PDA

View Full Version : Chết có thật đáng sợ không ?



giavui
10-06-2010, 12:58 PM
Tác Giả : Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan

Phàm ở đời hầu như ai ai cũng đều sợ chết hết,ngoại trừ những vị cao tăng đã thấm nhuần lý vô thường, những người có lý tưởng hy sinh, những người đau bệnh trầm kha nằm một chỗ, những kẻ mang tâm trạng chán đời trầm cảm cực độ, cũng như những kẻ bất bình thường mà thôi.

Riêng cá nhân tác giả cũng sợ bệnh sợ chết như mọi người vậy.

Tham sanh úy tử

Ai cũng vậy, hồi trẻ, sức khoẻ dồi dào, yêu đời, tối ngày chỉ biết có vui chơi mà thôi, chuyện chết chóc là chuyện cùa mấy ông già bà cả chớ có bao giờ mình bận tâm suy nghĩ đến đâu.

Lớn lên thì phải lo chuyện cơm gạo, chuyện gia đình, chuyện con cái suốt ngày suốt tháng nên đâu còn thì giờ gì mà nghĩ đến vấn đề chừng nào mình đứt bóng theo ông theo bà

Khi tuổi đời bắt đầu hơi cao, khoảng từ 55 tuổi trở lên thì bệnh tật cái nầy cái nọ bắt đầu lòi ra. Lúc đó, chúng ta mới ý thức rằng cuộc đời rất phù du, thân xác con người ta không thể nào trường tồn vĩnh viễn được, không thể nào cải tử hoàn sanh được, v.v

Tóm lại đó là lẽ vô thường! Có ngày mình cũng phải ra đi như mọi người mà thôi.

Đi lúc nào thì chưa biết được, nhưng càng trễ càng tốt phải không các bạn.

Tùy theo số mạng cả. Chết đến không báo trước. Có thể là bất cứ lúc nào, do tai nạn bất ngờ hoặc vì bạo bệnh bất tử.

Riêng đối với người viết, vài ba năm nữa mình sẽ bước vào lớp thất thập cổ lai hy nên ý thức rằng ngày ra đi chắc cũng không còn mấy xa lắm đâu.

Tuổi càng về già thì con người ta càng hay suy tư nhiều về cái chết. Vào lớp tuổi nầy, quanh ta, người thân cũng như bạn bè, lác đác đã có người ra đi rồi.

Xem mục cáo phó trong các báo Tây báo Việt, thì thấy thiên hạ thường chết nhiều trong khoảng 80-90 tuổi. Thôi thì mình cũng hy vọng được như họ. Như vậy, mình còn sống cao tay lắm cũng chừng 15-20 năm nữa là quá sức rồi, với điều kiện là Trời còn thương và Ngọc Hoàng đừng giũ sổ gởi xuống âm ti bất tử.

Sao mà lẹ quá vậy Trời!

Ở cái tuổi của tác giả, có ai mà dám nói mình chưa thấm đòn đâu.Tóc thì bạc phơ rồi, răng cỏ thì cái còn cái mất, ăn uống phải đeo răng giả rất là phiền phức, còn nếu lỡ nhìn vào kiếng thì thấy mình lụ khụ, lưng khòm, da thì nhăn nheo đầy đồi mồi mất hết thẩm mỹ, tiếng nói thì bắt đầu hơi run rẩy, hay nói đi nói lại khiến con cháu bực mình, cái gì cũng yếu hết, bắt đầu hay quên trước nhớ sau, nay đau chỗ nầy mai đau chỗ kia, nhưng kẹt một nỗi là đầu óc thì vẫn chưa chịu chấp nhận là mình đã già rồi.

Mình tưởng mình còn trẻ hoài, thế mới khổ chớ.

Mình còn ham vui, còn ham sống mà.

Vô tiệm ăn thì người ta gọi mình bằng bác, kêu bằng ông bằng bà. Mình mới giật mình. Vậy mà mình cứ cho rằng mình chưa có già. Ngược lại mình rất chủ quan mà thấy bạn bè và người khác sao họ có vẻ lại già hơn mình quá.

Nghĩ cho cùng, già thì phải có bệnh để mà chết chớ hổng bệnh thì lấy gì mà chết được.

Đó là cái logic của sanh bệnh lão tử.

