duyanh
08-25-2024, 01:11 PM
Đồng bằng sông Cửu Long “chỉ sạt lở mà không có bồi”
Hiện mỗi năm Việt Nam mất khoảng 600 ha đất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sạt lở đã xảy ra vào mùa khô, chứ không chỉ trong mùa mưa lũ.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/08/sat-lo-bac-lieu-1024x577.jpg
Sạt lở 46m đê biển Đông giáp ranh Bạc Liêu – Sóc Trăng, tháng 3/2023. (Ảnh: Thanh Hoàng/snn.baclieu.gov.vn)
Đó là nhận định của ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đưa ra trong phần phỏng vấn cá nhân với báo Tiền Phong, ngày 24/8.
Ông Hiệp cho biết 20 năm trước, hầu như sạt lở ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không gây mất đất bởi bên lở và bên bồi. Nay, mỗi năm khu vực này mất khoảng 600 ha đất. Nguyên nhân chủ yếu do lượng phù sa từ sông Mê Kông đổ về giảm quá mạnh nên chỉ có sạt lở mà không có bồi.
Hiện tại, ước tính lượng phù sa về ĐBSCL đã giảm khoảng 50% so với 20 năm trước, dự báo đến năm 2050, con số này tăng lên khoảng 70%. Khi các thủy điện ở thượng nguồn được xây đầy đủ, lượng phù sa về ĐBSCL chỉ còn 5% và xem như mất gần hết. “Lượng phù sa về càng ít, dòng chảy càng mạnh dẫn đến sạt lở cũng mạnh hơn”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Đáng lưu ý, hiện đã phát sinh tình trạng sạt lở vào mùa khô hạn, chứ không chỉ xảy ra vào mùa lũ. Lý do là vì một số vùng tuy không có nước ngọt nhưng vẫn sản xuất lúa; dẫn tới mực nước ngầm tụt đáy gây ra sạt lở như ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang… “thỉnh thoảng không có mưa nhưng lại có mấy km đường trôi xuống sông.”
Ngoài nguyên nhân chính do lượng phù sa về ĐBSCL ngày càng ít, còn những bất cập tự nhiên và nhân tạo. Theo ông Hiệp, hiện quy luật dòng chảy các sông ở ĐBSCL đang thay đổi, mà theo chu kỳ cần cả trăm năm mới ra quy luật dòng chảy ổn định. Có những nơi phải tìm cách để ngăn sạt lở, nhưng có những nơi phải để cho sạt lở xảy ra vì không thể cưỡng được.
Ngoài ra, khi dòng chảy vẫn thế, nhưng khi lượng phù sa suy giảm, khai thác cát quá mức, đáy sông bị bào mòn, tụt xuống dẫn tới nguy cơ xảy ra sạt lở cao hơn.
Có một điều cần lưu ý, một số khu vực ĐBSCL sạt lở còn do gia tăng các hoạt động kinh tế, do phương tiện vận tải thủy. “Trước đây chỉ thuyền chèo tay, sóng vỗ ít, nhưng giờ toàn máy cỡ lớn, sóng đánh không khác gì cấp 7 cấp 8 gây ảnh hưởng đến hai bên bờ…” – ông Hiệp nói.
“Các đô thị ở ĐBSCL sắp tới ngập lụt mới ghê gớm do đất khu vực này đang bị sụt xuống trong khi triều ngày càng dâng cao.” – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định thêm.
Tổng hợp các vấn đề sạt lở, sụt lún, từ đó, ông Hiệp dẫn ra đề án chống chịu biến đổi khí hậu và chuyển đổi tổng hợp vùng ĐBSCL mà Thủ tướng đã giao bộ này chủ trì xây dựng. Đề án nhằm giải quyết 5 vấn đề căn cơ của ĐBSCL, gồm: Sạt lở, sụt lún, xâm ngập mặn, lũ lụt và thiếu nước sinh hoạt, có liên quan mật thiết với nhau.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết đã lấy ý kiến các địa phương và bắt đầu viết dự thảo lần thứ 1. Sau đó dự thảo sẽ tiếp tục được chỉnh sửa và lấy ý kiến địa phương, chuyên gia song song với các bộ, ngành. Theo lịch dự kiến, bản sự thảo sẽ cần trình Chính phủ vào cuối năm nay.
