PDA

View Full Version : Học Tiếng Anh



giahamdzui
11-16-2014, 03:55 AM
Học Tiếng Anh


http://maxreading.com/data/books_images/f/b/fbdf5190ae621392fef4cfe3f130c08d.jpg (http://maxreading.com/data/books_images/f/b/fbdf5190ae621392fef4cfe3f130c08d.jpg)




Sky trời, Earth đất, Cloud mây
Rain mưa, Wind gió, Day ngày, Night đêm
High cao, Hard cứng... Soft mềm
Reduce giảm bớt, Add thêm, Hi Chào

Long dài, Short ngắn, Tall cao
Here đây, There đó, Which nào, Where đâu
Sentence có nghĩa là câu
Lesson bài học, Rainbow cầu vồng

Husband là đấng ông chồng
Dad cha, Mom mẹ, Please Don't xin đừng
My Darling hỡi em cưng
Merry vui thích , cái sừng là Horn

Tear là xé, Rách là Torn
To Sing là hát, A Song một bài
Nói sai sự thật To Lie
Go đi, Come đến, một vài là Some

Đứng Stand, Look ngó, Lie nằm
Five năm, Four bốn, Hold cầm, Shout Kêu
Lip môi, hôn Kiss, Love yêu
Charming duyên dáng, diễm kiều Graceful

Sunshine trời nắng, trăng Moon
World là thế giới, sớm Soon, Lake Hồ
A Map là một bản đồ
Dao Knife, Spoon muỗng, khổng lồ là Giant

Gay vui, Die chết, Near gần
Sorry xin lỗi, Dull Đần, Wise khôn
Bury có nghĩa là chôn
Our Souls có nghĩa linh hồn chúng ta

Xe hơi du lịch là Car
Sir ngài, Lord Chúa, thưa bà Madam
Thousand có nghĩa là ngàn
Week là tuần lễ, Year Năm, Hour Giờ

Wait There đứng đó đợi chờ
Nightmare ác mộng, Dream mơ, Pray Cầu (nguyện)
Trừ xa Except, Deep sâu
Daughter con gái, Bridge cầu, Pond ao

Enter là hãy đi vào
Correct là đúng, Fall nhào, Wrong sai
Shoulder là cái bả vai
Last Time lần trước, ngày mai Tomorrow

khieman
04-29-2017, 02:16 PM
.

Phụ huynh sốc vì con bị 'Tây hóa'

Mỗi lần đi học về, bé Linh lại vẫy tay reo từ cổng "Hello mẹ", "Hello bà". Cô bé có thể nói, viết tiếng Anh thông thạo, nhưng viết chữ Việt lại bập bõm.
Chị Lê Châu, mẹ của bé Linh cho biết, từ nhỏ đã cho con đi học tại trường mầm non quốc tế. Từ lớp mẫu giáo, bé đã tiếp xúc với chương trình dạy tiếng Anh, nên khi nhập học lớp 1, ngoại ngữ của Linh đã khá tốt. Chị Châu giải thích, cho con học như vậy vì muốn lớn lên, cháu có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ.



http://static.ioe.goplay.vn/ioenews/VTCEdu/image/e-tap-chi/uploads/20106/4c448be3-6de8-4148-9108-b5e9d5a3bb34_lop1[1].jpg


