duyanh
09-04-2024, 01:22 PM
Hàng nghìn người Hồi giáo Rohingya trốn chạy sang Bangladesh để tránh bạo lực ở Myanmar
Theo các quan chức Bangladesh, khoảng 8.000 người Hồi giáo Rohingya đã trốn chạy sang Bangladesh trong những tháng gần đây, thoát khỏi tình trạng bạo lực leo thang ở bang Rakhine phía tây Myanmar.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/09/Rohingya-tai-Bangladesh.jpg
Những người tị nạn Rohingya nhìn đống đổ nát của những ngôi nhà bị cháy rụi tại trại tị nạn Ukhia ở Cox’s Bazar, Bangladesh vào ngày 1 tháng 6 năm 2024. (Nguồn ảnh: AFP via Getty Images)
Bạo lực đã gia tăng khi giao tranh giữa chính quyền quân sự cầm quyền của Myanmar và Quân đội Arakan tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Quân đội Arakan là đội dân quân dân tộc hùng mạnh với phần lớn lực lượng là tín đồ Phật giáo.
“Chúng tôi có thông tin rằng khoảng 8.000 người Rohingya đã vượt biên sang Bangladesh gần đây, chủ yếu là trong hai tháng qua“, ông Mohammad Shamsud Douza, quan chức cấp cao phụ trách vấn đề người tị nạn của chính phủ Bangladesh cho biết.
“Bangladesh đã quá tải và không thể tiếp nhận thêm bất kỳ người Rohingya nào nữa“, ông Douza nói với Reuters vào thứ Tư (4/9).
Chính phủ Bangladesh trước đó chưa đưa ra bất kỳ ước tính nào về số lượng người Rohingya đã vượt biên trong vài tháng qua.
Ngoại trưởng Bangladesh Mohammad Touhid Hossain nói với báo giới vào cuối ngày thứ Ba (3/9) rằng chính phủ sẽ tổ chức một “cuộc thảo luận nghiêm túc ở cập độ nội các” trong vòng hai đến ba ngày tới để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân này.
Mặc dù bày tỏ sự thông cảm với người Rohingya, nhưng ông Hossain nói rằng đất nước Bangladesh không còn khả năng cung cấp nơi trú ẩn nhân đạo cho những người tị nạn khác nữa.
“Không thể đóng cửa hoàn toàn biên giới“, ông Hossain nói và cho biết thêm rằng sẽ có những nỗ lực để ngăn chặn sự xâm nhập thêm.
Hàng chục nghìn người tị nạn Rohingya ở Bangladesh đã tổ chức các cuộc mít tinh tại các trại tị nạn vào ngày 25 tháng 8, đánh dấu kỷ niệm bảy năm cuộc đàn áp quân sự năm 2017 buộc họ phải trốn chạy khỏi Myanmar. Những người Rohingya tị nạn này yêu cầu chấm dứt bạo lực và trở về quê hương an toàn.
Hơn một triệu người Rohingya hiện đang sống trong các trại tị nạn quá tải ở miền nam Bangladesh, với rất ít hy vọng được trở về Myanmar. Tại quê nhà Đông Nam Á đó, người Hồi giáo Rohingya thiểu số phần lớn bị từ chối quyền công dân và các quyền cơ bản khác.
Làn sóng bạo lực gần đây là tồi tệ nhất mà người Rohingya phải đối mặt kể từ chiến dịch đàn áp do quân đội Myanmar lãnh đạo vào năm 2017. Liên Hợp Quốc đã gọi chiến dịch năm 2017 đó là có ý định diệt chủng.
Người Rohingya trốn chạy sang Bangladesh gần đây đã kêu gọi chính phủ nước sở tại cung cấp nơi trú ẩn cho họ.
“Chúng tôi có thể ở với người thân trong một không gian chật hẹp như vậy bao lâu?” một người tị nạn Rohingya đã trốn chạy sang Bangladesh vào tháng trước cùng với vợ và cha mẹ cho biết.
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ [Bangladesh] cung cấp nơi trú ẩn và đảm bảo chúng tôi nhận được thực phẩm và các hỗ trợ thiết yếu khác“, trích lời người tị nạn Rohingya.
Tháng trước, Ngoại trưởng Hossain nói với Reuters rằng Bangladesh không thể tiếp nhận thêm người tị nạn Rohingya và kêu gọi Ấn Độ cùng các quốc gia khác hành động mạnh mẽ hơn.
Ông Hossain cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng thêm áp lực lên Quân đội Arakan để chấm dứt các cuộc tấn công vào người Rohingya ở bang Rakhine.
