Mặc Vũ
11-18-2010, 08:33 PM
James Bond có thực sự tồn tại?
Cơ quan tình báo nước ngoài của Anh vừa đưa ra một nhiệm vụ rất "không quen thuộc" với một tổ chức tình báo bí mật như vậy: cơ quan này yêu cầu một nhà viết sử nghiên cứu kỹ hồ sơ lưu trữ để viết lại lịch sử chính thức của tổ chức này.
MI-6, còn nổi tiếng dưới cái tên Cơ quan Tình báo bí mật (Secret Intelligence Service), có truyền thống giữ bí mật tuyệt đối từ khi mới thành lập và chỉ tới năm 1994 khi Chính phủ Anh thừa nhận sự tồn tại của tổ chức này thì cái tên MI-6 mới được mọi người biết đến.
Với tựa đề "MI-6 - The History of Secret Intelligence Service" (MI-6 - Lịch sử Cơ quan Tình báo bí mật), cuốn sách dày 800 trang được xuất bản cuối tháng 9 này của sử gia Keith Jeffery, Giáo sư tại đại học Queen's University ở Belfast, đã tiết lộ hàng loạt những thành quả và cả những phi vụ bất thành của tổ chức này trong suốt 40 năm đầu hoạt động, từ năm 1909 đến 1949. Đây là lần đầu tiên có một cuốn sách cung cấp đầy đủ thông tin như vậy về Cơ quan Tình báo đối ngoại Anh.
Sở dĩ MI-6 đưa ra giới hạn năm 1949 theo giới quan sát là do không muốn sử gia Keith Jeffery tiết lộ phi vụ đen tối nhất trong lịch sử tình báo Anh trong giai đoạn sau đó: đó là việc phát hiện sự phản bội của điệp viên Kim Philby cùng 4 thành viên khác trong nhóm "5 điệp viên Cambridge", những người này đã hoạt động hai mang khi làm việc cho KGB.
Trong suốt giai đoạn từ năm 1930 đến những năm 50 của thế kỷ trước, Kim Philby cùng 4 điệp viên trong nhóm của mình đã chuyển rất nhiều tài liệu tình báo quý giá cho Moskva.
Vào năm 1941, Philby gia nhập Cơ quan Tình báo Anh MI-6, bất chấp một thực tế là ông đang phục vụ cho tình báo Liên Xô kể từ năm 1933. M-16 chỉ nhận ra Philby là điệp viên 2 mang vào năm 1963. Philby trốn về Moskva thành công và sống nốt những năm tháng cuộc đời như một người hùng tại đây. Kim Philby qua đời năm 1988.
Cũng trong cuốn sách này, sử gia Keith Jeffery khẳng định các cơ quan tình báo Anh đã thành công trong việc mời những nhà văn nổi tiếng khi đó cộng tác trong nhiều năm liền như Graham Greene, Arthur Ransome, Somerset Maugham, và Malcolm Muggeridge, bằng cách lợi dụng những chuyến đi nước ngoài của các nhà văn này.
Thậm chí với một số nhà văn như Graham Greene chẳng hạn, kinh nghiệm hoạt động trong ngành tình báo đã ảnh hưởng rất nhiều tới phong cách viết văn của ông. Tuy được cơ quan tình báo huấn luyện và cung cấp cả vũ khí nhưng các cây bút làm gián điệp không được cấp "quyền được giết". Họ chủ yếu được trang bị nhằm mục đích tự vệ.
Sử gia Keith Jeffery giải thích rằng ngay cả James Bond, điệp viên nổi tiếng nhất của MI-6, theo tiểu thuyết nhà văn Ian Fleming, cũng được lấy cảm hứng từ một nhân vật có thực trong lịch sử tình báo Anh. Cuốn sách dành nhiều thời gian nói về các điệp viên, những nhân vật chính giúp hoạt động tình báo thành công. Các điệp viên James Bond ngoài đời thú vị hơn nhiều anh chàng Bond tưởng tượng.
Theo sử gia Jeffery, họ là đàn ông và đàn bà. Họ là người thực, có sự yếu đuối của người thực và cũng rất dũng cảm. Họ thường là những nhân vật để lại nhiều dấu ấn. Đó là các cá nhân như Wilfred Biffy Dunderdale, một điệp viên MI-6 nói tiếng Nga thành thạo đã có thời gian sống lâu năm ở Paris trong thập niên 30, nổi tiếng vì mê gái đẹp, những chiếc xe tốc độ cao.
