duyanh
09-11-2024, 01:01 PM
Nga và Bắc Triều Tiên bị tố cáo tại Đối thoại Quốc phòng ở Hàn Quốc
Trong hai ngày 11 và 12/09/2024, khoảng 900 đại biểu từ 67 nước tham gia Đối thoại Seoul về Quốc phòng (SDD) lần thứ 13 do Hàn Quốc tổ chức. Thách thức an ninh toàn cầu và tìm giảI pháp hợp tác quốc tế là hai chủ đề chính được đề cập tại hội nghị.
https://s.rfi.fr/media/display/432996be-2186-11ef-b025-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP24113808546153-1.jpg (https://s.rfi.fr/media/display/432996be-2186-11ef-b025-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP24113808546153-1.jpg)
(Ảnh minh họa) - Bắc Triều Tiên thử tên lửa bắn chặn một vụ tấn công hạt nhân của "kẻ thù" ngày 22/04/2024. Ảnh của chính phủ Bình Nhưỡng do cơ quan thông tấn KCNA đăng tải. AP
Theo Yonhap, trong số khách mời có rất nhiều quan chức cấp bộ, nhà lãnh đạo của các tổ chức quốc tế và các chuyên gia về an ninh. Bắc Triều Tiên nằm trong số các mối đe dọa được Hàn Quốc đặc biệt nhấn mạnh, từ tấn công mạng đến vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Trong bài diễn văn khai mạc ngày 11/09, thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo khẳng định « các vụ tấn công mạng và đánh cắp cổ phần ảo do Bắc Triều Tiên tiến hành để đầu tư vào chương trình hạt nhân bất hợp pháp của họ là một mối đe dọa thực sự cho an ninh thế giới ».
Còn bộ trưởng Quốc Phòng, Kim Yong Huyn, nhắc đến mối nguy hiểm từ chương trình vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Ngoài ra, ông cho rằng Bắc Triều Tiên ngày càng gia tăng hành động gây hấn, đặc biệt là hợp tác và cung cấp vũ khí cho Nga. Không chỉ gây bất ổn cho bán đảo và vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, những hành động này còn đe dọa đến an ninh của thế giới.
Đối với chủ tịch Ủy ban Quân sự của tổ chức NATO, Rob Bauer, cuộc chiến ở Ukraina đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường an ninh toàn cầu. Ông khẳng định NATO và các đối tác, trong đó có Hàn Quốc, cần phối hợp với nhau để duy trì trật tự thế giới dựa trên luật pháp.
RFI
Trong hai ngày 11 và 12/09/2024, khoảng 900 đại biểu từ 67 nước tham gia Đối thoại Seoul về Quốc phòng (SDD) lần thứ 13 do Hàn Quốc tổ chức. Thách thức an ninh toàn cầu và tìm giảI pháp hợp tác quốc tế là hai chủ đề chính được đề cập tại hội nghị.
https://s.rfi.fr/media/display/432996be-2186-11ef-b025-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP24113808546153-1.jpg (https://s.rfi.fr/media/display/432996be-2186-11ef-b025-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP24113808546153-1.jpg)
(Ảnh minh họa) - Bắc Triều Tiên thử tên lửa bắn chặn một vụ tấn công hạt nhân của "kẻ thù" ngày 22/04/2024. Ảnh của chính phủ Bình Nhưỡng do cơ quan thông tấn KCNA đăng tải. AP
Theo Yonhap, trong số khách mời có rất nhiều quan chức cấp bộ, nhà lãnh đạo của các tổ chức quốc tế và các chuyên gia về an ninh. Bắc Triều Tiên nằm trong số các mối đe dọa được Hàn Quốc đặc biệt nhấn mạnh, từ tấn công mạng đến vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Trong bài diễn văn khai mạc ngày 11/09, thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo khẳng định « các vụ tấn công mạng và đánh cắp cổ phần ảo do Bắc Triều Tiên tiến hành để đầu tư vào chương trình hạt nhân bất hợp pháp của họ là một mối đe dọa thực sự cho an ninh thế giới ».
Còn bộ trưởng Quốc Phòng, Kim Yong Huyn, nhắc đến mối nguy hiểm từ chương trình vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Ngoài ra, ông cho rằng Bắc Triều Tiên ngày càng gia tăng hành động gây hấn, đặc biệt là hợp tác và cung cấp vũ khí cho Nga. Không chỉ gây bất ổn cho bán đảo và vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, những hành động này còn đe dọa đến an ninh của thế giới.
Đối với chủ tịch Ủy ban Quân sự của tổ chức NATO, Rob Bauer, cuộc chiến ở Ukraina đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường an ninh toàn cầu. Ông khẳng định NATO và các đối tác, trong đó có Hàn Quốc, cần phối hợp với nhau để duy trì trật tự thế giới dựa trên luật pháp.
RFI