khieman
03-21-2016, 07:33 PM
.
Thẩm quyền ngăn trở sự học hỏi
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRdI2sauoYAGUdw-Dd2DKATVHMhhxQLrT70UoW4gTAhNo_wRB1zKg (https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRdI2sauoYAGUdw-Dd2DKATVHMhhxQLrT70UoW4gTAhNo_wRB1zKg)
Thông thường, chúng ta tìm hiểu, học hỏi qua sự nghiên cứu, qua sách báo, qua kinh nghiệm hoặc là được người khác dạy bảo. Đó là những lối mòn từ bao nhiêu đời nay, chúng ta đã dùng để thâu thập kiến thức.
Chúng ta giao cho ký ức những dữ kiện về những điều gì nên làm, điều gì không được làm, điều gì nên nghĩ, điều gì không được nghĩ tới, nên cảm nhận mọi việc như thế nào và nên phản ứng trước mọi sự ra sao. Qua kinh nghiệm, qua nghiên cứu, qua phân tích, qua phát hiện, qua quan sát nội tâm, chúng ta chất chứa sự hiểu biết thành ra ký ức, và rồi thì chính cái ký ức ấy sẽ đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu thêm, học hỏi thêm, thêm nữa...
Những điều hiểu biết sẽ được gắn vào trí não như là kho tàng tri thức, và cái kho tri thức đó sẽ thực hiện chức năng của nó khi tới thời cơ, khi chúng ta gặp chuyện phải dùng đến nó.
Giờ đây, tôi nghĩ rằng chúng ta có cách học hỏi theo lối khác, tôi sẽ xin nói qua về điều này. Nhưng, để hiểu được, và để có thể tìm tòi, học hỏi theo lối khác này, chúng ta phải hoàn toàn quên đi cái khái niệm về thẩm quyền, nếu không, chúng ta cũng sẽ lại chỉ là những con người bị chỉ bảo, và rồi chúng ta cũng sẽ chỉ nhắc lại, làm lại những điều chúng ta đã được nghe, được dạy mà thôi. Đó là lý do tại sao sự tìm hiểu bản chất của thẩm quyền lại vô cùng quan trọng.
Thẩm quyền cản trở sự học hỏi, học hỏi không phải là tích lũy những điều hiểu biết như là một kho tàng ký ức. Ký ức luôn luôn đáp ứng theo những khuôn khổ, những mẫu mực đã có sẵn, không có tự do. Một người mà trong tâm não chất đầy nhóc những kiến thức, những điều chỉ dẫn, bị cái gánh nặng của những điều hắn đã biết, đã học được đè trĩu xuống thì sẽ không bao giờ còn có tự do được nữa.
Hắn có thể là một nhà thông thái ngoại hạng, nhưng những kiến thức mà hắn đã tích lũy cản trở hắn, không cho hắn được tự do, phóng khoáng trước những điều gì khác với kho tàng kiến thức mà hắn đã có, và vì thế, hắn mất luôn cái khả năng học hỏi thêm những điều mới lạ.
J. Krishnamurti - The Book of Life
Người dịch: Danny Việt (ĐPK)
Thẩm quyền ngăn trở sự học hỏi
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRdI2sauoYAGUdw-Dd2DKATVHMhhxQLrT70UoW4gTAhNo_wRB1zKg (https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRdI2sauoYAGUdw-Dd2DKATVHMhhxQLrT70UoW4gTAhNo_wRB1zKg)
Thông thường, chúng ta tìm hiểu, học hỏi qua sự nghiên cứu, qua sách báo, qua kinh nghiệm hoặc là được người khác dạy bảo. Đó là những lối mòn từ bao nhiêu đời nay, chúng ta đã dùng để thâu thập kiến thức.
Chúng ta giao cho ký ức những dữ kiện về những điều gì nên làm, điều gì không được làm, điều gì nên nghĩ, điều gì không được nghĩ tới, nên cảm nhận mọi việc như thế nào và nên phản ứng trước mọi sự ra sao. Qua kinh nghiệm, qua nghiên cứu, qua phân tích, qua phát hiện, qua quan sát nội tâm, chúng ta chất chứa sự hiểu biết thành ra ký ức, và rồi thì chính cái ký ức ấy sẽ đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu thêm, học hỏi thêm, thêm nữa...
Những điều hiểu biết sẽ được gắn vào trí não như là kho tàng tri thức, và cái kho tri thức đó sẽ thực hiện chức năng của nó khi tới thời cơ, khi chúng ta gặp chuyện phải dùng đến nó.
Giờ đây, tôi nghĩ rằng chúng ta có cách học hỏi theo lối khác, tôi sẽ xin nói qua về điều này. Nhưng, để hiểu được, và để có thể tìm tòi, học hỏi theo lối khác này, chúng ta phải hoàn toàn quên đi cái khái niệm về thẩm quyền, nếu không, chúng ta cũng sẽ lại chỉ là những con người bị chỉ bảo, và rồi chúng ta cũng sẽ chỉ nhắc lại, làm lại những điều chúng ta đã được nghe, được dạy mà thôi. Đó là lý do tại sao sự tìm hiểu bản chất của thẩm quyền lại vô cùng quan trọng.
Thẩm quyền cản trở sự học hỏi, học hỏi không phải là tích lũy những điều hiểu biết như là một kho tàng ký ức. Ký ức luôn luôn đáp ứng theo những khuôn khổ, những mẫu mực đã có sẵn, không có tự do. Một người mà trong tâm não chất đầy nhóc những kiến thức, những điều chỉ dẫn, bị cái gánh nặng của những điều hắn đã biết, đã học được đè trĩu xuống thì sẽ không bao giờ còn có tự do được nữa.
Hắn có thể là một nhà thông thái ngoại hạng, nhưng những kiến thức mà hắn đã tích lũy cản trở hắn, không cho hắn được tự do, phóng khoáng trước những điều gì khác với kho tàng kiến thức mà hắn đã có, và vì thế, hắn mất luôn cái khả năng học hỏi thêm những điều mới lạ.
J. Krishnamurti - The Book of Life
Người dịch: Danny Việt (ĐPK)