duyanh
08-11-2024, 01:03 AM
Daily NK: Kim Jong-un để hàng ngàn người chết vì lũ và từ chối viện trợ Trung Quốc
Lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở lưu vực sông Áp Lục ở biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên vào tháng 7, khiến hàng ngàn người dân Triều Tiên mắc kẹt. Về vấn đề này, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng giúp giải cứu những cư dân bị mắc kẹt, nhưng phía Triều Tiên từ chối, dẫn đến lượng lớn người tử vong. Sau đó, có quan chức Triều Tiên tiết lộ, lý do từ chối viện trợ là vì lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sợ các nạn nhân sẽ lợi dụng việc này để chạy trốn.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/08/Kim-Jong-un-1024x576.jpg
Ngày 28/7, ông Kim Jong-un cùng các quan chức đi thuyền hơi thị sát các khu vực bị lũ lụt nghiêm trọng. (Nguồn hình ảnh: Truyền thông chính thức của Triều Tiên)
Theo ông Ko Young-ki, tổng biên tập của tờ Daily NK phiên bản tiếng Nhật Bản, một cán bộ tỉnh Pyongan Bắc tiết lộ từ chiều 27/7 đến rạng sáng ngày 28, khu vực thành phố Sinuiju đã chìm trong nước do hồ chứa Vịnh Thái Bình mở cửa xả lúc 2h sáng ngày 28/7, chính quyền đã ra lệnh sơ tán người dân trước khi xả lũ. Tuy nhiên, mực nước sông Áp Lục dâng cao khiến cư dân 5 đảo Jungsu gồm đảo Hwanggumpyong, đảo Wihwa, đảo Yoocho, đảo Yuchi và đảo Guri ở huyện Uiju bỏ lỡ cơ hội sơ tán và rơi vào tình trạng bị cô lập.
Ông Ko Young-ki chỉ ra rằng lối thoát duy nhất vào thời điểm đó là cầu Hwanggumpyong nối với phía Trung Quốc. Mặc dù một số cư dân đã có thể sơ tán qua cầu, nhưng nhiều người đã bị lũ cuốn trôi trong quá trình sơ tán. Theo quan chức này, hơn 1.000 cư dân đã thiệt mạng hoặc mất tích. Về vấn đề này, một quan chức khác tiết lộ, Cục Công an Trung Quốc từng bày tỏ với cảnh sát Triều Tiên về việc sàng giải cứu những người dân bị mắc kẹt, nhưng ông Kim Jong-un từ chối.
Quan chức giấu tên chỉ ra, mưa lớn tiếp tục kéo dài trong đêm 27 khiến mực nước sông Áp Lục vượt mức cảnh báo nguy hiểm. Do mưa vẫn chưa có dấu hiệu ngừng nên chiều cùng ngày, Công an thành phố Đan Đông, Trung Quốc và Công an tỉnh Pyongan Bắc của Triều Tiên đã thảo luận các vấn đề liên quan đến việc mở cửa xả lũ một số nhà máy thủy điện trên sông Áp Lục. Vì cần phải có sự đồng ý của Trung Quốc mới mở cửa xả lũ, nên nếu mở cửa xả, khi lũ dâng cao thì hạ lưu chắc chắn sẽ bị thiệt hại. Vì vậy, Công an thành phố Đan Đông bày tỏ sẵn sàng chuyển cư dân sang Trung Quốc một cách an toàn, nhưng Tổng bí thư Kim Jong-un đã từ chối sau khi nhận được báo cáo.
Về lý do từ chối, quan chức này tiết lộ, ông Kim Jong-un tin rằng nếu người dân sang Trung Quốc, họ có thể trốn sang Hàn Quốc nên mới không cho phép. Mọi chuyện cứ tiếp diễn như thế cho đến tối, và không thể cử trực thăng đến cứu hộ được.
Mãi đến 6h30 sáng ngày 28/8, Triều Tiên mới bắt đầu hoạt động cứu hộ, sau đó một tiếng rưỡi thì ông Kim Jong-un cũng đã đến hiện trường. Tuy nhiên, lúc đó mưa đã tạnh và lũ bắt đầu rút.
