PDA

View Full Version : Chính phủ Anh bị tố sử dụng trí tuệ nhân tạo sàng lọc hồ sơ nhập cư, tị nạn



giavui
11-15-2024, 01:54 AM
Chính phủ Anh bị tố sử dụng trí tuệ nhân tạo sàng lọc hồ sơ nhập cư, tị nạn



Sau tai tiếng trục xuất người nhập cư trái phép sang Rwanda khiến Luân Đôn phải từ bỏ dự án, chính phủ Anh nay lại bị các tổ chức phi chính phủ chỉ trích về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để sàng lọc hồ sơ xin nhập cư, tị nạn.


https://s.rfi.fr/media/display/5e32cca2-4be2-11ee-ae8c-005056a90284/w:1280/p:4x3/000_33RA8M2.jpg

Ảnh minh họa: Sau khi được vớt trên biển, một di dân và 3 trẻ em chờ xem chở đến trung tâm sàng lọc tại Dungeness, bờ biển phía nam Anh Quốc, ngày 16/08/2023. AFP - HENRY NICHOLLS

Từ Luân Đôn, thông tín viên Emeline Vin hôm 13/11/2024 giải thích :

Tổ chức phi chính phủ Privacy International đặc biệt bày tỏ mối quan ngại về một phần mềm có tên IPIC, viết tắt của “Nhận dạng và ưu tiên nhập cư”. Mục đích của việc sử dụng phần mềm này là tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định liên quan đến người nhập cư và những người xin tị nạn có khả năng bị trục xuất. Nhưng bằng cách nào ? Đó là thông qua việc phân tích hàng chục dữ liệu như tình trạng sức khỏe, sắc tộc, hoặc hồ sơ lý lịch tư pháp, theo tổ chức Privacy International. Chương trình IPIC xử lý mọi thông tin nói trên và đưa ra khuyến nghị nên hay không nên trục xuất cá nhân có liên quan.

Chính phủ Anh dường như đã bắt đầu sử dụng phần mềm IPIC vào khoảng những năm 2019-2020, thời gian số hồ sơ tăng vọt. Trong bối cảnh đó, công nghệ thường được xem như một giải pháp khắc phục tình trạng chậm trễ kéo dài và gây tốn kém cho ngân sách.

Về mặt chính thức, thuật toán đưa ra khuyến nghị phải tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của các nhân viên xử lý hồ sơ nhập cư. Trên thực tế, họ phải xử lý rất nhiều hồ sơ và không phải lúc nào cũng có phương tiện để tìm hiểu thật sâu, kỹ lưỡng các hồ sơ. Tất nhiên, họ có thể không làm theo khuyến nghị của phần mềm IPIC, nhưng khi đó phần mềm sẽ yêu cầu họ giải trình chi tiết.

Nói tóm lại là sẽ đơn giản hơn nhiều nếu các nhân viên này làm theo khuyến nghị của phần mềm. Tuy nhiên, người xin tị nạn không phải lúc nào cũng được thông báo rằng công nghệ này đã được sử dụng để họ có thể hướng đến khả năng kháng cáo. Chính phủ Anh cho đến giờ vẫn chưa muốn đưa ra phản ứng về thông tin nói trên».

Còn tại Canada, theo AFP, bộ trưởng Nhập Cư Marc Miller hôm qua, 13/11, khẳng định với báo giới là Ottawa sẽ không thi hành kế hoạch diện rộng nào về hợp thức hóa giấy tờ cho người nhập cư trái phép, ít nhất là từ nay đến cuộc bầu cử 20/11/2025. Theo nhiều ước tính, tại Canada đang có khoảng 100-500 ngàn người nhập cư bất hợp pháp. Cách nay vài tháng, thủ tướng Justin Trudeau từng hứa sẽ cấp giấy tờ hàng loạt cho những người này.




RFI