào là con đường giải thoát”…
Đứng giữa những tiếng kêu gào khắp hưởng… giờ ta cứ trù-trì nơi ngả ba đường cái ấy mãi sao… Nghe ai? Ai phải? Ai quấy? Ta chỉ là một người chí ngu mới nghe theo lời của chúng. Ta chỉ là người chí si mới để ý đến cái trò-hề của chúng.
Khép chặt giác quan… Ta hãy tầm con đường của ta… ta hãy tầm ra cái người thật của ta…để ta sống cái sống đầy-đủ của ta.
Nhân danh một lý-tưởng nào mà người cấm ta không cho ta sống theo bản-tánh của ta.
Ta nhất định không mang đầu ai mà tư-tưởng, không mang quả tim ai mà cảm-động…
Nầy các anh, các anh là một bầy nịnh-hót, như một bầy bán phấn buôn hương, bởi các anh là kẻ đã bán cái người của các anh cho một thế-lực nào, một đảng-phái hay một tôn-giáo nào rồi… Không đâu ! Tại các anh không khéo mạo-nhận cái tiếng nói của Nhân-đạo, nên người ta mới thấy rõ chân-tướng các anh… Các anh bảo tôi phải ghét kẻ đồng loại của tôi, các anh buộc tôi phải ngăn trở sự tự-do của họ. Thấy người ta sang mà ghét, là tạ mình còn ham cái sang ấy. Thấy người sướng mà ghét, là tại mình còn ham cái sướng ấy. Đừng có thấy người ta nói ghét điều xấu mà cho là họ ưa điều phải… Mà cái chi là Phải? Mà cái chi là Quấy? Phải hơn cái Quấy, Quấy hơn cái Phải, Sướng hơn cái Khổ, thì Phải Quấy, Vinh Nhục, Sướng khổ mà làm gì. Ghét người không Công-Bình, chính mình đã bất công rồi đó, bởi cái mà mình cho là hại cho bên nầy, mình sao lại quên nó đã lợi cho bên kia. Bênh bên này mà phụ bên kia, cướp đây mà cho đó, sao lại có thiên-lệch như thế? Thôi đi! Các anh cứ đeo đuổi theo cuộc tranh đấu bất tận của các anh. Các anh cứ mà xây đầu óc, hòa máu mủ với tên bay đạn lạc, những tên lính đáng thương hại vì bị nhồi sọ mà nghe lời đường mật của các anh.
Không ! Tôi tự quyết lánh xa cuộc tàn-khốc ghê-ghớm mà các anh đã nhận chìm biết bao nhiêu kẻ thật-thà ngây-dại, ta quyết không chịu đam tấm than này mà hiến cho ai bất kỳ, một cách dễ-dàng cẩu thả đâu. Ta quyết không làm một vật dùng cho ai, không làm một khí giới cho ai. Các anh hứa hẹn sự giải thoát, nhưng rồi đến khi chúng tôi theo các anh, thì các anh buộc chúng tôi phải phục-tùng, nhắm mắt mà phục tùng…
Ta quyết không bao giờ để các anh giết ta một cách hèn hạ đâu. Ta quyết không mang cặp kiến màu của thành-kiến nào cả, ta quyết xem với cặp mắt ta, nghe với lỗ tai ta, suy với đầu óc ta, cảm với quả tim ta
III
Thèm muốn…
“ Muốn sống yên-vui, đừng bao giờ làm tôi tớ cho dục-vọng.”
Nhưng mà ta sống, không dục vọng có được chăng. Hẳn là không. Tình-dục là sự sống.
Vậy thì muốn sống theo cái sống của ta, cái sống đầy dục vọng, thì phải sống như thế nào?
Trước hết ta cần phải biết phân-biệt trong các dục-vọng, thứ nào nên giữ, thứ nào nên loại.
Sống, ta có nhiều thứ nhu-cầu… có nhiều thứ dục-tình.
Có một thứ nhu-cầu “tự-nhiên và cần-yếu” như sự đói, khát. Người trí không ngăn-cản mà lại làm cho thỏa-thích những nhu-cầu ấy. nhờ vậy ta có thể diệt được sự đau-đớn và điều kinh-động trong than thể : điều kiện thứ nhất của sự tráng-kiện, của sự hạnh-phúc đơn-sơ và đầu-tiên của con người. Nhưng mà những nhu-cầu ấy gì là khó-khăn, trái lại rất dễ mà thỏa-thích. Miếng cơm bát nước không phải là điều khó kiếm.