Vùng đất bị bào mòn
Tháng 7/2024, tỉnh Trà Vinh công bố tình huống khẩn cấp sạt lở ven sông Hậu (thuộc xã Ninh Thới và xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè) với 15 điểm sạt lở, tổng chiều dài gần 1km. Trong đó có 3 điểm sạt lở nghiêm trọng ăn sâu 5-10m, có đoạn không còn bãi, sạt lở lấn sát chân tuyến đường dài hơn 200m. Sạt lở gây nguy cơ trực tiếp đến 5 hộ dân và làm ảnh hưởng khoảng 200 hộ trong khu vực, 2 trường học, khoảng 250ha vườn cây ăn trái và một miếu thờ.
Cùng tháng, tỉnh Vĩnh Long công bố tình huống khẩn cấp sạt lở trên tuyến kênh La Ghì (qua xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn). Tại thời điểm này, 25m đoạn bờ kè bê tông bị sạt lở, ăn sâu vào bờ 4-5m. Đoạn có nguy cơ sạt lở thêm khoảng 195m, khiến 15 căn nhà (51 nhân khẩu) và khoảng 50ha đất sản xuất nông nghiệp có nguy cơ sạt xuống sông.
Tính đến hết tháng 7, TP. Cần Thơ đã xảy ra 24 vụ sạt lở bờ sông với tổng chiều dài bị ảnh hưởng 830m, gây thiệt hại hơn 14,5 tỷ đồng; 13 căn nhà bị sạt hoàn toàn, 1 nhà kho bị sụt lún, 34 căn nhà bị sạt một phần hoặc bị ảnh hưởng; may mắn không có thiệt hại về người. Sạt lở tập trung tại các quận, huyện Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ và Cái Răng.
Hiện để cấp cát cho dự án cao tốc trục dọc và trục ngang ở miền Tây, Sở TN&MT An Giang hồi tháng 4 cho biết UBND tỉnh đã cho khai thác 10 mỏ cát với tổng trữ lượng hơn 15,2 triệu m3, nạo vét các khu mỏ cũ với trữ lượng hơn 3,4 triệu m3. Tổng trữ lượng dự tính khai thác là hơn 18.6 triệu m3. Trong khi đó, hồi tháng 1 đầu năm, Sở TN&MT An Giang xác nhận rất khó khăn để tìm nguồn cát làm cao tốc, khi một số khu mỏ, dự án nạo vét có địa hình đáy sông lồi lõm; một số nơi vượt quá độ sâu -15m ghi trên giấy phép.
Nguyễn Quân
Hiện mỗi năm Việt Nam mất khoảng 600 ha đất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sạt lở đã xảy ra vào mùa khô, chứ không chỉ trong mùa mưa lũ.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/08/sat-lo-bac-lieu-1024x577.jpg
Sạt lở 46m đê biển Đông giáp ranh Bạc Liêu – Sóc Trăng, tháng 3/2023. (Ảnh: Thanh Hoàng/snn.baclieu.gov.vn)
Đó là nhận định của ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đưa ra trong phần phỏng vấn cá nhân với báo Tiền Phong, ngày 24/8.
Ông Hiệp cho biết 20 năm trước, hầu như sạt lở ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không gây mất đất bởi bên lở và bên bồi. Nay, mỗi năm khu vực này mất khoảng 600 ha đất. Nguyên nhân chủ yếu do lượng phù sa từ sông Mê Kông đổ về giảm quá mạnh nên chỉ có sạt lở mà không có bồi.
Hiện tại, ước tính lượng phù sa về ĐBSCL đã giảm khoảng 50% so với 20 năm trước, dự báo đến năm 2050, con số này tăng lên khoảng 70%. Khi các thủy điện ở thượng nguồn được xây đầy đủ, lượng phù sa về ĐBSCL chỉ còn 5% và xem như mất gần hết. “Lượng phù sa về càng ít, dòng chảy càng mạnh dẫn đến sạt lở cũng mạnh hơn”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Đáng lưu ý, hiện đã phát sinh tình trạng sạt lở vào mùa khô hạn, chứ không chỉ xảy ra vào mùa lũ. Lý do là vì một số vùng tuy không có nước ngọt nhưng vẫn sản xuất lúa; dẫn tới mực nước ngầm tụt đáy gây ra sạt lở như ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang… “thỉnh thoảng không có mưa nhưng lại có mấy km đường trôi xuống sông.”
Ngoài nguyên nhân chính do lượng phù sa về ĐBSCL ngày càng ít, còn những bất cập tự nhiên và nhân tạo. Theo ông Hiệp, hiện quy luật dòng chảy các sông ở ĐBSCL đang thay đổi, mà theo chu kỳ cần cả trăm năm mới ra quy luật dòng chảy ổn định. Có những nơi phải tìm cách để ngăn sạt lở, nhưng có những nơi phải để cho sạt lở xảy ra vì không thể cưỡng được.