Ở lớp 1, bé Linh tiếp tục theo học ở trường quốc tế. Hằng ngày, bé được tiếp xúc với nhiều giáo viên và bạn học nước ngoài, chủ yếu sử dụng tiếng Anh. Về nhà, gia đình lại khuyến khích bé rèn luyện thêm ngôn ngữ này. Kết quả là, hiện tại, việc đọc và viết đúng tiếng Việt đối với bé Linh còn khó hơn cả tiếng Anh.
Chị Châu lo lắng: "Đáng lẽ tôi phải cho cháu học song song cả tiếng Việt và tiếng Anh thì chắc không đến nỗi nào. Bây giờ, gia đình phải cho cháu học tăng cường tiếng Việt để không bị mất gốc".
Tương tự là trường hợp của gia đình chị Thu Trúc ở Bình Thạnh, TP HCM. Vì muốn con được tiếp xúc phương pháp học năng động, thoải mái của nước ngoài, cũng như tiếp cận văn hóa các nước, chị cho con gái học trường quốc tế từ lớp 1. Ban đầu, chị Trúc thấy tự hào vì con có suy nghĩ độc lập, sống tự giác và dạn dĩ trong cuộc sống. Tuy nhiên, càng lớn cô bé càng có biểu hiện "quá sòng phẳng" trong quan hệ bạn bè, họ hàng, thậm chí không nghe lời cha mẹ và thường xuyên tranh luận để bảo vệ ý muốn của mình.
"Có thể, cháu bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lối sống tự do thể hiện bản thân của văn hóa ngoại nên trước bất cứ chuyện gì, cháu cũng đòi hỏi sự bình đẳng và câu trả lời xác đáng từ người lớn. Nhiều lúc, tôi thấy sợ khi thấy con gái biểu hiện cứ như một người trưởng thành, ngang vai vế với cha mẹ", chị Trúc cho biết.
Người mẹ trẻ cũng lo sợ, con gái đang học lớp 4 của mình khi lớn lên sẽ quên đi những giá trị truyền thống của dân tộc cũng như nề nếp sinh hoạt của gia đình. Chị Trúc cho biết thêm, đích thân chị phải đi tìm mua rất nhiều quyển truyện và đĩa nhạc thiếu nhi tiếng Việt để con không quên ngôn ngữ chính của mình.
"Tôi cũng phải theo dõi sát sao những thay đổi trong tâm lý của cháu để uốn nắn. Có điều kiện cho con đi học ở trường quốc tế là rất tốt vì các cháu được tự do phát triển khả năng bản thân. Nhưng không thể phó mặc cho nhà trường mà con cái vẫn rất cần sự giáo dục, góp ý từ gia đình", chị Trúc nói.
Hiện nay, phần lớn các gia đình có điều kiện đều muốn cho con học các trường quốc tế ngay từ khi còn nhỏ để trẻ tiếp cận với phương pháp học mới, phát huy tính sáng tạo và sử dụng tốt ngoại ngữ. Tuy nhiên, một vấn đề đang khiến nhiều phụ huynh và các nhà sư phạm lo lắng là khả năng nói tiếng Việt và cách ứng xử theo văn hóa truyền thống của trẻ nhỏ đang bị thiếu hụt.
Hiện TP HCM có 36 trường mầm non quốc tế và phần lớn đều không dạy chương trình bằng tiếng Việt. Nhiều trường gộp học sinh nước ngoài và Việt Nam học chung và ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh. Thậm chí, có những trường, khi phụ huynh Việt Nam yêu cầu mới cho học sinh học thêm tiếng mẹ đẻ.
Trao đổi với VnExpress.net, Trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD&ĐT TP HCM Nguyễn Thị Kim Thanh cho hay, hiện nay Bộ GD&ĐT chưa cho phép các trường quốc tế hoạt động tại Việt Nam nhận học sinh Việt Nam hệ mầm non, nên chưa có quy định cụ thể về việc phải dạy trẻ mầm non theo chương trình tiếng Việt.
"Chưa có nghiên cứu nào nói rằng, các em học song ngữ là không tốt. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh muốn con phát triển tốt khả năng ngoại ngữ để sau này có thể hội nhập quốc tế, thì nên đầu tư cho con em học tốt ngôn ngữ mẹ đẻ ngay từ đầu. Có như vậy, các em mới thấy yêu quý hơn đất nước và ngôn ngữ Việt", bà Thanh nhấn mạnh.
Trong một buổi hội thảo về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường quốc tế tại TP HCM, diễn giả Trịnh Xuân Khanh cho rằng, vấn đề văn hóa của người bản xứ sẽ không được áp dụng ở các trường học quốc tế mà đối tượng học sinh vừa là người nước ngoài, vừa là bản xứ.
"Sẽ không có chuyện chọn định hướng văn hóa duy nhất mà dạy theo văn hóa chung hay còn gọi là văn hóa toàn cầu. Cho nên, vấn đề ở đây là, bản sắc văn hóa sẽ nhượng bộ tính quốc tế ở mức độ nào? Và bản thân gia đình của học sinh bản xứ có quan tâm tới việc giáo dục giữ gìn bản sắc dân tộc hay không?", ông Khanh nêu quan điểm.
Hải Duyên
Những bí quyết cho mùa thi