Ông Ko Young-ki cho biết, ông Kim Jong-un tin rằng người dân sẽ chạy sang Hàn Quốc nếu di tản sang Trung Quốc. Tuyên bố này có thể là cường điệu nhưng thực tế các nạn nhân có thể lợi dụng lũ lụt và hỗn loạn để chạy trốn khỏi Triều Tiên. Thông thường, một vụ mất tích như vậy sẽ được coi là một cuộc đào tẩu khỏi Triều Tiên và được coi là một sự cố chính trị. Tuy nhiên, khi xảy ra thảm họa, tình hình rất hỗn loạn nên rất khó phán đoán. Vì vậy, một số người có thể nhân cơ hội giả chết nhưng thực chất đã trốn sang nước khác. Ngoài ra, nếu ông Kim Jong-un đích thân thị sát khu vực thảm họa và số lượng lớn nạn nhân được Trung Quốc giải cứu thì e sẽ làm mất mặt Triều Tiên. Có khả năng chính quyền hy sinh tính mạng người dân, từ chối sự giúp đỡ của Trung Quốc, nhằm “ghi hình” hoạt động cứu hộ để thể hiện sự quan tâm đến người dân. Khả năng này cũng không phải là nhỏ.
Theo báo cáo chính thức của Triều Tiên, lũ lụt đã nhấn chìm ít nhất 4.100 ngôi nhà và 3.000 ha đất đai. Ngoài ra, đường sắt và các công trình giao thông khác cũng bị nhấn chìm. Báo cáo cũng cho biết, có thời điểm có khoảng 5.000 cư dân bị mắc kẹt ở khu vực Sinuiju của Triều Tiên. Ông Kim Jong-un chỉ trích cơ quan chịu trách nhiệm không nắm bắt chính xác số lượng nạn nhân, dẫn đến số người được giải cứu nhiều hơn báo cáo và công tác cứu trợ sớm nhất không thể được triển khai ngay lập tức.
Ưu tiên hàng đầu cho việc tái thiết sau thảm họa là kiểm tra ảnh chân dung của ông Kim Il-sung và Kim Jong-il
Vào ngày 6/8, theo nguồn tin từ tỉnh Pyongan Bắc của DailyNK, sau lũ lụt, Đảng bộ huyện Pyokdong (Pyoktong) và Đoàn Thanh niên (Đoàn Thanh niên Yêu nước Xã hội chủ nghĩa) đã tiến hành kiểm tra “công tác thờ phụng” ở nhiều đơn vị và gia đình. Tức là công tác quản lý không để xảy ra việc các bức chân dung, tượng đồng, bia tưởng niệm của nhà họ Kim bị hư hỏng.
Hiện các đơn vị cơ sở đang theo chỉ đạo của huyện ủy và đoàn thanh niên quận, để kiểm tra xem các địa điểm và phòng nghiên cứu lịch sử cách mạng có bị thấm nước hay không; kiểm tra tình hình “công tác thờ phụng” ảnh chân dung của ông Kim Il-sung và Kim Jong-il ở các cơ quan, trường học và gia đình xem liệu có bị hư hại do ẩm ướt hoặc bị ngập nước không.
Nhiều nguồn tin tiết lộ rằng các cán bộ từ làng Yonpung và Songi ở huyện Pyokdong, và các cán bộ cơ sở của Đoàn thanh niên nông trường đã đến từng nhà để kiểm tra tình trạng các bức chân dung, và hầu hết các gia đình đều được yêu cầu thay túi than củi (hút ẩm).
Được biết, than củi có khả năng hút ẩm và khử mùi rất tốt nên phía Triều Tiên đã dán một túi than hút ẩm tự nhiên vào mặt sau của bức chân dung, nếu than quá ẩm thì có thể phơi khô và tái sử dụng.
Nguồn tin cho biết, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ở huyện Pyokdong cũng đã kiểm tra các gói than dán phía sau các bức chân dung và thay thế chúng tùy theo tình hình. Cả huyện hỗn loạn vì lũ lụt nhưng theo chỉ đạo, “công việc thờ phụng” tranh chân dung được ưu tiên.
Trong hoàn cảnh như vậy, người dân huyện Pyokdong đã bày tỏ sự không hài lòng khi việc ưu tiên kiểm tra các ảnh bức chân dung hơn là việc tái thiết sau thảm họa.
