duyanh
09-18-2024, 12:59 PM
Trung Quốc đâm tàu Philippines trong khi phóng viên ‘60 Minutes’ đang ở trên tàu
MANILA, Philippines (NV) – Một loạt các cuộc đụng độ ngày càng gia tăng trên Biển Đông giữa tàu bè của Philippines và Trung Quốc có thể lôi kéo Mỹ, quốc gia có hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Philippines, vào cuộc xung đột tại vùng Á Châu-Thái Bình Dương, Đài CBS cho hay hôm Thứ Ba, 17 Tháng Chín.
Phóng viên chương trình 60 Minutes của Đài CBS có mặt trên con tàu Cảnh Sát Biển Philippines đã có cái nhìn tại chỗ về tình hình căng thẳng khi chiếc tàu này bị một tàu Cảnh Sát Biển Trung Quốc đâm vào.
Từ hai năm qua, tàu bè Trung Quốc đã nhiều lần đâm vào tàu Philippines và trấn áp tàu đối phương bằng vòi xịt nước. Qua một cuộc phỏng vấn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines Gilberto Teodoro cho biết hiện đang có những cuộc bàn bạc giữa Washington và Manila về tình huống nào sẽ kích động sự can thiệp của Mỹ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/China-rammed-a-Philippine-ship-while-60-Minutes-was-on-board.png
Tàu Tuần Duyên Philippines hư hại sau khi tàu Trung Quốc đâm vào trong tháng Tám, 2024, khi đang có phóng viên CBS 60 Minutes tháp tùng (Hình: CBS)
“Tôi thật sự không biết sự việc sẽ kết thúc như thế nào,” vị bộ trưởng nói. “Tất cả những gì tôi biết là chúng ta không thể để đối phương ung dung thoát khỏi những hành động nói trên của họ.”
Trung Quốc từng tuyên bố chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, mà quốc tế gọi là South China Sea và Manila gọi là Biển Tây Philippine, nơi có hơn $3 nghìn tỷ hàng hóa quốc tế lưu thông hàng năm. Nhưng vào năm 2016, Tòa Án Quốc Tế tại The Hague đã phán quyết rằng Philippines có độc quyền kinh tế trong một vùng biển dài 200 mile, bao trùm luôn khu vực nơi con tàu Philippines bị đâm lúc nó đang chở theo phóng viên 60 Minutes.
Trung Quốc không công nhận phán quyết nói trên của tòa án quốc tế.
“Ngụ ngôn về đứa trẻ bắt nạt bạn học trên sân trường là tỷ dụ hay nhất về hành vi của Trung Quốc,” Bộ Trưởng Teodoro nói. “Nó làm cho người ta bực mình hết sức.”
Đại Tá hồi hưu Ray Powell của Không Quân Mỹ, nhà điều hành tổ chức phi lợi nhuận Sealight tại Trung Tâm Đổi Mới An Ninh Quốc Gia Gordian Knot của Đại Học Stanford University và là chuyên gia theo dõi các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, nói rằng Trung Quốc thoát khỏi hậu quả của các hành động của mình bởi vì luật pháp không được thực thi.
“Trung Quốc tự quyết định rằng, vào thời điểm này trong lịch sử của mình, họ đủ lớn mạnh để có thể chà đạp lên luật pháp quốc tế,” ông Powell nói. (TTHN)
MANILA, Philippines (NV) – Một loạt các cuộc đụng độ ngày càng gia tăng trên Biển Đông giữa tàu bè của Philippines và Trung Quốc có thể lôi kéo Mỹ, quốc gia có hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Philippines, vào cuộc xung đột tại vùng Á Châu-Thái Bình Dương, Đài CBS cho hay hôm Thứ Ba, 17 Tháng Chín.
Phóng viên chương trình 60 Minutes của Đài CBS có mặt trên con tàu Cảnh Sát Biển Philippines đã có cái nhìn tại chỗ về tình hình căng thẳng khi chiếc tàu này bị một tàu Cảnh Sát Biển Trung Quốc đâm vào.
Từ hai năm qua, tàu bè Trung Quốc đã nhiều lần đâm vào tàu Philippines và trấn áp tàu đối phương bằng vòi xịt nước. Qua một cuộc phỏng vấn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines Gilberto Teodoro cho biết hiện đang có những cuộc bàn bạc giữa Washington và Manila về tình huống nào sẽ kích động sự can thiệp của Mỹ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/China-rammed-a-Philippine-ship-while-60-Minutes-was-on-board.png
Tàu Tuần Duyên Philippines hư hại sau khi tàu Trung Quốc đâm vào trong tháng Tám, 2024, khi đang có phóng viên CBS 60 Minutes tháp tùng (Hình: CBS)
“Tôi thật sự không biết sự việc sẽ kết thúc như thế nào,” vị bộ trưởng nói. “Tất cả những gì tôi biết là chúng ta không thể để đối phương ung dung thoát khỏi những hành động nói trên của họ.”
Trung Quốc từng tuyên bố chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, mà quốc tế gọi là South China Sea và Manila gọi là Biển Tây Philippine, nơi có hơn $3 nghìn tỷ hàng hóa quốc tế lưu thông hàng năm. Nhưng vào năm 2016, Tòa Án Quốc Tế tại The Hague đã phán quyết rằng Philippines có độc quyền kinh tế trong một vùng biển dài 200 mile, bao trùm luôn khu vực nơi con tàu Philippines bị đâm lúc nó đang chở theo phóng viên 60 Minutes.
Trung Quốc không công nhận phán quyết nói trên của tòa án quốc tế.
“Ngụ ngôn về đứa trẻ bắt nạt bạn học trên sân trường là tỷ dụ hay nhất về hành vi của Trung Quốc,” Bộ Trưởng Teodoro nói. “Nó làm cho người ta bực mình hết sức.”
Đại Tá hồi hưu Ray Powell của Không Quân Mỹ, nhà điều hành tổ chức phi lợi nhuận Sealight tại Trung Tâm Đổi Mới An Ninh Quốc Gia Gordian Knot của Đại Học Stanford University và là chuyên gia theo dõi các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, nói rằng Trung Quốc thoát khỏi hậu quả của các hành động của mình bởi vì luật pháp không được thực thi.
“Trung Quốc tự quyết định rằng, vào thời điểm này trong lịch sử của mình, họ đủ lớn mạnh để có thể chà đạp lên luật pháp quốc tế,” ông Powell nói. (TTHN)