Dưới đây là 6 bảo bối được tham khảo từ các tài liệu khoa học về phương pháp học tập và ôn thi sao cho học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu, cũng như bí quyết thư giãn và giữ gìn sức khoẻ... hy vọng sẽ hỗ trợ ít nhiều cho các bạn trẻ trong mùa thi.
http://static.ioe.goplay.vn/ioenews/VTCEdu/image/e-tap-chi/uploads/20106/0645b3b2-c0e3-4ed5-ac1b-3dd72d2425cf_thi-cu.jpg
1 - Học tập :
Ðó là làm thế nào học ít, nhớ lâu, thi dễ đậu. Bài vở lớp 12 cũng như ở đại học thì nhiều. Vì thế muốn học ít, nhớ lâu cần có phương pháp học ngay từ đầu niên khóa. Bài giảng của thầy cô từ giáo án khi học cần gạch xanh gạch đỏ để dễ nhớ những phần quan trọng. Bên cạnh đó luôn có một sổ tóm tắt ghi lại những phần quan trọng để khi gần đến ngày thi, ôn kỹ phần tóm lược quan trọng này và xem thêm phần giáo án đầy đủ. Ôn thi là một giai đoạn ngắn mà não phải tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ nên dễ bão hòa, dẫn đến nhớ lộn xộn. Nắm chắc phần tóm lược quan trọng để làm bài được và đủ điểm đậu. Nếu nhớ kỹ và phát triển thêm chi tiết từ bài giảng thì sẽ đậu cao.
2 - Ôn thi :
--Phương pháp tập đọc nhanh: Ðọc bằng mắt, không phát âm; tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần tốc độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô. Ghi nhớ các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch dưới hoặc tô màu dễ thấy; sau khi đọc xong, dùng trí nhớ hệ thống hóa lại toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó; trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vàn bộ nhớ.
--Không nên học thuộc lòng: Việc học thuộc lòng làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ và khi đã quên một câu là tắc tị nguyên bài. Vì vậy vào phòng thi, nhiều thí sinh đọc xong đề bài, bừng con mắt dậy thấy óc mình trống trơn. Học, hiểu, nắm bắt những ý cơ bản của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học. Vì thế, muốn tăng cường trí nhớ, học dễ nhớ lâu quên thì phải tập trung phân tích, tổng hợp bài vở kèm theo hình ảnh cụ thể để trí nhớ dễ tìm kiếm khi cần thiết.
3 - Thư giãn :
Nhiều SV-HS nghĩ rằng học thi là học liên miên từ sáng đến tối, từ tối đến khuya, nhưng não bị nhồi nhét nhiều quá cũng sẽ sôi lên, khó nhớ và dễ quên.
-- Chống bão hòa não bằng thư giãn, nghỉ ngơi: Khi não đã bão hòa thì học chỉ là hình thức mà tiếp thu chẳng có gì, chưa kể nhầm lẫn chi tiết vấn đề này sang chi tiết khác. Vì vậy cần phải có thời gian thư giãn. Ðừng chọn thư giãn bằng cách đánh bài, cá độ bóng đá, đi lắc làm thần kinh căng thẳng thêm. Chọn bơi lội, tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu (đừng chọn metal rock sẽ nhức đầu thêm) hoặc đi chơi chút đỉnh với bạn bè, ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi cho não.
-- Tìm niềm vui trong học tập:Cần biết tạo niềm vui trong học tập thì việc học đỡ vất vả hơn, dễ nhớ lại lâu quên. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều như: lo âu tiền bạc, sức khỏe suy giảm hoặc bị phân tâm bới những vấn đề nào đó.
4 - Ăn uống :
Người xưa có câu ăn vóc, học hay. Vậy ăn vóc như thế nào để học hay, thi dễ đậu? Những thức ăn giải độc cho não, giúp tạo lập chất dẫn truyền thần kinh sẽ góp phần làm tăng trí nhớ, dễ tiếp thu bài vở và ít mệt óc. Ðó là:
-- Lòng đỏ trứng (gà, vịt, cút...): chứa hàm lượng cao lécithine vừa giúp giải độc gan vừa giúp tạo lập acétylcholine là chất dẫn truyền luồng thần kinh quan trọng nhất. Vì vậy ăn trứng sẽ bổ não, tăng trí nhớ.
