duyanh
10-11-2024, 01:03 PM
Tổng thống Philippines cáo buộc Trung Quốc quấy rối ở Biển Đông, kêu gọi ASEAN phản ứng
Tại Hội nghị cấp cao khu vực ASEAN hôm thứ Năm (9/10), Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã gây áp lực lên các nhà lãnh đạo Đông Nam Á và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, cáo buộc Bắc Kinh quấy rối và đe dọa.
https://media.gettyimages.com/id/2177005411/photo/laos-asean-diplomacy.jpg?s=1024x1024&w=gi&k=20&c=MbZxRi8hEPmUxbRWzmYl6asU6BYKlx1khiUfmRUnq-k=
Ngày 10/10/2024, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Lào lần thứ 21 trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 ở Viêng Chăn, thủ đô của Lào, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (thứ 2 từ trái sang) và lãnh đạo các nước chụp ảnh chung. (Ảnh: Nhac Nguyen/AFP qua Getty Images)
Theo Reuters, tại hội nghị thượng đỉnh tổ chức ở thủ đô Lào vào ngày 9/10, Tổng thống Marcos Jr. đã nói với các nhà lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường rằng vấn đề Biển Đông phải đạt được tiến bộ thiết thực và tất cả các bên phải chân thành, cởi mở và coi trọng sự khác biệt, nhằm giảm bớt cục diện căng thẳng.
Trung Quốc và Philippines tiếp tục đối đầu ở khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Philippines cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc có hành vi xâm lược và thường xuyên sử dụng bạo lực, như vòi rồng, tia laser cấp quân sự và thậm chí cả rìu. Trong khi đó, Bắc Kinh cáo buộc Philippines liên tục xâm nhập và khiêu khích.
Các tranh chấp, đôi khi mang tính bạo lực, đã làm dấy lên lo ngại về sự leo thang trong khu vực và cuối cùng có thể lan sang Mỹ. Mỹ đã ký hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 với Philippines, cam kết bảo vệ nước này trong trường hợp bị tấn công.
Theo một tuyên bố từ văn phòng của Tổng thống, ông Marcos Jr. lưu ý tại cuộc họp rằng tốc độ đàm phán về quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (ĐCSTQ) nên khẩn cấp hơn. Tình hình ở Biển Đông vẫn căng thẳng và không có bất kỳ thay đổi nào. Philippines tiếp tục bị ĐCSTQ quấy rối và đe dọa.
Ngày 23/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này đã thực hiện “biện pháp đối phó” đối với 2 máy bay quân sự của Philippines gần Đá Subi ở Biển Đông.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/06/Philippines-1-1-1024x576.jpg
Cảnh sát biển ĐCSTQ đụng độ với Philippines bằng vũ khí đơn giản ở Biển Đông (Ảnh: Public Domain)
4 ngày trước đó, các tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc đã vô cớ đâm vào 2 tàu của Philippines gần bãi cạn Sa Bin khi họ đang cố gắng tiếp tế cho lực lượng đồn trú tại đảo Flat và đảo Nanshan.
Động thái này diễn ra sau các hành động hiếu chiến vào ngày 17/6 tại Bãi Cỏ Mây gần đó, khi các tàu Trung Quốc đâm vào tàu của Philippines, bắt giữ 2 tàu và làm bị thương 8 thủy thủ, trong đó có một người bị thương nặng.
Ngày 5/3, Trung Quốc đã làm bị thương 4 thủy thủ Philippines tại Bãi Cỏ Mây, nơi Manila đã đặt trên cạn tàu Sierra Madre, một tàu thời Thế chiến II, vào năm 1999 để củng cố các yêu sách lãnh thổ của mình.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và đã triển khai đội tàu tuần duyên vào sâu trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm các vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, Brunei, Philippines và Việt Nam.
Mặc dù Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague, Hà Lan đã ra phán quyết vào năm 2016, rằng các yêu sách mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở pháp lý, nhưng Bắc Kinh vẫn từ chối chấp nhận điều này.
ASEAN và Trung Quốc lần đầu tiên thống nhất ý tưởng về quy tắc hàng hải vào năm 2002, nhưng quá trình xây dựng chính thức mãi đến năm 2017 mới bắt đầu.
Kể từ đó, tiến độ diễn ra cực kỳ chậm chạp, với các khuôn khổ và phương thức đàm phán được thảo luận, cũng như các hướng dẫn được ban hành trong nhiều năm nhằm cố gắng đẩy nhanh quá trình. Một số thành viên ASEAN lo ngại rằng bộ quy tắc ứng xử này không có tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết đây không phải là tình trạng tĩnh tại hay trì trệ. Tổng thống Marcos Jr. rất thất vọng khi các bên liên quan không thể thống nhất ngay cả trong những điều đơn giản.
Ông nói, không có sự đồng thuận về định nghĩa của một khái niệm cơ bản sẽ giống như tự trói buộc bản thân.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 9/10, bà Mao Ninh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, cho biết Trung Quốc cam kết thúc đẩy thương lượng về quy tắc ứng xử, và luôn kiên quyết giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và thương lượng. Bà cũng cho biết Trung Quốc “phản đối mọi hành vi xâm phạm và khiêu khích”.