Nguồn tin cho biết, với những người dân không còn củi do ngập úng thì làm sao lấy than củi để thay. Người dân chỉ trích, mắt của cán bộ dường như không nhìn thấy tình cảnh của người dân, vì để nịnh bợ cấp trên mà ưu tiên “công việc thờ phụng”, thật khiến người ta ghê tởm.
Truyền thông Hàn Quốc: 1.500 người chết thảm vì lũ lụt ở Triều Tiên, máy bay quân sự rơi
Theo thống kê của Cục Khí tượng Thủy văn Triều Tiên, lượng mưa tích lũy trong 3 ngày kể từ ngày 25/7 đã lên tới 635mm ở huyện Cheonma, tỉnh Bắc Pyongan và 642mm ở huyện Unsan; 554mm và 472mm ở huyện Songwon và thành phố Manpo của tỉnh Chagang. Lượng mưa chỉ trong 3 ngày tương đương 40 đến 70% lượng mưa cả năm.
Ông Ko Young-ki cho biết, mặc dù cơ quan truyền thông chính thức của Triều Tiên (KCNA) đưa tin rằng ông Kim Jong-un đã tới Sinuiju và các khu vực thiên tai khác để tiến hành kiểm tra, đồng thời chỉ đạo quân đội triển khai máy bay trực thăng tham gia đội cứu hộ và giải cứu các nạn nhân bị cô lập. Sau cứu hộ, ông còn ca ngợi 7 hoạt động cứu hộ và nhiệm vụ bay đã giải cứu tất cả nạn nhân địa phương mà không có ai thiệt mạng. Tuy nhiên, truyền thông Hàn Quốc đã nắm bắt được tình hình thảm họa thực sự và khủng khiếp ở Triều Tiên, không giống như những gì truyền thông của Triều Tiên báo cáo.
Theo tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn lời một người có liên quan đến Chính phủ Hàn Quốc, số người thiệt mạng trong trận lũ lụt ở Triều Tiên vào khoảng 1.100 đến 1.500 người, bao gồm cả các thành viên trong đội có liên quan thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, trực thăng cứu hộ đã phải hạ cánh khẩn cấp và thậm chí bị rơi, dẫn đến mọi người trên máy bay chết thảm.
Truyền thông Hàn Quốc KBS chỉ ra rằng chiếc trực thăng quân sự của Triều Tiên, không may bị rơi trong nhiệm vụ giải cứu, được đoán là trực thăng Mi-8 hoặc Mi-26 do Nga sản xuất và tuổi đời của nó đã lên tới 30 năm, các chuyên gia nghiên cứu phán đoán rằng vụ tai nạn có thể là do thiếu phụ tùng hoặc bảo trì không đầy đủ.
Vào ngày 3/8, theo hãng truyền thông chính thức của Triều Tiên “Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên” (KCNA), ông Kim Jong-un đã đến thăm đơn vị bay trực thăng của Lực lượng Không quân đã giải cứu các nạn nhân vào ngày 2/8. Ngoài việc ca ngợi quân đội đã giải cứu thành công 4.200 nạn nhân, ông còn nói rằng quân đội đã biểu hiện rất dũng cảm và thành thục hơn trong cuộc chiến bảo vệ nhân dân. Ông cũng trực tiếp chỉ trích truyền thông Hàn Quốc “bịa đặt tin tức sai sự thật”.
Ông Kim Jong-un cáo buộc các phương tiện truyền thông rác rưởi ở nước địch (ám chỉ Hàn Quốc) đang bịa đặt tin tức sai sự thật, cho rằng có tới 1.000 đến 1.500 người chết ở các vùng lũ lụt ở nước ta và nhiều máy bay trực thăng bị rơi.
Theo phân tích của Yonhap (Hàn Quốc), mặc dù các quan chức Triều Tiên nhiều lần nhấn mạnh rằng không có thương vong trong trận lũ lụt ở Sinuiju, nhưng trên thực tế khi ông Kim Jong-un triệu tập cuộc họp mở rộng bất thường của Bộ Chính trị vào ngày 29/7, ông đã nghiêm khắc chỉ trích việc lũ lụt gây ra “những thương vong không thể tha thứ”.
