duyanh
08-06-2024, 12:45 PM
Anh điều tra vai trò của các thế lực nước ngoài trong việc lan truyền tin giả gây bạo loạn
Tại Anh, dù chính quyền khẳng định thủ phạm vụ sát hại ba bé gái ở thành phố Southport không phải người nhập cư Hồi giáo nhưng những lời đồn đại vẫn tràn ngập trên các mạng xã hội, gây nên tình trạng bạo loạn chưa từng có kể từ 10 năm qua. Hôm qua, 05/08/2024, Luân Đôn thông báo mở điều tra về vai trò của các thế lực nước ngoài trong việc khuyếch đại thông tin sai lệch. Trong nhiều năm qua, Anh thường xuyên cáo buộc một số nước như Nga tìm cách gieo rắc bất ổn.
https://s.rfi.fr/media/display/06f2efa4-53d8-11ef-89f5-005056bf30b7/w:980/p:16x9/2024-07-31T110408Z_1658392600_RC2969ALVBA9_RTRMADP_3_BRITA IN-POLICE-SOUTHPORT.JPG
A man inspects damaged clothing bins and a fence of the Southport Islamic Society Mosque, after a violent protest, following a vigil for victims of the knife attack in Southport, Britain July 31, 2024. REUTERS - Temilade Adelaja
Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Emeline Vin cho biết tác động của tin giả tới cuộc sống của những người Hồi giáo tại đây :
“Tổ chức Tell Mama đã thống kê số vụ việc mang tính chất bài Hồi giáo. Do không có số liệu chính thức, kết quả thống kê của tổ chức phi chính phủ này là cho một trong những chỉ số đáng tin cậy nhất ... Và kể từ khi cuộc bạo loạn nổ ra cách nay một tuần, giám đốc của tổ chức này, bà Iman Atta, lấy làm tiếc về việc các hành động đe dọa nhắm vào người Hồi giáo đã tăng gấp năm lần. Bà cho biết :
“Chúng tôi nhận được các cuộc gọi từ những người phụ nữ Hồi giáo và gia đình của họ. Họ cảm thấy không an toàn khi ra ngoài đường, họ sợ đi làm. Rồi còn cả các cuộc gọi từ những người sợ bị nhận dạng là người Hồi giáo, từ những người lái taxi đã phải ngừng làm việc vì sợ bị tấn công… Một số nhà thờ Hồi giáo đã phải hủy bỏ các sự kiện hoặc hoãn các cuộc gặp mặt. Thật đáng lo ngại khi mà đến tận năm 2024, vẫn có nhiều người không thể sống là chính mình.”
Số vụ bài Hồi giáo gia tăng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang ngày một leo thang do cuộc chiến ở dải Gaza … Đối mặt với làn sóng bạo lực như hiện nay, theo bà có thể có những giải pháp nào?
“Các nhà thờ Hồi giáo và trung tâm văn hóa Hồi giáo giờ đã có thể tiếp cận quỹ tăng cường an ninh và điều này rất đáng hoan nghênh. Nhưng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra trên nền tảng của họ, thông tin sai lệch và thông tin xuyên tạc được lan truyền rộng rãi... Cần phải phạt tiền. Họ kiếm tiền từ tin giả, họ đáng bị phạt nặng.”
Ngoài các nhà thờ Hồi giáo, một số nơi ở dành cho người xin tị nạn cũng trở thành mục tiêu của những kẻ bạo loạn ở Anh và Bắc Ireland.”
RFI
Tại Anh, dù chính quyền khẳng định thủ phạm vụ sát hại ba bé gái ở thành phố Southport không phải người nhập cư Hồi giáo nhưng những lời đồn đại vẫn tràn ngập trên các mạng xã hội, gây nên tình trạng bạo loạn chưa từng có kể từ 10 năm qua. Hôm qua, 05/08/2024, Luân Đôn thông báo mở điều tra về vai trò của các thế lực nước ngoài trong việc khuyếch đại thông tin sai lệch. Trong nhiều năm qua, Anh thường xuyên cáo buộc một số nước như Nga tìm cách gieo rắc bất ổn.
https://s.rfi.fr/media/display/06f2efa4-53d8-11ef-89f5-005056bf30b7/w:980/p:16x9/2024-07-31T110408Z_1658392600_RC2969ALVBA9_RTRMADP_3_BRITA IN-POLICE-SOUTHPORT.JPG
A man inspects damaged clothing bins and a fence of the Southport Islamic Society Mosque, after a violent protest, following a vigil for victims of the knife attack in Southport, Britain July 31, 2024. REUTERS - Temilade Adelaja
Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Emeline Vin cho biết tác động của tin giả tới cuộc sống của những người Hồi giáo tại đây :
“Tổ chức Tell Mama đã thống kê số vụ việc mang tính chất bài Hồi giáo. Do không có số liệu chính thức, kết quả thống kê của tổ chức phi chính phủ này là cho một trong những chỉ số đáng tin cậy nhất ... Và kể từ khi cuộc bạo loạn nổ ra cách nay một tuần, giám đốc của tổ chức này, bà Iman Atta, lấy làm tiếc về việc các hành động đe dọa nhắm vào người Hồi giáo đã tăng gấp năm lần. Bà cho biết :
“Chúng tôi nhận được các cuộc gọi từ những người phụ nữ Hồi giáo và gia đình của họ. Họ cảm thấy không an toàn khi ra ngoài đường, họ sợ đi làm. Rồi còn cả các cuộc gọi từ những người sợ bị nhận dạng là người Hồi giáo, từ những người lái taxi đã phải ngừng làm việc vì sợ bị tấn công… Một số nhà thờ Hồi giáo đã phải hủy bỏ các sự kiện hoặc hoãn các cuộc gặp mặt. Thật đáng lo ngại khi mà đến tận năm 2024, vẫn có nhiều người không thể sống là chính mình.”
Số vụ bài Hồi giáo gia tăng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang ngày một leo thang do cuộc chiến ở dải Gaza … Đối mặt với làn sóng bạo lực như hiện nay, theo bà có thể có những giải pháp nào?
“Các nhà thờ Hồi giáo và trung tâm văn hóa Hồi giáo giờ đã có thể tiếp cận quỹ tăng cường an ninh và điều này rất đáng hoan nghênh. Nhưng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra trên nền tảng của họ, thông tin sai lệch và thông tin xuyên tạc được lan truyền rộng rãi... Cần phải phạt tiền. Họ kiếm tiền từ tin giả, họ đáng bị phạt nặng.”
Ngoài các nhà thờ Hồi giáo, một số nơi ở dành cho người xin tị nạn cũng trở thành mục tiêu của những kẻ bạo loạn ở Anh và Bắc Ireland.”
RFI