PDA

View Full Version : Liên Âu họp bàn chuyển người nhập cư trái phép ra khỏi khối



duyanh
10-10-2024, 12:51 PM
Liên Âu họp bàn chuyển người nhập cư trái phép ra khỏi khối





Vấn đề quản lý, cho hồi hương người nhập cư lại được đưa vào chương trình nghị sự của Liên Hiệp Châu Âu. Hôm nay 10/10/2024, bộ trưởng Nội Vụ của các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp tại Luxembourg để thảo luận cụ thể về đề xuất chuyển người nhập cư đến các « trung tâm hồi hương » đặt tại một nước thứ ba, ngoài Liên Âu.


https://s.rfi.fr/media/display/b52e112a-54c5-11ed-8400-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP22252247165603.jpg (https://s.rfi.fr/media/display/b52e112a-54c5-11ed-8400-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP22252247165603.jpg)

Khu vực trụ sở của Liên Âu tại Bruxelles, Bỉ. Ảnh chụp ngày 9/9/2022. AP - Olivier Matthys

Theo AFP, đây là một trong « các giải pháp đổi mới », dựa theo đề xuất của chính quyền Hungary và Ý, mà các bộ trưởng Nội Vụ của 27 nước thành viên Liên Âu được đề nghị thảo luận trong bữa ăn trưa bàn công việc hôm nay tại Luxembourg.

Về phía Pháp, bộ trưởng Nội Vụ Bruno Retailleau nhấn mạnh « chúng ta trước tiên không được loại trừ bất kỳ giải pháp nào », nhưng lưu ý đến việc có « nhiều nhóm » người di cư khác nhau, và biện pháp này không thể áp dụng cho nhóm « người xin tị nạn » ở Pháp, chiểu theo lời mói đầu của Hiến pháp Pháp năm 1946.

Trong khi đó, bộ trưởng Nội Vụ Đức, bà Nancy Faeser, thì tỏ ra thận trọng, nhắc lại rằng việc chuyển di dân như vậy ra ngoài Liên Âu đòi hỏi Bruxelles phải có « thỏa thuận với quốc gia đối tác (nước thứ ba) » và trên thực tế, đây là vấn đề chính.

Theo các nguồn tin ngoại giao, cuộc thảo luận về chủ đề này khó dẫn đến thành công, nhưng cho thấy Liên Âu tỏ ra cứng rắn hơn trong vấn đề tiếp nhận di dân quốc tế, vào lúc phe cực hữu đang trỗi dậy ở nhiều nước thành viên.

Ý tưởng về những « trung tâm » tiếp nhận di dân này xuất phát từ thỏa thuận gây tranh cãi mà chính phủ của thủ tướng Ý, Giorgia Meloni, ký kết với chính quyền Albani, để lập 2 trung tâm tiếp nhận di dân bị bắt ở vùng biển của Ý. Anh Quốc cũng từng lên kế hoạch nhằm trục xuất người nhập cư trái phép đến Rwanda, nhưng sau đó Luân Đôn đã từ bỏ dự án sau khi bị chỉ trích nặng nề.

Mới đây, đề xuất của Hà Lan và Áo về chủ đề trục xuất đã nhận được sự ủng hộ của các nước Đức và Pháp nhằm « tạo thuận lợi » và « đẩy nhanh » việc trục xuất di dân trái phép.




RFI