Cũng có một thứ nhu-cầu “tự-nhiên” nhưng “không cần-yếu” tức như sự thèm muốn thay đổi bữa ăn cho ngon miệng. Nếu không có chi ngăn-cản, người trí không hẹp gì mà không tự cho thỏa-thích lối nhu-cầu ấy. Nhưng nếu, vì nó mà ta phải nhọc nhằn lo bận, vì nó mà ta mất cả tự do, thì ta hẳn loại nó ra, nhất định không chịu bao giờ làm tôi mọi.
Ngoài hai lối nhu-cầu đã nói, còn có một thứ “không tự-nhiên mà cũng không cần-yếu”, tức như sự ham mê danh-vọng, bạc-tiền. Đối với lối ham muốn ấy, hẳn ta phải giết nó ngay nơi lòng… tận diệt nó, bởi nó là quân nghịch rất nguy-hiểm cho dời sống tư-do của mình. Sự thèm muốn của nó, không đáy , mà cũng không bờ. Phải để cho nó chết đói mất, vừa theo ý nó là nuôi dưỡng nó cho lớn thêm ra. Ai sa vào lưới nó, là những kẻ đáng thương hại nhất trong đời.
Sống ở đời, nếu ta biết phân biệt ba lẽ ấy, muốn cái đáng muốn, bỏ qua cái không đáng muốn… thì còn có gì mà phải khổ.
Chỉ vì lòng ta không sang, dục-vọng còn hỗn-độn như buổi sơ-khai, mà đời ta thành ra một chiếc thuyền không lái, đang ở mù-khơi giữa làn song bạc…
IV
Sự khuyết-điểm và trụy-lạc của cá nhân của hiện-đại phải chăng do nơi hai nguyên-nhân sau nầy.[/b]
Một là, cá-nhân hiện-đại không còn cá-tánh nữa. Con người ngày càng thấy mất lần cái bản tánh tự-nhiên của mình. Người ta bảo tại chế-độ, tại hoàn-cảnh làm cho con người không thể giữ bản-tánh đặng… Không, người ta hiểu lầm đấy. Bản tánh con người không có cái gì sửa đổi đặng cả. Hoàn cảnh có thể giúp cho nó phát-triển thêm lên cho mau lẹ hoặc ngăn trở con đường phát triển của nó, hoặc giết chết nó, nghĩa là chon vùi nó không cho nó xuất đầu lộ diện đặng… chớ không hề bao giờ sửa đổi, chỉ huy nó. Sức sống ngấm ngầm kia, bị dồn ép, cũng có ngày gặp cơ-hội là phát triển ngay ra. Kìa như hoa hường thì vẫn là hoa hường, nó bao giờ cũng không mất cái đặc-tánh nó. Hoàn cảnh có thể làm cho nó tốt đẹp hơn, hay xấu xa hơn, nhưng hường bao giờ cũng hường… Con người cũng một thế. Lấy một thí dụ vụng-về nầy mà nói thì dễ hiểu hơn. Chiếu theo khoa hình-thể học thì người có bốn hạng. Hạng cân-cốt mà bắt sống trong hoàn-cảnh của hạng nảo-cân, là hư-hỏng mất, nhưng hư-hỏng là không làm nên trò-trống gì, chớ không phải chết mất bản-tánh của họ.Hoàn-cảnh thuận cho hạng nảo-cân không thể bao giờ thuận cho hạng cân-cốt… Hoàn-cảnh không bao giờ bắt hạng “nảo-cân” thành hạng “cân-cốt”, cũng không thể bắt hạng “hô-hấp” thành hạng “tiêu hóa”.
Bắt hạng “nảo-cân” sống cái sống của hạng “cân-cốt” là một cái tội ác cũng như bắt hoa hường phải ăn phân theo hoa huệ vậy.