Thời kỳ cuối sự nghiệp tình báo, Dunderdale trở thành bạn thân của Ian Fleming, cha đẻ nhân vật James Bond trong loạt truyện điệp viên 007 và ông được coi là nguyên mẫu của James Bond. Ngoài ra, còn phải kể tới Dudley Clarke, một điệp viên bị bắt ở Madrid, Tây Ban Nha, năm 1941 khi đang ăn mặc giả gái. Chính quyền phát xít Tây Ban Nha do không rõ Clarke là một gián điệp hay chỉ là một kẻ thích mặc đồ phụ nữ nên đã trả tự do cho ông. Sau đó, Clarke đã có một sự nghiệp huy hoàng trong hoạt động tình báo.
Nhân vật James Bond được dựng nên từ nguyên mẫu là điệp viên Dunderdale nhưng theo Keith Jeffery thì đã được phóng đại nhiều lần.
Bên cạnh đó là điệp viên Pieter Tazelaar, người được thả từ biển vào cạnh một sòng bạc của Hà Lan trong đêm, khi Thế chiến II đang diễn ra. Lúc bước lên bờ, Tazelaar cởi bỏ bộ quần áo cao su choàng bên ngoài, để lộ bộ quần áo dạ hội bên trong. Một cộng sự nhỏ vài giọt rượu mạnh Hennessy XO lên người Tazelaar và nhanh chóng biến ông trở thành một kẻ ăn chơi trác táng, qua đó xâm nhập đất Hà Lan thành công mà không bị phát hiện.
http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/thanhbinh1/22_su998-400.jpg
Sử gia Keith Jeffery - Tác giả cuốn sách.
Cuốn sách giải mã một số bí ẩn như việc nhân viên MI-6 không được cấp cái gọi là giấy phép giết người. Trong các cuốn sách của nhà văn Ian Fleming, Bond nhận được số hiệu 00, tức giấy phép giết người, bằng việc ám sát một điệp viên Nhật Bản trên tầng 36 của trung tâm Rockefeller, New York, Mỹ. Còn trong phim, anh đã giết tổng cộng 564 người. Nhưng theo Giáo sư Jeffery, trong 40 năm đầu tồn tại,
MI-6 chỉ liên quan tới việc giết hại 2 người, một là do tai nạn và người thứ hai là điệp viên hai mang người Pháp. Nhân vật này đã bị lực lượng kháng chiến Pháp phát hiện chân tướng nhờ sự giúp đỡ của MI-6 và đã bị hành quyết. Dù rằng MI-6 từng lên danh sách các yếu nhân trong chính quyền Đức Quốc xã có thể bị ám sát trước ngày đổ bộ lịch sử D-Day hồi năm 1944, kế hoạch này sau đó lại bị hủy bỏ. Phía tình báo cho rằng hoạt động ám sát là quá mạo hiểm, có thể gây phản ứng bất lợi và những vụ trả đũa đẫm máu.
Cuốn sách của sử gia Jeffery còn tiết lộ biệt danh Q, một nhà khoa học siêu phàm trong loạt truyện James Bond chuyên chế tạo các món đồ chơi công nghệ phục vụ hoạt động tình báo, được xây dựng từ các khoa học gia ngoài đời thực của MI-6. Họ là tác giả của những thiết bị như đèn pin chuyên phục vụ cho các nhiệm vụ trộm cắp tài liệu, thiết bị điện tử dùng để mở két sắt khóa mã, ống giảm thanh cho súng ngắn.
Các thiết bị khác gồm thuốc lá tẩm cocaine, thuốc buộc nói sự thật khi thẩm vấn, kính mắt áp tròng khiến mắt trông như bị đục thủy tinh thể, qua đó khiến người dùng nó không bị đi lính hoặc lao động cưỡng bức.
Họ cũng chế ra các loại máy ảnh gián điệp bé bằng bao diêm, chiếc bút bắn ra hơi cay để chống lại sự truy đuổi của đối phương, thiết bị giúp hủy tài liệu nhanh chóng trong chưa đầy 2 phút và vô vàn các phương tiện che giấu thông tin gián điệp.
Theo John Scarlett, cựu Giám đốc MI-6, thì “MI-6 - Lịch sử cơ quan tình báo bí mật” nhằm làm tăng nhận thức của những ai nhạy bén với thời cuộc và đông đảo công chúng muốn hiểu đúng về vai trò của MI-6 mà không gây trở ngại cho những hoạt động hiện hành của cơ quan tình báo cũng như nhân viên MI-6. Đối với MI-6, cuốn sách được xuất bản là một sự kiện chưa từng có. Trước đây chưa có tiền lệ và sau này sẽ không có sự kiện tương tựhttp://antg.cand.com.vn/Images/reddot.gif
Theo Giang Khuê (ANTG)
Cơ quan tình báo nước ngoài của Anh vừa đưa ra một nhiệm vụ rất "không quen thuộc" với một tổ chức tình báo bí mật như vậy: cơ quan này yêu cầu một nhà viết sử nghiên cứu kỹ hồ sơ lưu trữ để viết lại lịch sử chính thức của tổ chức này.