Theo mình nghĩ, sống quá già thì thân xác càng xấu xí đi chả có ích lợi gì cả và vả lại sống đến 100 tuổi hoặc cao hơn nữa thì sống với ai đây? Ở cái tuổi nầy, con cái của mình dám chết hết rồi. Còn cháu chắt thì có thể khi thấy mình tụi nó lại sợ thấy mồ tổ. Có chắc gì tụi nó dám lại gần hay đi thăm mình không?

Vậy chỉ còn nhà già là trạm dung thân cuối cùng của mình trên dương thế nầy trước ngày ra đi mà thôi.

Thỉnh thoảng đi chùa, mình có đưọc nghe các thầy giảng về tử sinh. Mình cũng có tìm hiểu vấn đề nầy qua kinh sách Phật giáo Tây Tạng, nên cũng biết lõm bõm vậy thôi chớ hổng chắc gì là mình hết còn sợ chết.

Ai cũng muốn chết sướng hết

Cũng ngộ, con người ai ai cũng muốn sống sao cho sướng mà đến lúc chết thì mọi người cũng hằng ao ước được chết sao cho lẹ, cho sướng.

Đây là bình thường normal, là lẽ thường tình mà thôi.

Đa số đều nói họ không sợ chết nhưng chỉ sợ bệnh tật dây dưa làm đau đớn thể xác lẫn tâm hồn, làm mất cả nhân cách cũng như làm khổ não và phiền toái cho gia đình.

Chết sướng là gì? Đó là chết già, chết êm thắm, không đau đớn thể xác lẫn tâm hồn, vậy chết trong giấc ngủ là khỏe nhất, kế đến là chết vì bệnh tim mạch, đứng tim, đứt gân máu và phải chết cho thật mau thật lẹ, không lê lết cả tháng trời, không xụi bại, bán thân bất toại, á khẩu, không ỉa trây đái dầm, không bị mất trí nhớ và không bị lú lẫn điên khùng nầy nọ, v.v

Giờ phút lâm chung cần có sự hiện diện đầy đủ của vợ con hay chồng con mình để tiển đưa mình cho khỏi tủi thân (?)

Có người thì còn lo xa hơn, nghĩ tới hậu sự nên bắt đầu lo tu, bắt đầu ăn chay, niệm kinh, lo thiền, lo cầu nguyện, siêng đi chùa, đi nhà thờ thường xuyên, cúng dường tam bảo, phóng sanh, bố thí công đức, bố thí tài vật, làm từ thiện gieo duyên lành để được phước, được hồng ân hầu khi chết thì hy vọng sẽ được rước về cõi Phật hoặc về thiên đàng với Chúa

Cái gì cũng vậy. Chết cũng cần phải được chuẩn bị tinh thần từ trước. Thiền cũng là một phương pháp giúp chúng ta ý thức hơn về tánh có không của mọi sự vật trong cõi đời nầy, nhờ vậy chúng ta chấp nhận sự chết dễ dàng hơn và ra đi được thanh thản hơn!

Tại sao người ta sợ chết?

Chết vẫn còn là một việc cấm kỵ tabou, một điều quá bí ẩn đối với tất cả mọi người. Từ trước tới giờ vẫn chưa có người quá vãng nào trở lại dương thế để kể lại cho bà con ta nghe với.

Chuyện cận tử, thân trung ấm, lúc vừa mới chết thì hồn bay lơ lững đâu đó, rồi vào đường hầm thấy toàn ánh sáng chóa lòa, gặp lại bà con đã chết từ lâu, kêu réo nhau la ới ới, chuyện đầu thai lại, chuyện tái sinh, chuyện ma quỷ, và còn nhiều thứ lắm lắm có thật hay không có thật chẳng có ai biết được hết. Tin hay không là chuyện riêng của mỗi người.

Có người còn so sánh sự chết cũng không khác gì giấc ngủ mỗi đêm. Tối ngủ, mình chẳng còn biết gì hết hổng khác gì như mình đã chết rồi. Sáng ra thức dậy như được tái sanh trở lại, sống thêm một ngày nữa. Mừng hết lớn.

Vậy sợ chết là sợ những gì mình không rõ, những gì bí mật mình chưa biết được.

Người ta sợ chết vì sợ thân xác bê bết máu me, nát bấy, xấu xí đi, sình thúi ghê tởm quá.

