duyanh
08-04-2024, 01:35 PM
Thiên tai ở Việt Nam: 104 người chết và mất tích, thiệt hại 2.000 tỷ đồng
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, 104 người chết và mất tích phần lớn là do sạt lở đất hoặc bị lũ cuốn trôi.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/08/sat-lo-lu-lut-lam-104-nguoi-chet-va-mat-tich-thiet-hai-2-000-ty-dong.jpg
Công an tỉnh Điện Biên tìm kiếm người mất tích sau trận lũ quyét. (Ảnh: baodienbienphu.com.vn)
Từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường, khó dự báo. Sau các đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài vào đầu năm, thời gian gần đây đã liên tiếp xảy ra mưa lớn, sạt lở đất, ngập lụt cục bộ tại nhiều nơi, nhất là tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, thiên tai làm 104 người chết và mất tích (phần lớn người chết và mất tích là do sạt lở đất hoặc bị lũ cuốn), thiệt hại ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
Theo cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng La Nina sẽ tác động đến Việt Nam từ tháng 8/2024, nguy cơ xảy ra bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất an toàn hồ đập là rất cao, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt, tính mạng và tài sản của người dân.
Riêng tháng 7 vừa qua, mưa lũ, sạt lở đất đã làm hơn 40 người chết và mất tích. Điển hình là vụ sạt lở đất trên quốc lộ 34 (Hà Giang) làm 11 người chết. Mưa lớn gây ra lũ quét, sạt lở đất ở Sơn La, Điện Biên những ngày cuối tháng 7 làm 20 chết và mất tích. Mưa lớn cũng gây ra ngập lụt ở đô thị và một số khu dân cư ở Hà Nội, Sơn La, Thái Nguyên, Lạng Sơn…
Sơn La thiệt hại hơn 500 tỷ đồng
Trong tháng 7, mưa lũ đã làm 11 người chết và 6 người bị thương;
Hơn 2.670 nhà bị thiệt hại; 29 điểm trường bị ảnh hưởng; hơn 4.143 ha diện tích lúa mùa bị ngập, cuốn trôi; hơn 548 ha hoa màu, rau màu bị ngập; trên 500 con gia súc bị chết, cuốn trôi; hơn 12.290 con gia cầm bị cuốn trôi.
Mưa lũ cũng đã làm sụt ta luy dương và sa bồi trên 620.400 m3; xói lề đường 1.327m3; 15 cầu treo bị cuốn trôi, hư hỏng; 130 vị trí sạt lở gây ách tắc giao thông. Mưa lũ còn làm gãy đổ, nghiêng 36 cột điện trung thế, 244 cột điện hạ thế; trên 5.560m dây hạ thế, 440 công tơ và trên 90 hòm công tơ bị hư hỏng… Ước tổng thiệt hại hơn 501 tỷ đồng.
Lạng Sơn thiệt hại gần 22 tỷ đồng
Tính đến 15h30 ngày 2/8, toàn tỉnh có 3 người bị thương do sạt lở đất.
299 căn nhà bị hư hỏng; trong đó, 3 nhà bị thiệt hại trên 70%, 1 nhà bị thiệt hại trên 50%, 60 nhà bị thiệt hại dưới 30%, 235 nhà bị ngập nước. Ngoài ra 14 nhà phải di dời khẩn cấp.
734,34 ha diện tích nông nghiệp bị ảnh hưởng; trong đó, trên 518ha lúa, hơn 158ha mạ bị ngập úng; 12ha ngô, hơn 13ha cây trồng khác, 14ha cây công nghiệp, trên 18ha cây ăn quả bị ảnh hưởng nặng; khoảng 600 cây quế bị gẫy đổ hoàn toàn. Thêm 12,5 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng;
Nhiều tuyến đường bị sạt lở, ước tính khối lượng đất đá sạt lở lên tới hơn 170.000 m3; trong đó, sạt lở taluy âm, dương trên các tuyến đường tỉnh khoảng 11.759 m3; đường huyện khoảng 160.016 m3. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 21,7 tỷ đồng.
