Lạc Việt
11-22-2010, 08:17 PM
http://i56.tinypic.com/20sixdw.jpg (http://i56.tinypic.com/20sixdw.jpg)
Nat “King” Cole được mệnh danh là “bất tử’’ bởi giọng ca ngọt ngào êm ái như nhung làm say mê những người yêu nhạc pop của phương Tây vào thập niên 50 và đầu thập niên 60, tiếp tục vượt ra khỏi biên giới chính trị văn hoá của nước Mỹ để chinh phục biết bao con tim trên thế giới. Câu chuyện cuộc đời của người nghệ sĩ Mỹ da đen gốc Phi này thực sự là một bài học về thành công trong nghịch cảnh và tài năng đã chiến thắng vượt lên trên những hận thù do vô minh và thành kiến về chủng tộc màu da.
http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2009/06/cole_instudio.jpg?w=474
Nathaniel Adams Coles, sinh ngày 17/ 3/1919 tại Montgomery, Alabama, trong một gia đình có vị trí quan trọng thuộc cộng đồng người da đen. Cha ông là mục sư giáo hội Tin Lành. Năm ông 2 tuổi cả gia đình chuyển đến Chicago theo làn sóng di cư mong tìm cuộc sống tốt hơn trong thành phố phương Bắc phát triển về công nghiệp. Lên 4 tuổi, ông học đàn organ theo trí nhớ với mẹ, một trưởng ca đoàn trong nhà thờ của chồng mình, và cậu bé 4 tuổi đã biểu diễn rất thành công bài hát “Yes, We Have No Bananas”.
Năm 12 tuổi, ông học các bài nhạc cổ điển, nhạc gospel (hát trong nhà thờ của người da đen) và cả jazz vì say mê nhạc jazz.
Ông thôi học năm 15 tuổi để theo đuổi sự nghiệp của một nhạc công jazz – piano. Ban nhạc của Cole thường trình diễn ở các câu lạc bộ. Cái tên Nat King Cole đến với ông từ khi ông trình diễn ở câu lạc bộ nhạc jazz.
Ngoài tiếng tăm của một nghệ sĩ dương cầm điêu luyện, ông trở thành ca sĩ hát jazz, được mến mộ nhờ chất giọng nam trung ấm áp, mềm mại được ví như liễu tơ, làn gió đêm mát dịu, một sáng hè êm êm, và một đám tuyết rơi mềm. Năm 1937, trong một chuyến lưu diễn đến Long Beach, California, ông đã ở lại đó và tìm việc trong 1 hộp đêm.
http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2009/06/natkingcole1.jpg?w=474
Năm 1939, Cole lập ban nhạc 3 người với Oscar Moore (guitar), Wesley Prince (bass), không có tay trống. Ban nhạc của Cole đã nổi lên với nghệ thuật trình diễn đầy xúc cảm tinh tế thể hiện những khát vọng mới của cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Trong một đêm trình diễn tại hộp đêm, một người khách say nằng nặc đòi nghe Cole hát một bài gì đó mà ông không biết. Để vừa lòng người khách, Cole đã hát bài “Sweet Lorraine; bài hát đã làm dịu cơn say của anh ta và Cole được thưởng 15 xu. Từ đó Cole dần dần từ chơi piano chuyển sang hát thanh nhạc và bắt đầu sự nghiệp ca hát huyền thoại của mình.
Năm 24 tuổi, chàng ca sĩ trẻ Cole bắt đầu thu âm cho hãng Capitol Records với bài “ Straighten Up And Fly Right” lấy cảm hứng từ một câu chuyện dân gian của người da đen được cha dùng giảng đạo; bài hát này liền chiếm lĩnh vị trí đầu bảng xếp hạng và khiến cho Cole rất được trọng vọng trong ngành công nghiệp âm nhạc với hãng Capitol Records.
Thập niên 40 bắt đầu thời kỳ nhạc trữ tình của Cole với những bài top hits như “The Christmas Song”, “It’s Only A Paper Moon” và “For Sentimental Reasons”. Get Your Kicks On, Route 66 (1946) nhảy lên hạng 3. Mona Lisa là bản ballad xếp hạng 1 và bán được 3 triệu bản.
