duyanh
08-18-2024, 01:37 PM
Sau khi Bắc Kinh ban hành luật mới chống Đài Loan độc lập, người Đài Loan chọn rời khỏi Trung Quốc
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2024/08/dl.jpg
Ảnh minh hoa: Getty Images.
Chính quyền Trung Quốc đã ban hành các quy tắc mới nhắm vào những phần tử Đài Loan độc lập, và thiết lập đường dây nóng báo cáo, khiến người Đài Loan ở Trung Quốc quyết định rời khỏi Trung Quốc càng sớm càng tốt.
Hãng BBC ngày 16/8 đưa tin cho hay, ngôn ngữ của Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan đang dần trở nên cực đoan và nguy hiểm, cho rằng những người theo chủ nghĩa ly khai có thể bị trừng phạt với hình thức cao nhất là án tử hình, và hình sự hóa rõ ràng việc ủng hộ Đài Loan, khiến người dân Đài Loan cảm thấy bất an và lo lắng.
Hãng tin đã phỏng vấn một số người Đài Loan từng ở Trung Quốc. Họ đang có ý định rời đi càng sớm càng tốt hoặc đã quay trở lại Đài Loan.
Một doanh nhân Đài Loan ở Trung Quốc nói với hãng tin rằng: “Bất kỳ tuyên bố nào bạn đưa ra bây giờ đều có thể bị hiểu sai và có thể bị báo cáo.
Ngay cả trước khi luật mới được đưa ra, chính quyền Trung Quốc đã khuyến khích người dân báo cáo lẫn nhau”.
Một cư dân Đài Loan ở Ma Cao cho rằng tình hình không ổn ngay cả ở Ma Cao. Người này cho hay:
“Những nhận xét chống lại Đài Loan ngày càng độc đoán và không khí còn căng thẳng hơn cả trước thời kỳ dịch bệnh”.
Giáo sư Trần Ngọc Khiết (陈玉洁/Chen Yujie), một học giả pháp lý tại Academia Sinica ở Đài Loan, tin rằng những người Đài Loan này không nói quá, ranh giới hiện nay rất không rõ ràng.
Hãng tin BBC cho biết, các công ty Đài Loan đã đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của Trung Quốc trong hơn 30 năm qua.
Tuy nhiên, hiện tại, bà Chu, một người Đài Loan đã sống ở Thượng Hải hơn mười năm, cho biết: “Trung Quốc đã thay đổi. Chúng tôi là người Đài Loan, và chúng tôi không còn an toàn nữa”.
Tỷ phú Robert Tsao (Tào Hưng Thành), người sáng lập Tập đoàn UMC – nhà sản xuất chip lớn thứ hai thế giới sau TSMC – là một trong những người Đài Loan đầu tiên thành lập nhà máy ở Trung Quốc, nhưng giờ đây ông không những không đến Trung Quốc mà còn sang Hồng Kông, Ma Cao, Thái Lan và Singapore vì lý do an toàn.
Các quan chức Đài Loan nói với hãng BBC rằng, 15 công dân Đài Loan hiện đang bị chính quyền Trung Quốc giam giữ, bị cáo buộc các tội ác bao gồm vi phạm luật chống ly khai.
DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2024/08/dl.jpg
Ảnh minh hoa: Getty Images.
Chính quyền Trung Quốc đã ban hành các quy tắc mới nhắm vào những phần tử Đài Loan độc lập, và thiết lập đường dây nóng báo cáo, khiến người Đài Loan ở Trung Quốc quyết định rời khỏi Trung Quốc càng sớm càng tốt.
Hãng BBC ngày 16/8 đưa tin cho hay, ngôn ngữ của Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan đang dần trở nên cực đoan và nguy hiểm, cho rằng những người theo chủ nghĩa ly khai có thể bị trừng phạt với hình thức cao nhất là án tử hình, và hình sự hóa rõ ràng việc ủng hộ Đài Loan, khiến người dân Đài Loan cảm thấy bất an và lo lắng.
Hãng tin đã phỏng vấn một số người Đài Loan từng ở Trung Quốc. Họ đang có ý định rời đi càng sớm càng tốt hoặc đã quay trở lại Đài Loan.
Một doanh nhân Đài Loan ở Trung Quốc nói với hãng tin rằng: “Bất kỳ tuyên bố nào bạn đưa ra bây giờ đều có thể bị hiểu sai và có thể bị báo cáo.
Ngay cả trước khi luật mới được đưa ra, chính quyền Trung Quốc đã khuyến khích người dân báo cáo lẫn nhau”.
Một cư dân Đài Loan ở Ma Cao cho rằng tình hình không ổn ngay cả ở Ma Cao. Người này cho hay:
“Những nhận xét chống lại Đài Loan ngày càng độc đoán và không khí còn căng thẳng hơn cả trước thời kỳ dịch bệnh”.
Giáo sư Trần Ngọc Khiết (陈玉洁/Chen Yujie), một học giả pháp lý tại Academia Sinica ở Đài Loan, tin rằng những người Đài Loan này không nói quá, ranh giới hiện nay rất không rõ ràng.
Hãng tin BBC cho biết, các công ty Đài Loan đã đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của Trung Quốc trong hơn 30 năm qua.
Tuy nhiên, hiện tại, bà Chu, một người Đài Loan đã sống ở Thượng Hải hơn mười năm, cho biết: “Trung Quốc đã thay đổi. Chúng tôi là người Đài Loan, và chúng tôi không còn an toàn nữa”.
Tỷ phú Robert Tsao (Tào Hưng Thành), người sáng lập Tập đoàn UMC – nhà sản xuất chip lớn thứ hai thế giới sau TSMC – là một trong những người Đài Loan đầu tiên thành lập nhà máy ở Trung Quốc, nhưng giờ đây ông không những không đến Trung Quốc mà còn sang Hồng Kông, Ma Cao, Thái Lan và Singapore vì lý do an toàn.
Các quan chức Đài Loan nói với hãng BBC rằng, 15 công dân Đài Loan hiện đang bị chính quyền Trung Quốc giam giữ, bị cáo buộc các tội ác bao gồm vi phạm luật chống ly khai.
DKN