MI-6, còn nổi tiếng dưới cái tên Cơ quan Tình báo bí mật (Secret Intelligence Service), có truyền thống giữ bí mật tuyệt đối từ khi mới thành lập và chỉ tới năm 1994 khi Chính phủ Anh thừa nhận sự tồn tại của tổ chức này thì cái tên MI-6 mới được mọi người biết đến.
Với tựa đề "MI-6 - The History of Secret Intelligence Service" (MI-6 - Lịch sử Cơ quan Tình báo bí mật), cuốn sách dày 800 trang được xuất bản cuối tháng 9 này của sử gia Keith Jeffery, Giáo sư tại đại học Queen's University ở Belfast, đã tiết lộ hàng loạt những thành quả và cả những phi vụ bất thành của tổ chức này trong suốt 40 năm đầu hoạt động, từ năm 1909 đến 1949. Đây là lần đầu tiên có một cuốn sách cung cấp đầy đủ thông tin như vậy về Cơ quan Tình báo đối ngoại Anh.
Sở dĩ MI-6 đưa ra giới hạn năm 1949 theo giới quan sát là do không muốn sử gia Keith Jeffery tiết lộ phi vụ đen tối nhất trong lịch sử tình báo Anh trong giai đoạn sau đó: đó là việc phát hiện sự phản bội của điệp viên Kim Philby cùng 4 thành viên khác trong nhóm "5 điệp viên Cambridge", những người này đã hoạt động hai mang khi làm việc cho KGB.
Trong suốt giai đoạn từ năm 1930 đến những năm 50 của thế kỷ trước, Kim Philby cùng 4 điệp viên trong nhóm của mình đã chuyển rất nhiều tài liệu tình báo quý giá cho Moskva.
Vào năm 1941, Philby gia nhập Cơ quan Tình báo Anh MI-6, bất chấp một thực tế là ông đang phục vụ cho tình báo Liên Xô kể từ năm 1933. M-16 chỉ nhận ra Philby là điệp viên 2 mang vào năm 1963. Philby trốn về Moskva thành công và sống nốt những năm tháng cuộc đời như một người hùng tại đây. Kim Philby qua đời năm 1988.
Cũng trong cuốn sách này, sử gia Keith Jeffery khẳng định các cơ quan tình báo Anh đã thành công trong việc mời những nhà văn nổi tiếng khi đó cộng tác trong nhiều năm liền như Graham Greene, Arthur Ransome, Somerset Maugham, và Malcolm Muggeridge, bằng cách lợi dụng những chuyến đi nước ngoài của các nhà văn này.
Thậm chí với một số nhà văn như Graham Greene chẳng hạn, kinh nghiệm hoạt động trong ngành tình báo đã ảnh hưởng rất nhiều tới phong cách viết văn của ông. Tuy được cơ quan tình báo huấn luyện và cung cấp cả vũ khí nhưng các cây bút làm gián điệp không được cấp "quyền được giết". Họ chủ yếu được trang bị nhằm mục đích tự vệ.
Sử gia Keith Jeffery giải thích rằng ngay cả James Bond, điệp viên nổi tiếng nhất của MI-6, theo tiểu thuyết nhà văn Ian Fleming, cũng được lấy cảm hứng từ một nhân vật có thực trong lịch sử tình báo Anh. Cuốn sách dành nhiều thời gian nói về các điệp viên, những nhân vật chính giúp hoạt động tình báo thành công. Các điệp viên James Bond ngoài đời thú vị hơn nhiều anh chàng Bond tưởng tượng.
Theo sử gia Jeffery, họ là đàn ông và đàn bà. Họ là người thực, có sự yếu đuối của người thực và cũng rất dũng cảm. Họ thường là những nhân vật để lại nhiều dấu ấn. Đó là các cá nhân như Wilfred Biffy Dunderdale, một điệp viên MI-6 nói tiếng Nga thành thạo đã có thời gian sống lâu năm ở Paris trong thập niên 30, nổi tiếng vì mê gái đẹp, những chiếc xe tốc độ cao.