Vương Quân, Vision Times
Lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở lưu vực sông Áp Lục ở biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên vào tháng 7, khiến hàng ngàn người dân Triều Tiên mắc kẹt. Về vấn đề này, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng giúp giải cứu những cư dân bị mắc kẹt, nhưng phía Triều Tiên từ chối, dẫn đến lượng lớn người tử vong. Sau đó, có quan chức Triều Tiên tiết lộ, lý do từ chối viện trợ là vì lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sợ các nạn nhân sẽ lợi dụng việc này để chạy trốn.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/08/Kim-Jong-un-1024x576.jpg
Ngày 28/7, ông Kim Jong-un cùng các quan chức đi thuyền hơi thị sát các khu vực bị lũ lụt nghiêm trọng. (Nguồn hình ảnh: Truyền thông chính thức của Triều Tiên)
Theo ông Ko Young-ki, tổng biên tập của tờ Daily NK phiên bản tiếng Nhật Bản, một cán bộ tỉnh Pyongan Bắc tiết lộ từ chiều 27/7 đến rạng sáng ngày 28, khu vực thành phố Sinuiju đã chìm trong nước do hồ chứa Vịnh Thái Bình mở cửa xả lúc 2h sáng ngày 28/7, chính quyền đã ra lệnh sơ tán người dân trước khi xả lũ. Tuy nhiên, mực nước sông Áp Lục dâng cao khiến cư dân 5 đảo Jungsu gồm đảo Hwanggumpyong, đảo Wihwa, đảo Yoocho, đảo Yuchi và đảo Guri ở huyện Uiju bỏ lỡ cơ hội sơ tán và rơi vào tình trạng bị cô lập.
Ông Ko Young-ki chỉ ra rằng lối thoát duy nhất vào thời điểm đó là cầu Hwanggumpyong nối với phía Trung Quốc. Mặc dù một số cư dân đã có thể sơ tán qua cầu, nhưng nhiều người đã bị lũ cuốn trôi trong quá trình sơ tán. Theo quan chức này, hơn 1.000 cư dân đã thiệt mạng hoặc mất tích. Về vấn đề này, một quan chức khác tiết lộ, Cục Công an Trung Quốc từng bày tỏ với cảnh sát Triều Tiên về việc sàng giải cứu những người dân bị mắc kẹt, nhưng ông Kim Jong-un từ chối.
Quan chức giấu tên chỉ ra, mưa lớn tiếp tục kéo dài trong đêm 27 khiến mực nước sông Áp Lục vượt mức cảnh báo nguy hiểm. Do mưa vẫn chưa có dấu hiệu ngừng nên chiều cùng ngày, Công an thành phố Đan Đông, Trung Quốc và Công an tỉnh Pyongan Bắc của Triều Tiên đã thảo luận các vấn đề liên quan đến việc mở cửa xả lũ một số nhà máy thủy điện trên sông Áp Lục. Vì cần phải có sự đồng ý của Trung Quốc mới mở cửa xả lũ, nên nếu mở cửa xả, khi lũ dâng cao thì hạ lưu chắc chắn sẽ bị thiệt hại. Vì vậy, Công an thành phố Đan Đông bày tỏ sẵn sàng chuyển cư dân sang Trung Quốc một cách an toàn, nhưng Tổng bí thư Kim Jong-un đã từ chối sau khi nhận được báo cáo.
Về lý do từ chối, quan chức này tiết lộ, ông Kim Jong-un tin rằng nếu người dân sang Trung Quốc, họ có thể trốn sang Hàn Quốc nên mới không cho phép. Mọi chuyện cứ tiếp diễn như thế cho đến tối, và không thể cử trực thăng đến cứu hộ được.
Mãi đến 6h30 sáng ngày 28/8, Triều Tiên mới bắt đầu hoạt động cứu hộ, sau đó một tiếng rưỡi thì ông Kim Jong-un cũng đã đến hiện trường. Tuy nhiên, lúc đó mưa đã tạnh và lũ bắt đầu rút.