Bình Minh (t/h)
Tại Hội nghị cấp cao khu vực ASEAN hôm thứ Năm (9/10), Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã gây áp lực lên các nhà lãnh đạo Đông Nam Á và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, cáo buộc Bắc Kinh quấy rối và đe dọa.
https://media.gettyimages.com/id/2177005411/photo/laos-asean-diplomacy.jpg?s=1024x1024&w=gi&k=20&c=MbZxRi8hEPmUxbRWzmYl6asU6BYKlx1khiUfmRUnq-k=
Ngày 10/10/2024, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Lào lần thứ 21 trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 ở Viêng Chăn, thủ đô của Lào, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (thứ 2 từ trái sang) và lãnh đạo các nước chụp ảnh chung. (Ảnh: Nhac Nguyen/AFP qua Getty Images)
Theo Reuters, tại hội nghị thượng đỉnh tổ chức ở thủ đô Lào vào ngày 9/10, Tổng thống Marcos Jr. đã nói với các nhà lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường rằng vấn đề Biển Đông phải đạt được tiến bộ thiết thực và tất cả các bên phải chân thành, cởi mở và coi trọng sự khác biệt, nhằm giảm bớt cục diện căng thẳng.
Trung Quốc và Philippines tiếp tục đối đầu ở khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Philippines cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc có hành vi xâm lược và thường xuyên sử dụng bạo lực, như vòi rồng, tia laser cấp quân sự và thậm chí cả rìu. Trong khi đó, Bắc Kinh cáo buộc Philippines liên tục xâm nhập và khiêu khích.
Các tranh chấp, đôi khi mang tính bạo lực, đã làm dấy lên lo ngại về sự leo thang trong khu vực và cuối cùng có thể lan sang Mỹ. Mỹ đã ký hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 với Philippines, cam kết bảo vệ nước này trong trường hợp bị tấn công.
Theo một tuyên bố từ văn phòng của Tổng thống, ông Marcos Jr. lưu ý tại cuộc họp rằng tốc độ đàm phán về quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (ĐCSTQ) nên khẩn cấp hơn. Tình hình ở Biển Đông vẫn căng thẳng và không có bất kỳ thay đổi nào. Philippines tiếp tục bị ĐCSTQ quấy rối và đe dọa.
Ngày 23/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này đã thực hiện “biện pháp đối phó” đối với 2 máy bay quân sự của Philippines gần Đá Subi ở Biển Đông.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/06/Philippines-1-1-1024x576.jpg
Cảnh sát biển ĐCSTQ đụng độ với Philippines bằng vũ khí đơn giản ở Biển Đông (Ảnh: Public Domain)
4 ngày trước đó, các tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc đã vô cớ đâm vào 2 tàu của Philippines gần bãi cạn Sa Bin khi họ đang cố gắng tiếp tế cho lực lượng đồn trú tại đảo Flat và đảo Nanshan.
Động thái này diễn ra sau các hành động hiếu chiến vào ngày 17/6 tại Bãi Cỏ Mây gần đó, khi các tàu Trung Quốc đâm vào tàu của Philippines, bắt giữ 2 tàu và làm bị thương 8 thủy thủ, trong đó có một người bị thương nặng.
Ngày 5/3, Trung Quốc đã làm bị thương 4 thủy thủ Philippines tại Bãi Cỏ Mây, nơi Manila đã đặt trên cạn tàu Sierra Madre, một tàu thời Thế chiến II, vào năm 1999 để củng cố các yêu sách lãnh thổ của mình.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và đã triển khai đội tàu tuần duyên vào sâu trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm các vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, Brunei, Philippines và Việt Nam.
Mặc dù Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague, Hà Lan đã ra phán quyết vào năm 2016, rằng các yêu sách mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở pháp lý, nhưng Bắc Kinh vẫn từ chối chấp nhận điều này.
ASEAN và Trung Quốc lần đầu tiên thống nhất ý tưởng về quy tắc hàng hải vào năm 2002, nhưng quá trình xây dựng chính thức mãi đến năm 2017 mới bắt đầu.
Kể từ đó, tiến độ diễn ra cực kỳ chậm chạp, với các khuôn khổ và phương thức đàm phán được thảo luận, cũng như các hướng dẫn được ban hành trong nhiều năm nhằm cố gắng đẩy nhanh quá trình. Một số thành viên ASEAN lo ngại rằng bộ quy tắc ứng xử này không có tính ràng buộc về mặt pháp lý.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết đây không phải là tình trạng tĩnh tại hay trì trệ. Tổng thống Marcos Jr. rất thất vọng khi các bên liên quan không thể thống nhất ngay cả trong những điều đơn giản.
Ông nói, không có sự đồng thuận về định nghĩa của một khái niệm cơ bản sẽ giống như tự trói buộc bản thân.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 9/10, bà Mao Ninh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, cho biết Trung Quốc cam kết thúc đẩy thương lượng về quy tắc ứng xử, và luôn kiên quyết giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và thương lượng. Bà cũng cho biết Trung Quốc “phản đối mọi hành vi xâm phạm và khiêu khích”.
Bình Minh (t/h)