PDA

View Full Version : Máy bay quân sự Trung Quốc quấy rối máy bay Philippines tại vùng biển tranh chấp



duyanh
08-11-2024, 01:19 AM
Máy bay quân sự Trung Quốc quấy rối máy bay Philippines tại vùng biển tranh chấp





Quân đội Philippines hôm thứ Bảy (10/8) cáo buộc Không quân Trung Quốc thực hiện “các hành động nguy hiểm và khiêu khích” đối với một máy bay quân sự của Philippines đang tuần tra trên đảo tranh chấp ở Biển Đông.


https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/06/Philippines-1-1024x576.jpg

Tổng tham mưu trưởng Romeo Brawner của quân đội Philippines chỉ trích Hải cảnh Trung Quốc giống như cướp biển. (Ảnh chụp màn hình video)

Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Philippines, Tướng Romeo Brawner Jr. đã lên án “hành động nguy hiểm và khiêu khích” của Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) hôm thứ Bảy, khi quấy rối một máy bay Philippines đang tuần tra trên biển tại Bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Đảo Hoàng Nham, Huangyan).

“Hôm 8/8/2024, một máy bay NC-212i của Không quân Philippines đang thực hiện một cuộc tuần tra trên biển thường lệ tại Bãi cạn Scarborough, thì 2 máy bay của PLAAF đã thực hiện một động tác nguy hiểm vào khoảng 9h sáng và thả pháo sáng trên đường bay NC-212i của chúng tôi”, ông Brawner cho biết trong một tuyên bố.

Chiếc NC-212i đã trở về Căn cứ Không quân Clark ở Pampanga một cách an toàn sau khoảng một giờ và không có ai bị thương, cũng theo ông Brawner.

Tướng Brawner nói rằng điều này gây ra mối đe dọa đối với máy bay và phi hành đoàn của Không quân Philippines, đồng thời can thiệp vào hoạt động bay hợp pháp trong phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của Philippines.

Ông nói thêm rằng hành động của Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc một lần nữa vi phạm luật pháp và quy định quốc tế về an toàn hàng không.

Vụ việc đã được báo cáo lên Bộ Ngoại giao Philippines và các cơ quan chính phủ có liên quan khác.

“Chúng tôi tái khẳng định cam kết thực hiện các quyền của mình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS (Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển) và Công ước Chicago (về Hàng không dân dụng quốc tế)”, ông Brawner cho biết.

Sau nhiều lần đụng độ tại bãi Cỏ Mây (quần đảo Trường Sa – Việt Nam) [Philippines gọi là bãi Philippines, Trung Quốc là bãi Nhân Ái, tên tiếng Anh là Second Thomas], Philippines và Trung Quốc đã nhất trí về một thỏa thuận tạm thời cho phép quân đội Philippines – đóng trên tàu chiến BRP Sierra Madre “mắc kẹt” ở Biển Đông – được nhận hàng tiếp tế mà không bị cản trở. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết cả hai bên đều nhất trí rằng thỏa thuận này “sẽ không gây phương hại đến lập trường của nhau ở Biển Đông”.

Tuy nhiên hôm 28/7, Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc Bắc Kinh “diễn giải sai” (mischaracterizing) thỏa thuận tạm thời này giữa hai nước. Phía Trung Quốc tuyên bố rằng “cho phép tàu Philippines” đi tiếp tế, trong khi phía Philippines nói Manila không phải xin phép Trung Quốc để cung cấp hỗ trợ cho quân nhân của mình. Lực lượng Đặc nhiệm Quốc gia Biển Tây Philippines (NTF-WPS) cho biết trong một tuyên bố: “Cần làm rõ rằng Philippines chưa và sẽ không phải xin phép Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) để thực hiện các nhiệm vụ tiếp tế cho quân nhân Philippines tại bãi Ayunjin. Cũng không có chuyện Cảnh sát biển Trung Quốc lên tàu Philippines và kiểm tra như tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày hôm qua”.


Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bác bỏ các yêu sách chủ quyền từ một số nước Đông Nam Á, bao gồm cả Philippines, Việt Nam. Tuy nhiên, phán quyết quốc tế cho thấy yêu sách của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý.



Bảo Minh