Trường hợp những giây phút trước khi phi cơ lâm nạn lao xuống đất chắc hành khách phải hãi hùng kinh hoàng tột độ. Đây là một thí dụ rõ rệt nhất về sự kiện sợ chết.

Có cả trăm câu hỏi được đặt ra nhưng chưa có câu giải đáp nào hết về sự chết. Mọi người cứ tưởng tượng thế nầy thế nọ cho nên thiên hạ vẫn còn lo và vẫn còn sợ chết.

Người đời thường nghĩ rằng hễ chết là hết, là trống không, là rơi vào vực thẩm tối thui, là hư vô, tĩnh lặng.

Chết rồi thì mình sẽ đi về đâu sau đó, rồi mình sẽ ra sao? Bởi vậy nên ai ai cũng đều sợ chết lắm.

Ai cũng phải có ngày chết hết. Đây là một sự thật. Chạy đâu cũng không khỏi. Đây là điều chắc chắn 100%, thật rõ ràng và là lẽ công bằng của trời đất.

Trên cõi đời nầy, chỗ duy nhất, nơi mà con người thật sự được hoàn toàn bình an, không còn thù hận nhau nữa, không bao giờ biết hơn thua, phân biệt đố kỵ với nhau nữa, đó là chỗ nghĩa địa an giấc ngàn thu.

giavui
10-06-2010, 12:59 PM
Cuộc đời thật vô thường, vậy phải biết trân quý sự sống. Thù hận, tranh đua, phân biệt, cố chấp, ganh tị, suy bì, hơn thua nhau từng tiếng, từng lời, từng chút một rồi cuối cùng cũng phải chết mà thôi. Đến lúc đó thì ăn năn hối cải, than khóc, kể lể, luyến tiếc làm chi cho mất công, muộn màng rồi bạn ơi.

Tại sao hồi còn sống không biết sống cho hòa thuận, thương yêu nhau, giao hảo nhau trong tình người, biết tha thứ nhau?

Mọi người đều đến cõi đời nầy với hai bàn tay trắng, thì lúc ra đi cũng chỉ với hai bàn tay trắng mà thôi.

Ai ai cũng đều biết như vậy, nhưng hễ sao mỗi khi nghĩ đến chết thì thấy rờn rợn và hơi lo một chút.

Bằng mọi giá họ phải níu kéo sự sống lại. Bỡi lý do nầy mà ngày nay khoa học đã sáng chế ra vô số kỹ thuật để kéo dài thêm sự sống… Nào là kỹ nghệ thuốc trường sanh, kỹ nghệ ngâm xác trong khí lỏng liquid nitrogen để chờ ngày tìm ra thuốc trị liệu để tiếp tục… sống, v.v…

Người ta sợ chết gì sợ mất người mình thương, sợ xa lìa người thân, bạn bè, xa lìa vợ con, chồng con, sợ không ai nuôi con mình, sợ rồi đây tụi nó sẽ ra sao? sợ mất đi cái tôi của mình, sợ mất hết tài sản của cải mà mình đã thật sự khổ công tạo dựng được trong suốt cả cuộc đời, cũng như sợ chưa thực hiện được những hoài bão mà mình hằng mong ước, và sợ bị lãng quên, v.v…

Nhưng theo quan niệm triết lý Phật giáo, thì những thứ vừa kể trên là đều không có thật!

Giàu có, tỷ phú thì sợ chết đã đành, nhưng nghèo rớt mồng tơi, không có của cải gì ráo trọi cũng sợ chết luôn tuốt luốt.

Thường những người sợ chết là những người còn hoạt động, đi đứng và còn sinh hoạt được bình thường.

Nếu đã già khú cú đế rồi, bệnh hoạn đủ thứ, sinh hoạt khó khăn, ăn uống ngủ nghê không được, mà còn bị con cháu bạc đãi hất hũi nầy nọ thì nhũng người nầy chấp nhận cái chết dễ dàng hơn nhiều.

Sợ chết cũng là một phản ứng tự nhiên của bản năng sinh tồn của tất cà mọi sinh vật.

Trong phạm vi nghề nghiệp, người viết có thể cả quyết rằng thú vật như bò, heo lúc bị lùa vào lò sát sanh để bị làm thịt chúng đều rất kinh hoàng, la rống, phản ứng lại rất dữ dội vì bản năng sinh tồn. Hình như chúng biết cảm nhận được cái chết gần kề. Phải chăng thú vật cũng có tình cảm như chúng ta?