Cole cũng có tham gia trong lĩnh vực điện ảnh trong thập niên 50 nhưng chính ca nhạc mới đem lại thành công và danh tiếng để đời cho ông như một người tiền phong, một nghệ sĩ lẫy lừng của nhạc pop kết hợp jazz và đặc trưng ballad.
Những năm 50 và 60 khi Cole biểu diễn với các ban nhạc lớn, ông vẫn không bỏ ban nhạc tam tấu của mình. Những bài “Nature Boy”, Mona Lisa” (1950), “Too Young” và bài Unforgettable (1951) đều là top hit xếp hạng 1. Các top hit của Cole tiếp nối nhau như ” Smile”, “Pretend”,”A Blossom Fell,” and “If I May.”
Có thể nói Cole là ca sĩ da màu đầu tiên có nhiều ca khúc top hit bán chạy nhất so với các ca sĩ cùng thời ông, là niềm tự hào của người da đen thời ấy.Tuy vậy ông vẫn phải chịu đựng nạn kì thị chủng tôc khi bị tấn công và bị thương ở lưng trên sàn diễn năm 1956 ở Birmingham, Alabama khi đang hát bài Little Girl, ( sau đó ông đã giữ lời thề không trở lại phương Nam). Cole đã rất dũng cảm đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc thời kỳ thập niên 50 và đầu 60 khi mà sự khinh bỉ và căm ghét người da đen trong xã hội Mỹ khi ấy còn hết sức nặng nề. Chương trình TV trên kênh NBC của ông, chương trình của Cole do một người Mỹ gốc Phi tài trợ, bắt đầu tháng 11-1956, đã gây rất nhiều quan tâm và tranh cãi vào thời điểm đó.
Trong một số chương trình TV này, Cole phải chịu sự sỉ nhục là đánh phấn trắng để khán giả da trắng có thể chấp nhận ông. Tuy nhiên, năm 1948, ông không chịu ra đi khi những người hàng xóm da trắng ở khu sang trọng Beverly Hill kịch liệt phản đối vì ông đã mua nhà ở đây và đảng The Ku Klux Klan vẫn tiếp tục đe doạ ông.http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2009/06/album-cover-nat-king-cole.jpg?w=300&h=300
Chính là nhờ tài ca hát của ông và tính khiêm nhường của ông đã khiến ông rất được yêu mến với cả những người da trắng, nên khi ông qua đời ở độ tuổi còn rất trẻ để lại niềm thương tiếc vô hạn cho người yêu nhạc khắp thế giới.Do nghiện thuốc lá, hút đến 3 gói thuốc mỗi ngày, Cole mất vì bệnh ung thư phổi ngày 15/2/1965 khi mới 46 tuổi.
Người nghệ sĩ tài danh này để lại một di sản âm nhạc cho bao thế hệ. Tháng 3 năm 2000, Cole được vinh danh vào Bảo Tàng Âm Nhạc Rock and Roll với giải thưởng Thành Tựu Trọn Đời như một nghệ sĩ vĩ đại đã có ảnh hưởng sâu sắc tới nền công nghiệp âm nhạc nói chung và thể loại nhạc rock and roll nói riêng. Đến tận ngày nay, những bài ballad đậm đà chất thơ nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng và tha thiết vẫn đi vào lòng người vào tận cùng sâu thẳm của cảm xúc, vượt thời gian và không gian xoá bỏ những ngăn cách dị biệt về địa vị, chủng tộc, tôn giáo trong thế giới diệu kỳ của âm nhạc.
Tiếng hát ngọt ngào của Nat “ King” Cole vẫn sống mãi cùng chúng ta.
Trong chương trình Nhạc Xanh hôm nay, xin giới thiệu 3 ca khúc của Nat King Cole để các bạn vừa thưởng thức vừa có thể chia sẻ lời dịch theo hứng thú của các bạn. Ngoài ra, do có yêu cầu từ một fan của Nhạc Xanh đề nghị nhạc ABBA
và cổ điển do Richard Clayderman biểu diễn (gửi về hộp thư của mình) nên xin post trước mấy bài mà Cole đã hát được chơi bởi Richard Clayderman. Nhạc sĩ dương cầm người Pháp này đã trình tấu hơn 1200 giai điệu trong đó có 267 đĩa vàng và 70 đĩa bạch kim, cũng là người mình rất yêu thích, nên sẽ giới thiệu với các bạn vào kỳ tới.