Sức sống thật của cá-nhân bị xã-hội đàn-áp, đến phải thu-hình mà ẩn-núp vào tận đáy lòng…
Vì thế mà cá-tánh con người bây giờ càng ngày càng lu-lờ bởi thiên về xã hội hơn về cá-nhân… Xã-hội đã nuốt mất cá-nhân, như xưa kia, bộ lạc đã nuốt mất cá-nhân…Ta phải có gan nhìn-nhận sự thật ấy. Ta suy-nghĩ, ta cảm-giác, ta hành-động toàn là mô-phỏng theo phần đông… Ta giống kẻ khác hơn là giống ta… Tùy theo hoàn-cảnh chung quanh ta, tùy theo địa-vị ta, tùy theo phe-đảng hay nghiệp-đoản ta… ta hòng là người của hoàn-cảnh. Cái bản-tánh ta cùng với bản-tánh một người chỉ do một khuôn-khổ mà đúc nên. Xã hội cung cấp cho ta đủ nọi điều nhu-yếu : từ bữa ăn, giấc ngủ, manh quần, tấm áo… thảy đều sẵn sẵn cả cho ta dùng. Hơn nữa, cái người tinh-thần ta cũng hằng ngày được xã-hội cung-cấp sẵn-sẵn những tư tưởng sẵn, những lý-tưởng sẵn như họ cung cấp cho ta những món ăn vật-chất. Mà lại còn được giá rẻ là khác… Cứ 5, 10 xu đưa ra là có sẵn các tờ báo-chí họ tư-tưởng thế cho rồi, họ nhồi sọ cho rồi… Ta có cần suy-nghĩ lọc-lừa chi cho nhọc… Ta có mướn người chuyên-môn suy-nghĩ phán-đoán thế cho, cũng như áo có người dệt sẵn, cứ mua mà dung… Ấy là mạt đời tinh-thần và cá-nhân, khởi đời vật chất và quần-đoàn.
Muốn bảo toàn lấy cá-tánh, trước hết, cần phải tự-giác…Tự-giác là nhân sự cảm-xúc ngoại-giới mà hiểu biết theo mình, chớ không chịu hiểu theo kẻ khác… Muốn tự-giác cần phải có can-đảm chống-chọi lại với sự lôi-cuống vô-tâm theo quần-chúng, theo trào-lưu, theo thời-thượng… Những kẻ có nhân-cách cao siêu về cá-nhân thường là kẻ không chịu để cho thời-lưu lôi-cuống một cách vô-tâm như một con vật hoàn-toàn bị ngoại-giới sai-sứ… như một đoàn trừu kêu vì nghe tiếng kêu của các con dẫn đạo…
Ta cần phải tịnh-suy…
Muốn tịnh-suy thì làm thế nào mà tịnh-suy cho đặng. Cuộc sống còn của hiện-đại như ngọn sóng bủa, dồn-dập lớp trước đến lớp sau không bao giờ ngớt… Bây giờ phải ở đâu, để mà tịnh-suy? Ở đâu là nơi thanh-tịnh để tịnh-suy? Buổi nào là giờ nhàn-rỗi để tịnh-suy, để đi sâu vào cái đời sống thật của ta? Không lẽ ta đi tịnh-suy nơi chốn cộng-đường, ở nơi hội-quán, ở giữa thư-viện hay ở ngoài sân “xẹt”? Đời sống của người “văn minh” buổi nầy, nếu không ở nơi các chỗ nói trên, thì là ở đâu? Đàn ông cũng vậy mà đàn bà cũng vậy.
Đàn bà thì có những chỗ “giết thời giờ” riêng của họ. Người ta hay nói đến cuộc đời sống hối-hả, rộn-rực và nông-nỗi cảu thời-đại nầy, nó chính là nguyên-nhân của sự sa-súc về tinh-thần, kém cỏi về trí-huệ…
Cá-nhân của hiện-đại đã mất cả bản tánh của cá-nhân… Xã-hội đã nuốt mất cá-nhân. Người ta bây giờ phần đông chỉ là ống truyền-thanh của một lý-thuyết nào, của một đảng-phái nào, của một tôn-giáo nào, của một nghiệp-đoàn nào… Ấy là thế-kỷ của quần-đoàn… Cá-nhân chỉ còn là bộ máy vô-hồn, quay cuồng theo hoàn-cảnh…
[/SIZE]