Các tôn giáo lớn đều có đề cập đến vấn đề chết. Mỗi tôn giáo đều có giải thích một cách khác nhau.

Cách nào nghe ra cũng đều thấy có lý hết với điều kiện là mình phải có đức tin tuyệt đối vào tôn giáo đó.

Chết qua cái nhìn của Phật giáo

“Mạng sống mong manh, cái chết là điều cầm chắc – Life is uncertain, death is certain”

Đây là tựa đề quyển sách giá trị nói về cái chết. Sách do Venerable Dr Sri Dammananda viết và được thầy Thích Tâm Quang dịch. Sau đây là tóm lược các ý chánh:

Chúng ta không nên sợ chết vì đó là lẽ thường tình, là quy luật tất yếu của tiến trình của vòng sanh tử mà thôi. Có sanh thì phải có tử để có thể tái sanh theo nghiệp lực nhân quả luân hồi.

“… Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn. Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.

Sự đau đớn về cái chết thật khủng khiếp, đó là một thái độ phát xuất bởi vô minh.

Con người bị lo âu không phải vì ngoại cảnh mà vì niềm tin và tưởng tượng về đời sống và mọi thứ của mình. Cái chết, chẳng hạn, tự nó không khủng khiếp: Khiếp sợ và kinh hãi chỉ do tâm trí chúng ta tưởng tượng mà ra.

Vì tham sống nên sự sợ chết được hình thành một cách thiếu tự nhiên. Nó tạo lo âu mạnh mẽ trong đời sống đến nỗi làm con người không bao giờ dám mạo hiểm làm điều gì dù đó là lẽ phải. Người đó sống trong sợ hãi lo lắng về bệnh tật và các tai nạn có thể xẩy ra cướp mất mạng sống quý giá của mình.

Tuy nhiên có một phương pháp để vượt qua sự sợ hãi này. Hãy quên đi quan niệm về cái ‘tôi’; hãy đem tình thương phục vụ nhân loại và tỏ tình thương với người khác. Say mê phục vụ tha nhân, chẳng bao lâu bạn sẽ tự mình thoát khỏi cái tự kỷ luyến ái nặng nề, mơ ước, kiêu căng, và tự tôn.

Bệnh và chết cả hai đều là việc xẩy ra tự nhiên trong đời sống của chúng ta, và chúng ta phải chấp nhận điều đó với sự hiểu biết

Đức Phật khuyên: “Hãy tin và nương tựa vào chính mình, hãy gắng sức và chuyên cần”. Người Phật Tử không sầu thảm bi thương trước cái chết của một người thân hay bạn hữu. Không có gì có thể ngăn cản được bánh xe nhân quả. Khi một người chết, nghiệp do họ tạo nên sẽ theo họ đến cuộc đời mới. Người còn lại phải chịu đựng sự mất mát với bình tĩnh và hiểu biết. Chết là một tiến trình không tránh được trên thế gian này. Đó là một điều chắc chắn trong vũ trụ này….

Chúng ta phải cố gắng hiểu rằng mọi việc trong vũ trụ này đều mong manh. Cuộc sống chỉ là ảo giác hay ảo tưởng. Khi ta phân tách mọi thứ bằng khoa học hay triết lý, không ham muốn vị kỷ, cuối cùng chúng ta không thấy gì cả mà chỉ là hư không…”

(Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo – Gems of Buddhist Wisdom – Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996 – Thích Tâm Quang dịch)

Kết luận

Nghĩ cho cùng cái chết chỉ là một giai đoạn của cái sống. Có chết đi thì mới có được một cái sống mới khác tiếp nối theo được.

Vậy hãy trân quý cuộc sống ngày hôm nay. Không nên để tâm trạng sợ chết trở thành một nỗi ám ảnh thường xuyên làm ô nhiễm cuộc sống của chúng ta.

Hãy quên sự chết đi để mà sống. Chừng nào chết thì chết.

Chết thì dễ, là việc đương nhiên rồi.

Sống sao cho đáng sống mới là việc khó.

Đời là vô thường!

khieman
05-08-2015, 08:27 PM
.


Chết có đáng sợ không ?