Mời các bạn nghe các bài Smile, Autumn Leaves, Mona Lisa, và Pretend.
Smile là bài hát chủ đề trong bộ phim câm cuối cùng “Modern Times” năm 1936 của vua hề Charlie Chaplin, do chính Charplin là tác giả của giai điệu. Nó chính thức có tên Smile khi được John Turner and Geoffrey Parsons thêm lời năm 1954. Smile được Cole ghi âm lập tức thành hit.
Smile nhắc chúng ta nhớ đến ý nghĩa của nụ cười trong cuộc sống của mỗi chúng ta, trong từng giây phút, thậm chí cả khi ta bị ngã quị trên đường đời, khi ta thấy buồn vì một vài điều bất ưng trong cuộc sống, gặp thất bại… Điều này nghe có vẻ hơi khó, nhưng chúng ta hãy cười, cười nhiều hơn, và tin rằng mọi nỗi buồn nếu có rồi sẽ qua và sau thất bại là thành công và niềm vui vẫn còn đó như với Nhạc Xanh- ĐCN.
Autumn Leaves: rất nổi tiếng, nguyên từ bài hát tiếng Pháp “Les feuilles mortes” ( The Dead Leaves), nhạc của Joseph Kosma, lời của nhà thơ Jacques Prévert, lời Anh do nhạc sĩ Mỹ Johnny Mercer viết.
Mona Lisa: bài hát của Ray Evans and Jay Livingston đạt được giải Oscar về bài hát hay nhất cho phim “Captain Carey, USA”, dẫn đầu bảng xếp hạng trong 8 tuần khi Cole hát bài này
Pretend: xếp thứ 2 trên Billboard 1953, nhạc và lời của Lew Douglas, Cliff Parman, and Frank Lavere
Thân ái chúc các bạn một ngày vui tươi bắt đầu tuần làm việc mới hiệu quả.
[B]
https://www.youtube.com/watch?v=kSuYpv9fkxU
Nat “King” Cole được mệnh danh là “bất tử’’ bởi giọng ca ngọt ngào êm ái như nhung làm say mê những người yêu nhạc pop của phương Tây vào thập niên 50 và đầu thập niên 60, tiếp tục vượt ra khỏi biên giới chính trị văn hoá của nước Mỹ để chinh phục biết bao con tim trên thế giới. Câu chuyện cuộc đời của người nghệ sĩ Mỹ da đen gốc Phi này thực sự là một bài học về thành công trong nghịch cảnh và tài năng đã chiến thắng vượt lên trên những hận thù do vô minh và thành kiến về chủng tộc màu da.
http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2009/06/cole_instudio.jpg?w=474
Nathaniel Adams Coles, sinh ngày 17/ 3/1919 tại Montgomery, Alabama, trong một gia đình có vị trí quan trọng thuộc cộng đồng người da đen. Cha ông là mục sư giáo hội Tin Lành. Năm ông 2 tuổi cả gia đình chuyển đến Chicago theo làn sóng di cư mong tìm cuộc sống tốt hơn trong thành phố phương Bắc phát triển về công nghiệp. Lên 4 tuổi, ông học đàn organ theo trí nhớ với mẹ, một trưởng ca đoàn trong nhà thờ của chồng mình, và cậu bé 4 tuổi đã biểu diễn rất thành công bài hát “Yes, We Have No Bananas”.
Năm 12 tuổi, ông học các bài nhạc cổ điển, nhạc gospel (hát trong nhà thờ của người da đen) và cả jazz vì say mê nhạc jazz.
Ông thôi học năm 15 tuổi để theo đuổi sự nghiệp của một nhạc công jazz – piano. Ban nhạc của Cole thường trình diễn ở các câu lạc bộ. Cái tên Nat King Cole đến với ông từ khi ông trình diễn ở câu lạc bộ nhạc jazz.
