tieulacphong
10-06-2010, 01:24 AM
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
GS-TS Trần Ngọc Thêm
Cơ sở văn hóa Việt Nam, TP.HCM, 1996
Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Với người Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước, thì sự gắn bó với tự nhiên lại càng dài lâu và bền chặt. Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực tư duy là lối tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần, tính chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hệ quả trong lĩnh vực quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan tràn các nữ thần. Và vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp mà là các Bà mẹ, các Mẫu.
Trước hết, đó là Bà Trời, bà Đất, Bà Nước - những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, quan trọng nhất, thiết thân nhất đối với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa nước. Về sau, tuy do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa gốc du mục nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá, song tục thờ bộ ba nữ thần này vẫn lưu truyền trong dân gian dưới dạng tín ngưỡng TAM PHỦ với Mẫu Thượng Thiên (còn gọi là Mẫu Cửu Trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ). Mẫu Thượng ngàn và Mẫu Thoải (= thủy) - cai quản ba vùng trời-đất-nước. Nhiều nhà, ở góc sân vẫn có một bàn thờ lộ thiên gọi là bàn thờ Bà Thiên (hay bà Thiên Đài). Nhiều vùng, Bà Đất, Bà Nước tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Bà Đất còn tồn tại dưới tên gọi Mẹ Đất (Địa Mẫu) . Bà Nước cũng tồn lại dưới tên Bà Thuỷ ( Đi liền với bà Thuỷ là bà Hoả (dương tính như lửa mà cũng là Bà, đủ biết chất âm tính của văn hoá Việt mạnh đến như thế nào ! ).
Tục thờ Mặt Trời là một tín ngưỡng bắt nguồn từ vùng nông nghiệp Đông Nam Á. Không trống đồng, thạp đồng nào là không khắc hình mặt trời ở tâm; ở phương Nam, toàn dân thờ trời (bàn thờ bà Thiên Đài), ở Trung Hoa thời Kiệt - Trụ chưa thờ Trời, về sau cũng chỉ có vua (con trời) là thờ trời thôi, dân Trung Hoa không thờ trời (Kinh Xuân Thu ghi : "Dân thờ trời là đắc tội với Thiên tử"). Lễ Nam giao và lễ Tịch Điền mà trước đây triều đình thường tổ chức có thể xem là một hình thức nhà nước hoá tục Trời và thờ Đất.
Tiếp theo trời- đất- nước là các bà Mây-Mưa-Sấm-Chớp - những hiện tượng tự nhiên có vai trò hết sức to lớn trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đến khi đạo Phật vào Việt nam, nhóm nữ thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp này được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp : Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (Thần Sấm) thờ ở chùa Bà Tướng, Pháp Điện (Thần Chớp) thờ ở chùa Bà Dàn. Lòng tin của nhân dân vào hệ thống Tứ Pháp mạnh đến nỗi vào thời Lí, nhiều lần triều đình đã phải rước tượng Pháp Vân về Thăng Long cầu đảo, thậm chí rước theo đoàn quân đi đánh giặc...
Người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời gian. Thần không gian được hình dung thco nguyên lí Ngũ Hành Nương Nương. Ngũ Phương chi thần coi sóc trung ương và bốn hướng; Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Theo địa chí, người ta thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển (12 vị thần, mỗi vị coi sóc một năm thco Tí, Sửu, Dần, Mão,...). Thời gian kéo dài, bảo tồn sự sống vô tận nên 12 nữ thần này đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở - đó là Mười Hai Bà Mụ.
Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên còn có việc Thờ Động vật và thực vật . Trong khi nếp sống trọng sức mạnh của loại hình văn hóa gỗc du mục dẫn đến tục tôn thờ những con thú dữ (như chó sói, hổ, chim ưng, đại bàng....) thì nếp sống tình cảm, hiếu hòa của loại hình văn hóa nông nghiệp dẫn người Việt Nam đến tục thờ các con thú hiền như hươu, nai, trâu, cóc...; riêng loại hình nông nghiệp lúa nước của ta còn thờ một số động vật sống ở nước như : chim, nước, rắn, cá sấu.
Chim, rắn, cá sấu chính là những loài phổ biến hơn cả ở vùng sông nước, và do vậy, thuộc loại động vật được sùng bái hàng đầu. Người Việt có câu : nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng. Thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con vật này lên mức biểu trưng : Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc "họ Hồng Bàng" và là "giống Rồng Tiên" (thành ngữ : con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên). Hồng Bàng chính là một loài chim nước lớn ("bàng" là lớn, chữ "hồng"(chữ Hán) ghép bởi chữ giang là sông nước và chữ điểu là chim). Tiên Rồng là một cặp đôi (chỉ có dân tư duy theo lối triết lí âm dương mới có vật tổ cặp đôi), trong đó Tiên được trừu tượng hoá từ giống chim (cho nên mẹ Âu Cơ đẻ trứng ! ), còn Rồng được trừu tượng hoá từ hai loại bò sát rắn và cá sấu có rất nhiều ở vùng nước Đông Nam á.