Câu hỏi này, nếu dành cho những ai chưa từng nghĩ tới cái chết thì sẽ… rất đáng sợ vì người ấy chỉ biết là mình đang sống, sức khỏe còn mạnh lành, dễ gì mà chết. Nếu câu hỏi được đặt cho những ai xem sự chết là điều “tối kỵ” hoặc còn “nặng nợ” trần gian, với danh, sắc, tài, thực, thùy (ngũ dục) vẫn còn nhiều đeo bám, ràng buộc thì chết quả nhiên đáng ghê, đáng sợ…



(http://giacngo.vn/UserImages/2013/06/15/11/duc%20phat%20nhap%20niet%20ban.jpg)http://giacngo.vn/UserImages/2013/06/15/11/duc%20phat%20nhap%20niet%20ban.jpg (http://giacngo.vn/UserImages/2013/06/15/11/duc%20phat%20nhap%20niet%20ban.jpg)

Tranh Phật giáo:
Đức Phật nhập Niết-bàn

Về mặt tâm linh, theo tinh thần đạo Phật, thì chết không phải là hết, mà thần thức sẽ theo nghiệp mà chiêu cảm, tái sinh hoặc bị đọa địa ngục, hoặc được siêu sanh lên cõi lành tốt, Cực Lạc quốc độ… Tất nhiên, quá trình sống, tu dưỡng nội tâm chính là điều kiện tiên quyết cho tiến trình tái sinh hoặc vãng sinh của người đó. Chính vì vậy, sống là nhân chết là quả, theo đó, nhân lành lúc sống gieo tạo sẽ cho mình cái chết bình an.

Thực ra, chết không đáng sợ. Đối với những người đã… chán sống! Chính vì thế mà ta vẫn thường nghe, đọc, xem những tin tức về việc chọn lựa cái chết, tự động nói lời vĩnh biệt để rồi chết bằng cách tự tử của người lớn lẫn người nhỏ, không loại trừ độ tuổi.

Những cái chết bằng cách ấy thường để lại những nỗi day dứt nơi những người còn sống, và được gọi tên là nông nỗi, là cạn nghĩ, là dại dột… Nguyên do thì có nhiều, phán xét cho việc tự chết cũng có nhiều, tùy mỗi người, bởi ai cũng có điểm nhìn, hướng nhìn riêng, nên gọi tên cái thấy cũng khác.

Song, dù gì thì người chết cũng đã chết, cái quan trọng là làm sao để họ (thần thức) nhận diện một con đường đúng đắn cho lộ trình tương lai? Và, quan trọng là người ở lại, xã hội đương đại nhìn nhận nguyên nhân và có phương pháp trị liệu để nó không trở thành một thứ lựa chọn bình thường mà con người xem là “tối ưu” mỗi khi có những nỗi khổ, niềm đau.

Đa số, ai cũng cho rằng, những người tự chết là những người cực kỳ yếu đuối, do họ không có khả năng sống trong khổ đau, hay, có ý niệm sai lầm là chạy trốn khổ đau bằng cái chết, hay loại trừ khổ đau bằng cách chết, vì nghĩ, chết nếu đau chỉ một lần. Do thế giới quan chết là hết, là giải thoát nên người ta nghĩ rằng tự tử sẽ coi như chấm dứt, song, ở khía cạnh xã hội thì nó đâu có xong một cách dễ dàng như thế. Cái chết ấy tác động đến những người thân-thương, nỗi đau xót ngậm ngùi dài lâu, cùng những hệ lụy tác động lên tâm thức của những người sống cùng thời đại, tưới tẩm những nỗi bất an, học đòi sai quấy theo hành vi tự hoại của mình.

Về mặt tâm linh, theo tinh thần đạo Phật, thì chết không phải là hết, mà thần thức sẽ theo nghiệp mà chiêu cảm, tái sinh hoặc bị đọa địa ngục, hoặc được siêu sanh lên cõi lành tốt, Cực Lạc quốc độ… Tất nhiên, quá trình sống, tu dưỡng nội tâm chính là điều kiện tiên quyết cho tiến trình tái sinh hoặc vãng sinh của người đó. Chính vì vậy, sống là nhân chết là quả, theo đó, nhân lành lúc sống gieo tạo sẽ cho mình cái chết bình an.