Ngoài tiếng tăm của một nghệ sĩ dương cầm điêu luyện, ông trở thành ca sĩ hát jazz, được mến mộ nhờ chất giọng nam trung ấm áp, mềm mại được ví như liễu tơ, làn gió đêm mát dịu, một sáng hè êm êm, và một đám tuyết rơi mềm. Năm 1937, trong một chuyến lưu diễn đến Long Beach, California, ông đã ở lại đó và tìm việc trong 1 hộp đêm.
http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2009/06/natkingcole1.jpg?w=474
Năm 1939, Cole lập ban nhạc 3 người với Oscar Moore (guitar), Wesley Prince (bass), không có tay trống. Ban nhạc của Cole đã nổi lên với nghệ thuật trình diễn đầy xúc cảm tinh tế thể hiện những khát vọng mới của cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Trong một đêm trình diễn tại hộp đêm, một người khách say nằng nặc đòi nghe Cole hát một bài gì đó mà ông không biết. Để vừa lòng người khách, Cole đã hát bài “Sweet Lorraine; bài hát đã làm dịu cơn say của anh ta và Cole được thưởng 15 xu. Từ đó Cole dần dần từ chơi piano chuyển sang hát thanh nhạc và bắt đầu sự nghiệp ca hát huyền thoại của mình.
Năm 24 tuổi, chàng ca sĩ trẻ Cole bắt đầu thu âm cho hãng Capitol Records với bài “ Straighten Up And Fly Right” lấy cảm hứng từ một câu chuyện dân gian của người da đen được cha dùng giảng đạo; bài hát này liền chiếm lĩnh vị trí đầu bảng xếp hạng và khiến cho Cole rất được trọng vọng trong ngành công nghiệp âm nhạc với hãng Capitol Records.
Thập niên 40 bắt đầu thời kỳ nhạc trữ tình của Cole với những bài top hits như “The Christmas Song”, “It’s Only A Paper Moon” và “For Sentimental Reasons”. Get Your Kicks On, Route 66 (1946) nhảy lên hạng 3. Mona Lisa là bản ballad xếp hạng 1 và bán được 3 triệu bản.
Cole cũng có tham gia trong lĩnh vực điện ảnh trong thập niên 50 nhưng chính ca nhạc mới đem lại thành công và danh tiếng để đời cho ông như một người tiền phong, một nghệ sĩ lẫy lừng của nhạc pop kết hợp jazz và đặc trưng ballad.
Những năm 50 và 60 khi Cole biểu diễn với các ban nhạc lớn, ông vẫn không bỏ ban nhạc tam tấu của mình. Những bài “Nature Boy”, Mona Lisa” (1950), “Too Young” và bài Unforgettable (1951) đều là top hit xếp hạng 1. Các top hit của Cole tiếp nối nhau như ” Smile”, “Pretend”,”A Blossom Fell,” and “If I May.”
Có thể nói Cole là ca sĩ da màu đầu tiên có nhiều ca khúc top hit bán chạy nhất so với các ca sĩ cùng thời ông, là niềm tự hào của người da đen thời ấy.Tuy vậy ông vẫn phải chịu đựng nạn kì thị chủng tôc khi bị tấn công và bị thương ở lưng trên sàn diễn năm 1956 ở Birmingham, Alabama khi đang hát bài Little Girl, ( sau đó ông đã giữ lời thề không trở lại phương Nam). Cole đã rất dũng cảm đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc thời kỳ thập niên 50 và đầu 60 khi mà sự khinh bỉ và căm ghét người da đen trong xã hội Mỹ khi ấy còn hết sức nặng nề. Chương trình TV trên kênh NBC của ông, chương trình của Cole do một người Mỹ gốc Phi tài trợ, bắt đầu tháng 11-1956, đã gây rất nhiều quan tâm và tranh cãi vào thời điểm đó.
