PDA

View Full Version : Mỹ cấm vận thêm 5 công ty Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền



duyanh
08-09-2024, 01:01 PM
Mỹ cấm vận thêm 5 công ty Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền



Theo Công báo Liên bang (Federal Register) của Mỹ, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) sẽ đưa ra thông báo vào hôm nay (9/8) về việc cấm nhập khẩu sản phẩm của 5 công ty Trung Quốc, do vấn đề lao động cưỡng bức, vi phạm nhân quyền.


https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/03/Bo-an-ninh-noi-dia-My-1024x576.jpg

Logo Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ.

Đây là một phần trong nỗ lực không ngừng của Mỹ nhằm thực thi Đạo luật phòng chống lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA), để loại bỏ các sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức khỏi chuỗi cung ứng của Mỹ.

Mỹ xác định 3 công ty Trung Quốc đã mua nguyên liệu từ khu vực Tân Cương hoặc từ các nhân viên làm việc với chính quyền Tân Cương hoặc Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương – những cơ sở có vấn đề lao động cưỡng bức.

3 công ty Trung Quốc bị trừng phạt bao gồm ‘Rare Earth Magnesium Technology Group Holdings’ và ‘Century Sunshine Group Holdings’ có trụ sở tại Hồng Kông, và ‘Xinjiang Tengxiang Magnesium Products’ sản xuất phân bón magiê và các sản phẩm hợp kim magiê.

Ngoài ra Mỹ cũng xác định 2 công ty khác hợp tác với chính quyền Tân Cương để tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận các thành viên người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, người Kirgiz và các nhóm bị đàn áp khác bên ngoài khu vực Tân Cương. 2 công ty này là ‘Kashgar Construction Engineering’ và ‘Xinjiang Habahe Ashele Copper’.

Công ty ‘Xinjiang Tengxiang Magnesium Products’ bị cáo buộc tham gia hợp tác với chính quyền Tân Cương để tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận các thành viên của người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, người Kirgiz và các nhóm bị đàn áp khác bên ngoài Tân Cương.


Cuối năm 2021, Mỹ đã thông qua “Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ”, yêu cầu các công ty không được nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào từ Tân Cương trừ khi họ chứng minh được sản phẩm đó không liên quan lao động cưỡng bức.

Theo Lâm Yên, Epoch Times