Thời kỳ cuối sự nghiệp tình báo, Dunderdale trở thành bạn thân của Ian Fleming, cha đẻ nhân vật James Bond trong loạt truyện điệp viên 007 và ông được coi là nguyên mẫu của James Bond. Ngoài ra, còn phải kể tới Dudley Clarke, một điệp viên bị bắt ở Madrid, Tây Ban Nha, năm 1941 khi đang ăn mặc giả gái. Chính quyền phát xít Tây Ban Nha do không rõ Clarke là một gián điệp hay chỉ là một kẻ thích mặc đồ phụ nữ nên đã trả tự do cho ông. Sau đó, Clarke đã có một sự nghiệp huy hoàng trong hoạt động tình báo.
Nhân vật James Bond được dựng nên từ nguyên mẫu là điệp viên Dunderdale nhưng theo Keith Jeffery thì đã được phóng đại nhiều lần.
Bên cạnh đó là điệp viên Pieter Tazelaar, người được thả từ biển vào cạnh một sòng bạc của Hà Lan trong đêm, khi Thế chiến II đang diễn ra. Lúc bước lên bờ, Tazelaar cởi bỏ bộ quần áo cao su choàng bên ngoài, để lộ bộ quần áo dạ hội bên trong. Một cộng sự nhỏ vài giọt rượu mạnh Hennessy XO lên người Tazelaar và nhanh chóng biến ông trở thành một kẻ ăn chơi trác táng, qua đó xâm nhập đất Hà Lan thành công mà không bị phát hiện.
http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/thanhbinh1/22_su998-400.jpg
Sử gia Keith Jeffery - Tác giả cuốn sách.
Cuốn sách giải mã một số bí ẩn như việc nhân viên MI-6 không được cấp cái gọi là giấy phép giết người. Trong các cuốn sách của nhà văn Ian Fleming, Bond nhận được số hiệu 00, tức giấy phép giết người, bằng việc ám sát một điệp viên Nhật Bản trên tầng 36 của trung tâm Rockefeller, New York, Mỹ. Còn trong phim, anh đã giết tổng cộng 564 người. Nhưng theo Giáo sư Jeffery, trong 40 năm đầu tồn tại,
MI-6 chỉ liên quan tới việc giết hại 2 người, một là do tai nạn và người thứ hai là điệp viên hai mang người Pháp. Nhân vật này đã bị lực lượng kháng chiến Pháp phát hiện chân tướng nhờ sự giúp đỡ của MI-6 và đã bị hành quyết. Dù rằng MI-6 từng lên danh sách các yếu nhân trong chính quyền Đức Quốc xã có thể bị ám sát trước ngày đổ bộ lịch sử D-Day hồi năm 1944, kế hoạch này sau đó lại bị hủy bỏ. Phía tình báo cho rằng hoạt động ám sát là quá mạo hiểm, có thể gây phản ứng bất lợi và những vụ trả đũa đẫm máu.
Cuốn sách của sử gia Jeffery còn tiết lộ biệt danh Q, một nhà khoa học siêu phàm trong loạt truyện James Bond chuyên chế tạo các món đồ chơi công nghệ phục vụ hoạt động tình báo, được xây dựng từ các khoa học gia ngoài đời thực của MI-6. Họ là tác giả của những thiết bị như đèn pin chuyên phục vụ cho các nhiệm vụ trộm cắp tài liệu, thiết bị điện tử dùng để mở két sắt khóa mã, ống giảm thanh cho súng ngắn.
Các thiết bị khác gồm thuốc lá tẩm cocaine, thuốc buộc nói sự thật khi thẩm vấn, kính mắt áp tròng khiến mắt trông như bị đục thủy tinh thể, qua đó khiến người dùng nó không bị đi lính hoặc lao động cưỡng bức.
Họ cũng chế ra các loại máy ảnh gián điệp bé bằng bao diêm, chiếc bút bắn ra hơi cay để chống lại sự truy đuổi của đối phương, thiết bị giúp hủy tài liệu nhanh chóng trong chưa đầy 2 phút và vô vàn các phương tiện che giấu thông tin gián điệp.
Theo John Scarlett, cựu Giám đốc MI-6, thì “MI-6 - Lịch sử cơ quan tình báo bí mật” nhằm làm tăng nhận thức của những ai nhạy bén với thời cuộc và đông đảo công chúng muốn hiểu đúng về vai trò của MI-6 mà không gây trở ngại cho những hoạt động hiện hành của cơ quan tình báo cũng như nhân viên MI-6. Đối với MI-6, cuốn sách được xuất bản là một sự kiện chưa từng có. Trước đây chưa có tiền lệ và sau này sẽ không có sự kiện tương tựhttp://antg.cand.com.vn/Images/reddot.gif
Theo Giang Khuê (ANTG)