Hải Đăng, theo Reuters
Theo các quan chức Bangladesh, khoảng 8.000 người Hồi giáo Rohingya đã trốn chạy sang Bangladesh trong những tháng gần đây, thoát khỏi tình trạng bạo lực leo thang ở bang Rakhine phía tây Myanmar.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/09/Rohingya-tai-Bangladesh.jpg
Những người tị nạn Rohingya nhìn đống đổ nát của những ngôi nhà bị cháy rụi tại trại tị nạn Ukhia ở Cox’s Bazar, Bangladesh vào ngày 1 tháng 6 năm 2024. (Nguồn ảnh: AFP via Getty Images)
Bạo lực đã gia tăng khi giao tranh giữa chính quyền quân sự cầm quyền của Myanmar và Quân đội Arakan tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Quân đội Arakan là đội dân quân dân tộc hùng mạnh với phần lớn lực lượng là tín đồ Phật giáo.
“Chúng tôi có thông tin rằng khoảng 8.000 người Rohingya đã vượt biên sang Bangladesh gần đây, chủ yếu là trong hai tháng qua“, ông Mohammad Shamsud Douza, quan chức cấp cao phụ trách vấn đề người tị nạn của chính phủ Bangladesh cho biết.
“Bangladesh đã quá tải và không thể tiếp nhận thêm bất kỳ người Rohingya nào nữa“, ông Douza nói với Reuters vào thứ Tư (4/9).
Chính phủ Bangladesh trước đó chưa đưa ra bất kỳ ước tính nào về số lượng người Rohingya đã vượt biên trong vài tháng qua.
Ngoại trưởng Bangladesh Mohammad Touhid Hossain nói với báo giới vào cuối ngày thứ Ba (3/9) rằng chính phủ sẽ tổ chức một “cuộc thảo luận nghiêm túc ở cập độ nội các” trong vòng hai đến ba ngày tới để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân này.
Mặc dù bày tỏ sự thông cảm với người Rohingya, nhưng ông Hossain nói rằng đất nước Bangladesh không còn khả năng cung cấp nơi trú ẩn nhân đạo cho những người tị nạn khác nữa.
“Không thể đóng cửa hoàn toàn biên giới“, ông Hossain nói và cho biết thêm rằng sẽ có những nỗ lực để ngăn chặn sự xâm nhập thêm.
Hàng chục nghìn người tị nạn Rohingya ở Bangladesh đã tổ chức các cuộc mít tinh tại các trại tị nạn vào ngày 25 tháng 8, đánh dấu kỷ niệm bảy năm cuộc đàn áp quân sự năm 2017 buộc họ phải trốn chạy khỏi Myanmar. Những người Rohingya tị nạn này yêu cầu chấm dứt bạo lực và trở về quê hương an toàn.
Hơn một triệu người Rohingya hiện đang sống trong các trại tị nạn quá tải ở miền nam Bangladesh, với rất ít hy vọng được trở về Myanmar. Tại quê nhà Đông Nam Á đó, người Hồi giáo Rohingya thiểu số phần lớn bị từ chối quyền công dân và các quyền cơ bản khác.
Làn sóng bạo lực gần đây là tồi tệ nhất mà người Rohingya phải đối mặt kể từ chiến dịch đàn áp do quân đội Myanmar lãnh đạo vào năm 2017. Liên Hợp Quốc đã gọi chiến dịch năm 2017 đó là có ý định diệt chủng.
Người Rohingya trốn chạy sang Bangladesh gần đây đã kêu gọi chính phủ nước sở tại cung cấp nơi trú ẩn cho họ.
“Chúng tôi có thể ở với người thân trong một không gian chật hẹp như vậy bao lâu?” một người tị nạn Rohingya đã trốn chạy sang Bangladesh vào tháng trước cùng với vợ và cha mẹ cho biết.
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ [Bangladesh] cung cấp nơi trú ẩn và đảm bảo chúng tôi nhận được thực phẩm và các hỗ trợ thiết yếu khác“, trích lời người tị nạn Rohingya.
Tháng trước, Ngoại trưởng Hossain nói với Reuters rằng Bangladesh không thể tiếp nhận thêm người tị nạn Rohingya và kêu gọi Ấn Độ cùng các quốc gia khác hành động mạnh mẽ hơn.
Ông Hossain cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng thêm áp lực lên Quân đội Arakan để chấm dứt các cuộc tấn công vào người Rohingya ở bang Rakhine.
Hải Đăng, theo Reuters