Hìnn tượng Con Rồng vốn xuất phát từ vùng Đông Nam á - đó là điều đã được giới khoa học khẳng định. Nếp sống tình cảm hiếu hòa của người nông nghiệp đã biến con cá sấu ác thành con rồng hiền, con vật phù hộ cho người dân nông nghiệp. Hình cá sấu là mô típ trang trí khá phổ biến trong các đồ đồng Đông Sơn. Cá Sấu - Rồng được coi là chúa tể cai quản vùng sông nước với tên gọi Bua Khú (Vua Sấu) ở người Mường, Long Quân, Long Vương ở người Việt. Con Rồng Việt Nam mang đầy đủ hai nét đặc trưng cơ bản của tư duy nông nghiệp là tổng hợp và linh hoạt : là kết hợp của cá sấu và rắn, sinh ra từ nước và bay lên trời, bay lên trời mà không cần phải có cánh, miệng vừa phun nước vừa phun lửa. Rất nhiều địa danh Việt Nam được đặt tên "rồng": Hàm Rồng, Hàm Long, Thăng Long, Hạ Long, Cửu Long, Bạch Long Vĩ, Long Đỗ, Long Điền, Long Môn, v.v.
Từ vùng Đông Nam á này, hình tượng con rồng đã được hội nhập vào văn hóa Trung Hoa và đồng thời được đưa đến những vùng xa xôi nhất của châu Âu từ rất sớm. Ở những xứ này con rồng đã bị dương tính hóa : thân hình thì thu ngắn lại và giống thú, còn tính cách thì ác độc và dữ tợn. Đến phương Tây, nó được xem như một con vật xấu xa và còn bị lối tư duy phân tích gán thêm cho đôi cánh.
Thực vật thì được tôn sùng nhất là cây Lúa : khắp nơi - dù là vùng người Việt hay vùng các dân tộc - đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,...Thứ đến các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây Đa, cây Dâu, quả Bầu,...
GS-TS Trần Ngọc Thêm
Cơ sở văn hóa Việt Nam, TP.HCM, 1996
Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Với người Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước, thì sự gắn bó với tự nhiên lại càng dài lâu và bền chặt. Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực tư duy là lối tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần, tính chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hệ quả trong lĩnh vực quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan tràn các nữ thần. Và vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp mà là các Bà mẹ, các Mẫu.
Trước hết, đó là Bà Trời, bà Đất, Bà Nước - những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, quan trọng nhất, thiết thân nhất đối với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa nước. Về sau, tuy do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa gốc du mục nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá, song tục thờ bộ ba nữ thần này vẫn lưu truyền trong dân gian dưới dạng tín ngưỡng TAM PHỦ với Mẫu Thượng Thiên (còn gọi là Mẫu Cửu Trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ). Mẫu Thượng ngàn và Mẫu Thoải (= thủy) - cai quản ba vùng trời-đất-nước. Nhiều nhà, ở góc sân vẫn có một bàn thờ lộ thiên gọi là bàn thờ Bà Thiên (hay bà Thiên Đài). Nhiều vùng, Bà Đất, Bà Nước tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Bà Đất còn tồn tại dưới tên gọi Mẹ Đất (Địa Mẫu) . Bà Nước cũng tồn lại dưới tên Bà Thuỷ ( Đi liền với bà Thuỷ là bà Hoả (dương tính như lửa mà cũng là Bà, đủ biết chất âm tính của văn hoá Việt mạnh đến như thế nào ! ).
Tục thờ Mặt Trời là một tín ngưỡng bắt nguồn từ vùng nông nghiệp Đông Nam Á. Không trống đồng, thạp đồng nào là không khắc hình mặt trời ở tâm; ở phương Nam, toàn dân thờ trời (bàn thờ bà Thiên Đài), ở Trung Hoa thời Kiệt - Trụ chưa thờ Trời, về sau cũng chỉ có vua (con trời) là thờ trời thôi, dân Trung Hoa không thờ trời (Kinh Xuân Thu ghi : "Dân thờ trời là đắc tội với Thiên tử"). Lễ Nam giao và lễ Tịch Điền mà trước đây triều đình thường tổ chức có thể xem là một hình thức nhà nước hoá tục Trời và thờ Đất.