Điện Biên thiệt hại gần 400 tỷ đồng
Tính đến hết ngày 31/7, lũ quét, sạt lở đất đã khiến 6 người chết (huyện Điện Biên: 4 người; huyện Tủa Chùa: 1 người; huyện Mường Chà: 1 người) và huyện Điện Biên còn 3 người đang mất tích và 7 người bị thương;
325 ngôi nhà bị thiệt hại (trong đó có 21 nhà bị đổ sập, cuốn trôi), 21 nhà thiệt hại rất nặng từ 50-70%, 17 nhà thiệt hại nặng từ 30-50%, 103 nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại dưới 30%, 163 nhà di dời khẩn cấp.
Mưa lũ cũng khiến 149,24ha lúa bị vùi lấp, cuốn trôi; 28,8ha ngô, sắn, rau màu bị thiệt hại; 4,7ha rừng thông bị gãy đổ. Huyện Điện Biên có 74,5ha diện tích đất ruộng lúa bị đất, đá vùi lấp khối lượng lớn không thể khắc phục; 42,39ha diện tích ruộng lúa bị đất, đá vùi lấp khối lượng nhỏ người dân tự khắc phục.
Về chăn nuôi, toàn tỉnh thiệt hại 13 con trâu, bò; 187 con lợn; 1.706 con gia cầm do lũ cuốn trôi và 21,94ha thủy sản bị thiệt hại hoàn toàn. Nhiều tuyến đường tại các huyện: Mường Chà (3 tuyến đường); Tủa Chùa (6 tuyến đường); Nậm Pồ (16 tuyến đường); Điện Biên Đông (2 tuyến đường); Mường Nhé (5 tuyển đường) bị thiệt hại.
Các tuyến quốc lộ cũng bị ảnh hưởng nặng nề với 147.064m3 đất đá sạt lở taluy dương xuống mặt đường; lấp tắc cống rãnh 14.133m3; hư hỏng mặt đường 7.750m2; sạt taluy âm 312m. Trên tuyến đường tỉnh bị sạt lở taluy dương với khối lượng 77.238m3; đất lấp tắc cống rãnh 16.344m3…
Ngoài ra, 12 công trình thủy lợi, 8 công trình nước sinh hoạt, 02 trạm y tế bị thiệt hại và 7 điểm trường bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 383,5 tỷ đồng.
Minh Long
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, 104 người chết và mất tích phần lớn là do sạt lở đất hoặc bị lũ cuốn trôi.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/08/sat-lo-lu-lut-lam-104-nguoi-chet-va-mat-tich-thiet-hai-2-000-ty-dong.jpg
Công an tỉnh Điện Biên tìm kiếm người mất tích sau trận lũ quyét. (Ảnh: baodienbienphu.com.vn)
Từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường, khó dự báo. Sau các đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài vào đầu năm, thời gian gần đây đã liên tiếp xảy ra mưa lớn, sạt lở đất, ngập lụt cục bộ tại nhiều nơi, nhất là tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, thiên tai làm 104 người chết và mất tích (phần lớn người chết và mất tích là do sạt lở đất hoặc bị lũ cuốn), thiệt hại ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
Theo cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng La Nina sẽ tác động đến Việt Nam từ tháng 8/2024, nguy cơ xảy ra bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất an toàn hồ đập là rất cao, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt, tính mạng và tài sản của người dân.
Riêng tháng 7 vừa qua, mưa lũ, sạt lở đất đã làm hơn 40 người chết và mất tích. Điển hình là vụ sạt lở đất trên quốc lộ 34 (Hà Giang) làm 11 người chết. Mưa lớn gây ra lũ quét, sạt lở đất ở Sơn La, Điện Biên những ngày cuối tháng 7 làm 20 chết và mất tích. Mưa lớn cũng gây ra ngập lụt ở đô thị và một số khu dân cư ở Hà Nội, Sơn La, Thái Nguyên, Lạng Sơn…
Sơn La thiệt hại hơn 500 tỷ đồng
Trong tháng 7, mưa lũ đã làm 11 người chết và 6 người bị thương;
Hơn 2.670 nhà bị thiệt hại; 29 điểm trường bị ảnh hưởng; hơn 4.143 ha diện tích lúa mùa bị ngập, cuốn trôi; hơn 548 ha hoa màu, rau màu bị ngập; trên 500 con gia súc bị chết, cuốn trôi; hơn 12.290 con gia cầm bị cuốn trôi.