Ông Ko Young-ki cho biết, ông Kim Jong-un tin rằng người dân sẽ chạy sang Hàn Quốc nếu di tản sang Trung Quốc. Tuyên bố này có thể là cường điệu nhưng thực tế các nạn nhân có thể lợi dụng lũ lụt và hỗn loạn để chạy trốn khỏi Triều Tiên. Thông thường, một vụ mất tích như vậy sẽ được coi là một cuộc đào tẩu khỏi Triều Tiên và được coi là một sự cố chính trị. Tuy nhiên, khi xảy ra thảm họa, tình hình rất hỗn loạn nên rất khó phán đoán. Vì vậy, một số người có thể nhân cơ hội giả chết nhưng thực chất đã trốn sang nước khác. Ngoài ra, nếu ông Kim Jong-un đích thân thị sát khu vực thảm họa và số lượng lớn nạn nhân được Trung Quốc giải cứu thì e sẽ làm mất mặt Triều Tiên. Có khả năng chính quyền hy sinh tính mạng người dân, từ chối sự giúp đỡ của Trung Quốc, nhằm “ghi hình” hoạt động cứu hộ để thể hiện sự quan tâm đến người dân. Khả năng này cũng không phải là nhỏ.
Theo báo cáo chính thức của Triều Tiên, lũ lụt đã nhấn chìm ít nhất 4.100 ngôi nhà và 3.000 ha đất đai. Ngoài ra, đường sắt và các công trình giao thông khác cũng bị nhấn chìm. Báo cáo cũng cho biết, có thời điểm có khoảng 5.000 cư dân bị mắc kẹt ở khu vực Sinuiju của Triều Tiên. Ông Kim Jong-un chỉ trích cơ quan chịu trách nhiệm không nắm bắt chính xác số lượng nạn nhân, dẫn đến số người được giải cứu nhiều hơn báo cáo và công tác cứu trợ sớm nhất không thể được triển khai ngay lập tức.
Ưu tiên hàng đầu cho việc tái thiết sau thảm họa là kiểm tra ảnh chân dung của ông Kim Il-sung và Kim Jong-il
Vào ngày 6/8, theo nguồn tin từ tỉnh Pyongan Bắc của DailyNK, sau lũ lụt, Đảng bộ huyện Pyokdong (Pyoktong) và Đoàn Thanh niên (Đoàn Thanh niên Yêu nước Xã hội chủ nghĩa) đã tiến hành kiểm tra “công tác thờ phụng” ở nhiều đơn vị và gia đình. Tức là công tác quản lý không để xảy ra việc các bức chân dung, tượng đồng, bia tưởng niệm của nhà họ Kim bị hư hỏng.
Hiện các đơn vị cơ sở đang theo chỉ đạo của huyện ủy và đoàn thanh niên quận, để kiểm tra xem các địa điểm và phòng nghiên cứu lịch sử cách mạng có bị thấm nước hay không; kiểm tra tình hình “công tác thờ phụng” ảnh chân dung của ông Kim Il-sung và Kim Jong-il ở các cơ quan, trường học và gia đình xem liệu có bị hư hại do ẩm ướt hoặc bị ngập nước không.
Nhiều nguồn tin tiết lộ rằng các cán bộ từ làng Yonpung và Songi ở huyện Pyokdong, và các cán bộ cơ sở của Đoàn thanh niên nông trường đã đến từng nhà để kiểm tra tình trạng các bức chân dung, và hầu hết các gia đình đều được yêu cầu thay túi than củi (hút ẩm).
Được biết, than củi có khả năng hút ẩm và khử mùi rất tốt nên phía Triều Tiên đã dán một túi than hút ẩm tự nhiên vào mặt sau của bức chân dung, nếu than quá ẩm thì có thể phơi khô và tái sử dụng.
Nguồn tin cho biết, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ở huyện Pyokdong cũng đã kiểm tra các gói than dán phía sau các bức chân dung và thay thế chúng tùy theo tình hình. Cả huyện hỗn loạn vì lũ lụt nhưng theo chỉ đạo, “công việc thờ phụng” tranh chân dung được ưu tiên.
Trong hoàn cảnh như vậy, người dân huyện Pyokdong đã bày tỏ sự không hài lòng khi việc ưu tiên kiểm tra các ảnh bức chân dung hơn là việc tái thiết sau thảm họa.