Trong một số chương trình TV này, Cole phải chịu sự sỉ nhục là đánh phấn trắng để khán giả da trắng có thể chấp nhận ông. Tuy nhiên, năm 1948, ông không chịu ra đi khi những người hàng xóm da trắng ở khu sang trọng Beverly Hill kịch liệt phản đối vì ông đã mua nhà ở đây và đảng The Ku Klux Klan vẫn tiếp tục đe doạ ông.http://dotchuoinon.files.wordpress.com/2009/06/album-cover-nat-king-cole.jpg?w=300&h=300
Chính là nhờ tài ca hát của ông và tính khiêm nhường của ông đã khiến ông rất được yêu mến với cả những người da trắng, nên khi ông qua đời ở độ tuổi còn rất trẻ để lại niềm thương tiếc vô hạn cho người yêu nhạc khắp thế giới.Do nghiện thuốc lá, hút đến 3 gói thuốc mỗi ngày, Cole mất vì bệnh ung thư phổi ngày 15/2/1965 khi mới 46 tuổi.
Người nghệ sĩ tài danh này để lại một di sản âm nhạc cho bao thế hệ. Tháng 3 năm 2000, Cole được vinh danh vào Bảo Tàng Âm Nhạc Rock and Roll với giải thưởng Thành Tựu Trọn Đời như một nghệ sĩ vĩ đại đã có ảnh hưởng sâu sắc tới nền công nghiệp âm nhạc nói chung và thể loại nhạc rock and roll nói riêng. Đến tận ngày nay, những bài ballad đậm đà chất thơ nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng và tha thiết vẫn đi vào lòng người vào tận cùng sâu thẳm của cảm xúc, vượt thời gian và không gian xoá bỏ những ngăn cách dị biệt về địa vị, chủng tộc, tôn giáo trong thế giới diệu kỳ của âm nhạc.
Tiếng hát ngọt ngào của Nat “ King” Cole vẫn sống mãi cùng chúng ta.
Trong chương trình Nhạc Xanh hôm nay, xin giới thiệu 3 ca khúc của Nat King Cole để các bạn vừa thưởng thức vừa có thể chia sẻ lời dịch theo hứng thú của các bạn. Ngoài ra, do có yêu cầu từ một fan của Nhạc Xanh đề nghị nhạc ABBA
và cổ điển do Richard Clayderman biểu diễn (gửi về hộp thư của mình) nên xin post trước mấy bài mà Cole đã hát được chơi bởi Richard Clayderman. Nhạc sĩ dương cầm người Pháp này đã trình tấu hơn 1200 giai điệu trong đó có 267 đĩa vàng và 70 đĩa bạch kim, cũng là người mình rất yêu thích, nên sẽ giới thiệu với các bạn vào kỳ tới.
Mời các bạn nghe các bài Smile, Autumn Leaves, Mona Lisa, và Pretend.
Smile là bài hát chủ đề trong bộ phim câm cuối cùng “Modern Times” năm 1936 của vua hề Charlie Chaplin, do chính Charplin là tác giả của giai điệu. Nó chính thức có tên Smile khi được John Turner and Geoffrey Parsons thêm lời năm 1954. Smile được Cole ghi âm lập tức thành hit.
Smile nhắc chúng ta nhớ đến ý nghĩa của nụ cười trong cuộc sống của mỗi chúng ta, trong từng giây phút, thậm chí cả khi ta bị ngã quị trên đường đời, khi ta thấy buồn vì một vài điều bất ưng trong cuộc sống, gặp thất bại… Điều này nghe có vẻ hơi khó, nhưng chúng ta hãy cười, cười nhiều hơn, và tin rằng mọi nỗi buồn nếu có rồi sẽ qua và sau thất bại là thành công và niềm vui vẫn còn đó như với Nhạc Xanh- ĐCN.
Autumn Leaves: rất nổi tiếng, nguyên từ bài hát tiếng Pháp “Les feuilles mortes” ( The Dead Leaves), nhạc của Joseph Kosma, lời của nhà thơ Jacques Prévert, lời Anh do nhạc sĩ Mỹ Johnny Mercer viết.
Mona Lisa: bài hát của Ray Evans and Jay Livingston đạt được giải Oscar về bài hát hay nhất cho phim “Captain Carey, USA”, dẫn đầu bảng xếp hạng trong 8 tuần khi Cole hát bài này
Pretend: xếp thứ 2 trên Billboard 1953, nhạc và lời của Lew Douglas, Cliff Parman, and Frank Lavere
Thân ái chúc các bạn một ngày vui tươi bắt đầu tuần làm việc mới hiệu quả.
[B]
https://www.youtube.com/watch?v=kSuYpv9fkxU