Cổ nhân dạy, “sanh tử sự đại”, cả hai quá trình ấy nương nhau biểu hiện, khi mình đã sống một đời tử tế, không vướng bận tục lụy thế gian thì việc “xả báo thân tứ đại” (chết) mới thật sự an lạc. Đồng thời, mình phải thấy một con đường, nhận diện sâu sắc về tiến trình sanh-trụ-dị-diệt, vô thường, nhân quả thì mình sẽ thấy cái chết là hiển nhiên, và mình đi đến việc chết (tự nhiên) để bước tiếp trên lộ trình tu-học một cách hanh thông, tiến bộ. Cái chết đối với những người nhìn nhận được con đường như thế thì nhẹ như lông hồng, vì đã biết rõ con đường sanh-diệt đương nhiên, đến thì biết là đến, đi thì đi thôi, không có sợ hãi, ngại ngần.

Trở lại với việc chọn cái chết vì quá túng quẩn, do thất bại, do gặp những nghịch duyên nào đó, do bị phụ rẩy tình cảm… là cái chết mang theo nhiều uất ức, hận thù. Với cái tâm ấy thì tiến trình tái sinh sẽ phải gặp nhiều khổ đau, vì nhân như vậy, quả làm sao tốt lành được? Phật dạy, nhất thiết duy tâm tạo, chính là muốn chỉ mọi thứ sẽ bị dẫn dắt bởi tâm-ý con người. Nếu mình nghĩ rằng chết là hết hoặc chết để có cơ hội thành… ma mà báo thù thì cái tâm sai lầm ấy sẽ biến mình đi trong đường lầm lạc, đen tối. Đương nhiên, khổ là kết quả chắc chắn!

Nhiều cái chết nhẹ tựa lông hồng là của những bậc Thánh. Vì, các Ngài đã thấy rõ tứ đại vô thường. Và tu tập với những oai nghi cơ bản, hành đạo là lấy thân tứ đại làm pháp thân nên chết cũng là một bài pháp nếu cần.

Do vậy, mà từ 26 thế kỷ trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới hiện thân tứ đại và khi đến 80 tuổi, sau khi thấy việc hoằng pháp đã hoàn mãn thì Ngài xả báo thân trong ý niệm Như Lai đến-đi để các môn đệ không ỷ lại có Như Lai mà không lo chuyên tâm tu tập giải thoát. Điều đó, được ghi lại trong kinh Di giáo(HT.Thích Trí Quang dịch), như sau:

Lúc bấy giờ trong chúng, hàng đệ tử hữu học phải đối diện sự kiện Đức Phật sẽ vô dư Niết-bàn, đều bi cảm, đau xót. Hàng đệ tử mới vào đạo nghe những lời dạy cuối cùng đều được hóa độ, như trong đêm tối nhờ có ánh sáng, nên thấy đường đi. Các hàng đệ tử vô học đã dứt sạch các phiền não, vượt ra khỏi sanh tử, vẫn không ngăn được sự ngậm ngùi: “Tại sao Đức Thế Tôn vô dư Niết-bàn quá sớm!”. Lúc đó, Đức Phật vì thương bốn chúng nên dạy thêm rằng:

- Này các đệ tử, chớ có thảm sầu, đau xót. Dẫu Như Lai có sống thêm ở đời một kiếp nữa, rồi cũng phải đến ngày Niết-bàn. Hội ngộ mà không chia tay; kết hợp mà không tan rã là điều không thể có được.

Đối với Như Lai, kinh nghiệm và pháp thức lợi mình, lợi người, Như Lai đều đã tuyên bố. Thật chẳng có lợi ích gì, nếu Như Lai sống lâu nơi đời mà các vị không thực hành chánh pháp. Những chúng sanh đáng độ, Như Lai đã độ hết. Những chúng sanh chưa được độ, Như Lai cũng đã tạo nhân duyên để họ được hóa độ. Từ nay trở đi, đệ tử của Như Lai hãy noi theo truyền thống chánh pháp mà thực hành. Đó là cách làm cho pháp thân Như Lai thường còn, và mãi mãi bất diệt ở thế gian. Như Lai vô dư Niết-bàn hay không, việc đó không quan trọng.