Mưa lũ cũng đã làm sụt ta luy dương và sa bồi trên 620.400 m3; xói lề đường 1.327m3; 15 cầu treo bị cuốn trôi, hư hỏng; 130 vị trí sạt lở gây ách tắc giao thông. Mưa lũ còn làm gãy đổ, nghiêng 36 cột điện trung thế, 244 cột điện hạ thế; trên 5.560m dây hạ thế, 440 công tơ và trên 90 hòm công tơ bị hư hỏng… Ước tổng thiệt hại hơn 501 tỷ đồng.
Lạng Sơn thiệt hại gần 22 tỷ đồng
Tính đến 15h30 ngày 2/8, toàn tỉnh có 3 người bị thương do sạt lở đất.
299 căn nhà bị hư hỏng; trong đó, 3 nhà bị thiệt hại trên 70%, 1 nhà bị thiệt hại trên 50%, 60 nhà bị thiệt hại dưới 30%, 235 nhà bị ngập nước. Ngoài ra 14 nhà phải di dời khẩn cấp.
734,34 ha diện tích nông nghiệp bị ảnh hưởng; trong đó, trên 518ha lúa, hơn 158ha mạ bị ngập úng; 12ha ngô, hơn 13ha cây trồng khác, 14ha cây công nghiệp, trên 18ha cây ăn quả bị ảnh hưởng nặng; khoảng 600 cây quế bị gẫy đổ hoàn toàn. Thêm 12,5 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng;
Nhiều tuyến đường bị sạt lở, ước tính khối lượng đất đá sạt lở lên tới hơn 170.000 m3; trong đó, sạt lở taluy âm, dương trên các tuyến đường tỉnh khoảng 11.759 m3; đường huyện khoảng 160.016 m3. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 21,7 tỷ đồng.
Điện Biên thiệt hại gần 400 tỷ đồng
Tính đến hết ngày 31/7, lũ quét, sạt lở đất đã khiến 6 người chết (huyện Điện Biên: 4 người; huyện Tủa Chùa: 1 người; huyện Mường Chà: 1 người) và huyện Điện Biên còn 3 người đang mất tích và 7 người bị thương;
325 ngôi nhà bị thiệt hại (trong đó có 21 nhà bị đổ sập, cuốn trôi), 21 nhà thiệt hại rất nặng từ 50-70%, 17 nhà thiệt hại nặng từ 30-50%, 103 nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại dưới 30%, 163 nhà di dời khẩn cấp.
Mưa lũ cũng khiến 149,24ha lúa bị vùi lấp, cuốn trôi; 28,8ha ngô, sắn, rau màu bị thiệt hại; 4,7ha rừng thông bị gãy đổ. Huyện Điện Biên có 74,5ha diện tích đất ruộng lúa bị đất, đá vùi lấp khối lượng lớn không thể khắc phục; 42,39ha diện tích ruộng lúa bị đất, đá vùi lấp khối lượng nhỏ người dân tự khắc phục.
Về chăn nuôi, toàn tỉnh thiệt hại 13 con trâu, bò; 187 con lợn; 1.706 con gia cầm do lũ cuốn trôi và 21,94ha thủy sản bị thiệt hại hoàn toàn. Nhiều tuyến đường tại các huyện: Mường Chà (3 tuyến đường); Tủa Chùa (6 tuyến đường); Nậm Pồ (16 tuyến đường); Điện Biên Đông (2 tuyến đường); Mường Nhé (5 tuyển đường) bị thiệt hại.
Các tuyến quốc lộ cũng bị ảnh hưởng nặng nề với 147.064m3 đất đá sạt lở taluy dương xuống mặt đường; lấp tắc cống rãnh 14.133m3; hư hỏng mặt đường 7.750m2; sạt taluy âm 312m. Trên tuyến đường tỉnh bị sạt lở taluy dương với khối lượng 77.238m3; đất lấp tắc cống rãnh 16.344m3…
Ngoài ra, 12 công trình thủy lợi, 8 công trình nước sinh hoạt, 02 trạm y tế bị thiệt hại và 7 điểm trường bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 383,5 tỷ đồng.
Minh Long