Tiếp theo trời- đất- nước là các bà Mây-Mưa-Sấm-Chớp - những hiện tượng tự nhiên có vai trò hết sức to lớn trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đến khi đạo Phật vào Việt nam, nhóm nữ thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp này được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp : Pháp Vân (thần Mây) thờ ở chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (Thần Sấm) thờ ở chùa Bà Tướng, Pháp Điện (Thần Chớp) thờ ở chùa Bà Dàn. Lòng tin của nhân dân vào hệ thống Tứ Pháp mạnh đến nỗi vào thời Lí, nhiều lần triều đình đã phải rước tượng Pháp Vân về Thăng Long cầu đảo, thậm chí rước theo đoàn quân đi đánh giặc...
Người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời gian. Thần không gian được hình dung thco nguyên lí Ngũ Hành Nương Nương. Ngũ Phương chi thần coi sóc trung ương và bốn hướng; Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Theo địa chí, người ta thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển (12 vị thần, mỗi vị coi sóc một năm thco Tí, Sửu, Dần, Mão,...). Thời gian kéo dài, bảo tồn sự sống vô tận nên 12 nữ thần này đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở - đó là Mười Hai Bà Mụ.
Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên còn có việc Thờ Động vật và thực vật . Trong khi nếp sống trọng sức mạnh của loại hình văn hóa gỗc du mục dẫn đến tục tôn thờ những con thú dữ (như chó sói, hổ, chim ưng, đại bàng....) thì nếp sống tình cảm, hiếu hòa của loại hình văn hóa nông nghiệp dẫn người Việt Nam đến tục thờ các con thú hiền như hươu, nai, trâu, cóc...; riêng loại hình nông nghiệp lúa nước của ta còn thờ một số động vật sống ở nước như : chim, nước, rắn, cá sấu.
Chim, rắn, cá sấu chính là những loài phổ biến hơn cả ở vùng sông nước, và do vậy, thuộc loại động vật được sùng bái hàng đầu. Người Việt có câu : nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng. Thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con vật này lên mức biểu trưng : Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc "họ Hồng Bàng" và là "giống Rồng Tiên" (thành ngữ : con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên). Hồng Bàng chính là một loài chim nước lớn ("bàng" là lớn, chữ "hồng"(chữ Hán) ghép bởi chữ giang là sông nước và chữ điểu là chim). Tiên Rồng là một cặp đôi (chỉ có dân tư duy theo lối triết lí âm dương mới có vật tổ cặp đôi), trong đó Tiên được trừu tượng hoá từ giống chim (cho nên mẹ Âu Cơ đẻ trứng ! ), còn Rồng được trừu tượng hoá từ hai loại bò sát rắn và cá sấu có rất nhiều ở vùng nước Đông Nam á.
Hìnn tượng Con Rồng vốn xuất phát từ vùng Đông Nam á - đó là điều đã được giới khoa học khẳng định. Nếp sống tình cảm hiếu hòa của người nông nghiệp đã biến con cá sấu ác thành con rồng hiền, con vật phù hộ cho người dân nông nghiệp. Hình cá sấu là mô típ trang trí khá phổ biến trong các đồ đồng Đông Sơn. Cá Sấu - Rồng được coi là chúa tể cai quản vùng sông nước với tên gọi Bua Khú (Vua Sấu) ở người Mường, Long Quân, Long Vương ở người Việt. Con Rồng Việt Nam mang đầy đủ hai nét đặc trưng cơ bản của tư duy nông nghiệp là tổng hợp và linh hoạt : là kết hợp của cá sấu và rắn, sinh ra từ nước và bay lên trời, bay lên trời mà không cần phải có cánh, miệng vừa phun nước vừa phun lửa. Rất nhiều địa danh Việt Nam được đặt tên "rồng": Hàm Rồng, Hàm Long, Thăng Long, Hạ Long, Cửu Long, Bạch Long Vĩ, Long Đỗ, Long Điền, Long Môn, v.v.
Từ vùng Đông Nam á này, hình tượng con rồng đã được hội nhập vào văn hóa Trung Hoa và đồng thời được đưa đến những vùng xa xôi nhất của châu Âu từ rất sớm. Ở những xứ này con rồng đã bị dương tính hóa : thân hình thì thu ngắn lại và giống thú, còn tính cách thì ác độc và dữ tợn. Đến phương Tây, nó được xem như một con vật xấu xa và còn bị lối tư duy phân tích gán thêm cho đôi cánh.
Thực vật thì được tôn sùng nhất là cây Lúa : khắp nơi - dù là vùng người Việt hay vùng các dân tộc - đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa,...Thứ đến các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây Đa, cây Dâu, quả Bầu,...