Này các đệ tử, các vị nên nhận thức rằng mọi vật thể, hiện tượng trên thế gian này đều chuyển biến, vô thường, có kết hợp thì phải có tan rã, chẳng có gì để quyến luyến, thương tâm. Cuộc đời là như thế, các vị phải nỗ lực tinh tấn để tự giải thoát. Dùng ánh sáng trí tuệ để tiêu diệt bóng tối si mê. Đời là một sự vận hành không kiên định. Như Lai vô dư Niết-bàn như bỏ đi một căn bệnh dữ. Đó là năm nhóm nhân tính, mang tính tội lỗi, tạm gọi là thân, vì thế, nó phải chịu sự chi phối không thương tiếc của già, bệnh và chết. Bậc tuệ trí khi thoát khỏi nó có cảm tưởng như là dẹp xong được bọn cướp. Như vậy, chết không đáng để hoan hỷ, an lạc hay sao?



(http://giacngo.vn/UserImages/2013/06/15/11/duc%20Ph%E1%BA%ADt.jpg)http://giacngo.vn/UserImages/2013/06/15/11/duc%20Ph%E1%BA%ADt.jpg (http://giacngo.vn/UserImages/2013/06/15/11/duc%20Ph%E1%BA%ADt.jpg)

Ảnh minh họa


Những bậc Thánh bao giờ cũng coi nhẹ sanh tử bởi các Ngài hiểu về thực tướng của các pháp, hiểu được “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” nên không sợ, thậm chí biết cách xả báo để truyền trao đạo màu, xốc dậy niềm tin, tinh thần cho chúng sinh.

Đọc kinh Pháp Hoa, đến phẩm 23 - phẩm Dược Vương Bồ-tát bổn sự ta thường xúc động vì cách cúng dường Phật của Bồ-tát Dược Vương trong kiếp quá khứ, lúc là Bồ-tát Nhất Thế Chúng Sinh Hỷ Kiến. Cụ thể, Ngài đã từng nhiều lần lấy thân mình đốt cúng dường Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai. Từ đó, nhớ về Bồ-tát Thích Quảng Đức, người ngày đêm thọ trì kinh Pháp Hoa cũng chọn “vị pháp thiêu thân” làm bài pháp cuối cùng như một sự tiếp nối hạnh nguyện của Bồ-tát Nhất Thế Chúng Sinh Hỷ Kiến, coi nhẹ chuyện sống-chết. Tuy là “bài pháp cuối cùng” nhưng thuyết từ năm mươi năm qua, đã in dấu vào núi sông, dân tộc, lòng người và cả thế giới về một “trái tim bất diệt” và ngọn lửa “tồi tà phụ chánh” của người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Những bậc Thánh bao giờ cũng coi nhẹ sanh tử bởi các Ngài hiểu về thực tướng của các pháp, hiểu được “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” nên không sợ, thậm chí biết cách xả báo để truyền trao đạo màu, xốc dậy niềm tin, tinh thần cho chúng sinh.

Nghĩ đến đây, ta thấy mình cần phải tu nhiều, học nhiều từ hành trạng của Phật, của chư vị Thánh Tăng, Tổ sư… để hiểu về sanh tử, để sống thì sống cho tử tế (biết làm lành, lánh dữ) và khi cái chết tới thì mình cứ mỉm cười chào nó, như là thay một chiếc áo cũ mục vậy. Điều này biết là sẽ khó đối với nhiều người, vì ta còn nặng nợ nhiều thứ, còn ham muốn nhiều, còn chưa tin chắc thật vào con đường mình đi, con hoang mang bởi nhiều lý do…

Thôi thì, cứ mỗi ngày một ít, suy nghiệm và thể nghiệm sự sanh tử đang diễn ra quanh mình, trong mình (từ những tế bào già chết) để biết mình của hôm nay là con người mới, được sanh ra bởi hàng triệu tế bào mới, được sống cho một ngày mới để rồi sẽ lại chết, sống muôn kiếp như thế. Cái quan trọng là hiện tại, mình có vui không, có đang nhớ Phật và hành Phật từ mỗi ý nghĩ, lời nói, việc làm hàng ngày không?

Có câu nói mà mọi người vẫn hay nói, rằng đi rồi sẽ tới, nên cứ từ từ mà đi, tùy sức mà đi. Hôm nay ta còn dính mắc nhiều thứ nên thấy cái chết nặng tựa Thái sơn, nhưng khi ta thấy mọi thứ ngũ dục kia là phù phiếm thì ta sẽ thấy chết sẽ nhẹ tựa lông hồng, vì không còn mang nặng âu lo, sợ hãi mất mát chi cả!

15/06/2013
Lưu Đình Long
(Văn hóa Phật giáo VN