Ngoài ra, khi dòng chảy vẫn thế, nhưng khi lượng phù sa suy giảm, khai thác cát quá mức, đáy sông bị bào mòn, tụt xuống dẫn tới nguy cơ xảy ra sạt lở cao hơn.
Có một điều cần lưu ý, một số khu vực ĐBSCL sạt lở còn do gia tăng các hoạt động kinh tế, do phương tiện vận tải thủy. “Trước đây chỉ thuyền chèo tay, sóng vỗ ít, nhưng giờ toàn máy cỡ lớn, sóng đánh không khác gì cấp 7 cấp 8 gây ảnh hưởng đến hai bên bờ…” – ông Hiệp nói.
“Các đô thị ở ĐBSCL sắp tới ngập lụt mới ghê gớm do đất khu vực này đang bị sụt xuống trong khi triều ngày càng dâng cao.” – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định thêm.
Tổng hợp các vấn đề sạt lở, sụt lún, từ đó, ông Hiệp dẫn ra đề án chống chịu biến đổi khí hậu và chuyển đổi tổng hợp vùng ĐBSCL mà Thủ tướng đã giao bộ này chủ trì xây dựng. Đề án nhằm giải quyết 5 vấn đề căn cơ của ĐBSCL, gồm: Sạt lở, sụt lún, xâm ngập mặn, lũ lụt và thiếu nước sinh hoạt, có liên quan mật thiết với nhau.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết đã lấy ý kiến các địa phương và bắt đầu viết dự thảo lần thứ 1. Sau đó dự thảo sẽ tiếp tục được chỉnh sửa và lấy ý kiến địa phương, chuyên gia song song với các bộ, ngành. Theo lịch dự kiến, bản sự thảo sẽ cần trình Chính phủ vào cuối năm nay.
Vùng đất bị bào mòn
Tháng 7/2024, tỉnh Trà Vinh công bố tình huống khẩn cấp sạt lở ven sông Hậu (thuộc xã Ninh Thới và xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè) với 15 điểm sạt lở, tổng chiều dài gần 1km. Trong đó có 3 điểm sạt lở nghiêm trọng ăn sâu 5-10m, có đoạn không còn bãi, sạt lở lấn sát chân tuyến đường dài hơn 200m. Sạt lở gây nguy cơ trực tiếp đến 5 hộ dân và làm ảnh hưởng khoảng 200 hộ trong khu vực, 2 trường học, khoảng 250ha vườn cây ăn trái và một miếu thờ.
Cùng tháng, tỉnh Vĩnh Long công bố tình huống khẩn cấp sạt lở trên tuyến kênh La Ghì (qua xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn). Tại thời điểm này, 25m đoạn bờ kè bê tông bị sạt lở, ăn sâu vào bờ 4-5m. Đoạn có nguy cơ sạt lở thêm khoảng 195m, khiến 15 căn nhà (51 nhân khẩu) và khoảng 50ha đất sản xuất nông nghiệp có nguy cơ sạt xuống sông.
Tính đến hết tháng 7, TP. Cần Thơ đã xảy ra 24 vụ sạt lở bờ sông với tổng chiều dài bị ảnh hưởng 830m, gây thiệt hại hơn 14,5 tỷ đồng; 13 căn nhà bị sạt hoàn toàn, 1 nhà kho bị sụt lún, 34 căn nhà bị sạt một phần hoặc bị ảnh hưởng; may mắn không có thiệt hại về người. Sạt lở tập trung tại các quận, huyện Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ và Cái Răng.
Hiện để cấp cát cho dự án cao tốc trục dọc và trục ngang ở miền Tây, Sở TN&MT An Giang hồi tháng 4 cho biết UBND tỉnh đã cho khai thác 10 mỏ cát với tổng trữ lượng hơn 15,2 triệu m3, nạo vét các khu mỏ cũ với trữ lượng hơn 3,4 triệu m3. Tổng trữ lượng dự tính khai thác là hơn 18.6 triệu m3. Trong khi đó, hồi tháng 1 đầu năm, Sở TN&MT An Giang xác nhận rất khó khăn để tìm nguồn cát làm cao tốc, khi một số khu mỏ, dự án nạo vét có địa hình đáy sông lồi lõm; một số nơi vượt quá độ sâu -15m ghi trên giấy phép.
Nguyễn Quân