-- Ðậu nành: chứa glucid, protid và lipid. Ngoài ra còn có sinh tố và các enzym hỗ trợ sự tiêu hóa và một chất phospholipid quan trọng của đậu nành là lécithine. Ðể bữa ăn khỏi nhàm chán, có thể sử dụng các chế phẩm từ đậu nành cũng cùng có giá trị bổ dưỡng như giá đậu, bơ đậu nành, đậu hũ, nhất là sữa đậu nành, vừa ngon, bổ trong đó caséine đậu nành chứa 2 acid min quan trọng là arginine và cystine.
-- Bí đỏ: Chất provitamin A trong bí đỏ khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glulamic tự nhiên (1%), giúp giải độc các cặn bã do hoạt động não bộ tiết ra. Ngoài ra nhờ chứa phosphor là chất cần thiết cho hoạt động của não nên bí đỏ được xem là thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, là món ăn bổ não.
-- Cà chua, cà rốt: chứa bêta caroten khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Những thực phẩm khác giàu vitamin A là trứng gà, vịt (1000 UI vitamin A/100g), đu đủ chín, bơ (600 UI/100 g), rau dền, đậu bắp... Học nhiều đương nhiên mắt mau mệt mỏi vì thế trong khẩu phần ăn cần có thêm tiền sinh tố A thiên nhiên để bồi dưỡng cho mắt.
-- Các loại rau quả giàu vitamin C: như cam quýt, chanh, bưởi, rau dền... giúp cơ thể giảm mệt mỏi. Ngoài ra, có thể kể thêm các loại rau quả tươi giàu khoáng vi lượng (rau ngót, cà tím, đậu xanh, đậu bắp, mướp...) cùng với yaourt trợ tiêu hóa, mật ong cung cấp năng lượng, gan bò, heo chứa nhiều sinh tố B12, acid folic, sắt. Sức khỏe rất cần thiết khi học thi nên bữa ăn hàng ngày cần đầy đủ bột, đường (glucid), đạm (protid), chất béo (lipid), sinh tố, chất khoáng và khoáng vi lượng thiên nhiên cung cấp từ rau quả tươi và uống đầy đủ nước, nhất là nước trái cây tươi, nguyên chất.
--Thuốc bổ đa sinh tố - khoáng vi lượng loại một viên một ngày (Once a day) phụ thêm việc tăng cường sức khỏe cũng có thể dùng được.
5 - Chống stress :
Stress là tình trạng phổ biến khi ôn thi và chính stress làm giảm năng lực ôn tập của thí sinh.Vì sao cần giữ giấc ngủ? Khi học bài nhiều, trí óc bị bão hòa, hiện tượng stress dẫn đến suy sụp tinh thần gây trằn trọc khó ngủ hoặc tỉnh dậy trong trạng thái căng thằng. Giấc ngủ càng không đạt chất lượng thì việc ôn tập càng khó nhớ bài. Khi bị mất ngủ thì không nên ngủ trễ (quá giấc), tránh sử dụng chất kích thích và không nên chuyển từ bàn học qua giường để rồi lại trằn trọc. Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Chính trong giấc ngủ mà não bộ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào tiềm thức. Các thuốc an thần giảm lo âu, giúp dễ ngủ sẽ làm mất đi nhịp sinh lý tự nhiên của giấc ngủ nên sẽ ngăn cản hoạt động của não bộ. Vì vậy không nên dùng thuốc an thần trong mùa thi cử.
Tránh mệt mắt: Ðể tránh mệt mắt và ít bị phân tâm, môi trường học cần yên tĩnh và sáng sủa. Lượng ánh sáng đủ sẽ làm mắt đỡ mệt nên ít bị đau đầu và làm tăng năng suất học tập. Một nguồn sáng 60w là đủ. Trường hợp chữ nhỏ, nhiều biểu đồ cần tập trung hơn thì đòi hỏi nguồn sáng mạnh hơn.
6 - Cha mẹ hỗ trợ con ôn thi :
Trong thời gian ôn thi và sắp sửa đi thi, SV-HS thường dễ bị thương tổn tâm lý nên rất cần được sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ để vơi đi những lo lắng. Sự lo âu thái quá có thể trở thành bệnh lý khi khả năng tập trung giảm đi làm cho kiến thức trở nên lộn xộn không thể làm bài hay ôn tập được. Những cử chỉ thương yêu sẽ giúp con em vượt qua khó khăn tinh thần và việc thường xuyên hỏi han tâm sự sẽ giúp giải tỏa được những âu lo.
Source: alphanet