Nguồn tin cho biết, với những người dân không còn củi do ngập úng thì làm sao lấy than củi để thay. Người dân chỉ trích, mắt của cán bộ dường như không nhìn thấy tình cảnh của người dân, vì để nịnh bợ cấp trên mà ưu tiên “công việc thờ phụng”, thật khiến người ta ghê tởm.
Truyền thông Hàn Quốc: 1.500 người chết thảm vì lũ lụt ở Triều Tiên, máy bay quân sự rơi
Theo thống kê của Cục Khí tượng Thủy văn Triều Tiên, lượng mưa tích lũy trong 3 ngày kể từ ngày 25/7 đã lên tới 635mm ở huyện Cheonma, tỉnh Bắc Pyongan và 642mm ở huyện Unsan; 554mm và 472mm ở huyện Songwon và thành phố Manpo của tỉnh Chagang. Lượng mưa chỉ trong 3 ngày tương đương 40 đến 70% lượng mưa cả năm.
Ông Ko Young-ki cho biết, mặc dù cơ quan truyền thông chính thức của Triều Tiên (KCNA) đưa tin rằng ông Kim Jong-un đã tới Sinuiju và các khu vực thiên tai khác để tiến hành kiểm tra, đồng thời chỉ đạo quân đội triển khai máy bay trực thăng tham gia đội cứu hộ và giải cứu các nạn nhân bị cô lập. Sau cứu hộ, ông còn ca ngợi 7 hoạt động cứu hộ và nhiệm vụ bay đã giải cứu tất cả nạn nhân địa phương mà không có ai thiệt mạng. Tuy nhiên, truyền thông Hàn Quốc đã nắm bắt được tình hình thảm họa thực sự và khủng khiếp ở Triều Tiên, không giống như những gì truyền thông của Triều Tiên báo cáo.
Theo tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn lời một người có liên quan đến Chính phủ Hàn Quốc, số người thiệt mạng trong trận lũ lụt ở Triều Tiên vào khoảng 1.100 đến 1.500 người, bao gồm cả các thành viên trong đội có liên quan thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, trực thăng cứu hộ đã phải hạ cánh khẩn cấp và thậm chí bị rơi, dẫn đến mọi người trên máy bay chết thảm.
Truyền thông Hàn Quốc KBS chỉ ra rằng chiếc trực thăng quân sự của Triều Tiên, không may bị rơi trong nhiệm vụ giải cứu, được đoán là trực thăng Mi-8 hoặc Mi-26 do Nga sản xuất và tuổi đời của nó đã lên tới 30 năm, các chuyên gia nghiên cứu phán đoán rằng vụ tai nạn có thể là do thiếu phụ tùng hoặc bảo trì không đầy đủ.
Vào ngày 3/8, theo hãng truyền thông chính thức của Triều Tiên “Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên” (KCNA), ông Kim Jong-un đã đến thăm đơn vị bay trực thăng của Lực lượng Không quân đã giải cứu các nạn nhân vào ngày 2/8. Ngoài việc ca ngợi quân đội đã giải cứu thành công 4.200 nạn nhân, ông còn nói rằng quân đội đã biểu hiện rất dũng cảm và thành thục hơn trong cuộc chiến bảo vệ nhân dân. Ông cũng trực tiếp chỉ trích truyền thông Hàn Quốc “bịa đặt tin tức sai sự thật”.
Ông Kim Jong-un cáo buộc các phương tiện truyền thông rác rưởi ở nước địch (ám chỉ Hàn Quốc) đang bịa đặt tin tức sai sự thật, cho rằng có tới 1.000 đến 1.500 người chết ở các vùng lũ lụt ở nước ta và nhiều máy bay trực thăng bị rơi.
Theo phân tích của Yonhap (Hàn Quốc), mặc dù các quan chức Triều Tiên nhiều lần nhấn mạnh rằng không có thương vong trong trận lũ lụt ở Sinuiju, nhưng trên thực tế khi ông Kim Jong-un triệu tập cuộc họp mở rộng bất thường của Bộ Chính trị vào ngày 29/7, ông đã nghiêm khắc chỉ trích việc lũ lụt gây ra “những thương vong không thể tha thứ”.
Vương Quân, Vision Times