giavui
08-02-2024, 09:41 PM
Toàn cảnh Venezuela trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ 2024
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/GettyImages-2163834940-scaled.jpg
Cuộc bầu cử tổng thống Venezuela được nhận định là gian lận, nhằm giúp nhà độc tài Nicolás Maduro kéo dài quyền lực, là mồi lửa lan nhanh, dấy hàng triệu người Venezuela khao khát thay đổi dân chủ. Khát vọng của người muốn lật đổ tên độc tài sẽ ra sao?
Lật đổ chế độ độc tài cộng sản Nam Mỹ
Chủ Nhật, 28 Tháng Bảy vừa rồi, Tổng Thống đương nhiệm Nicolás Maduro của Venezuela tự tuyên bố chiến thắng cuộc bầu cử cho nhiệm kỳ thứ ba, nhiệm kỳ sáu năm với 51% số phiếu bầu, so với 44% của ứng viên đối lập Edmundo González Urrutia. Trùng hợp thay, hôm đó cũng là sinh nhật của cố tổng thống độc tài Hugo Chávez.
Tuyên bố vậy, nhưng chính quyền của Maduro không công bố chi tiết kết quả kiểm phiếu – điều mà phe đối lập nói rằng là minh chứng cho thấy kết quả công bố là gian lận.
https://s.rfi.fr/media/display/068507f2-4efe-11ef-bb8c-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP24212663562412.jpg
Maduro, 61 tuổi, được bầu làm tổng thống Venezuela vào năm 2013 sau khi nhà độc tài Cộng sản Hugor Chávez, người đã cai trị Venezuela từ năm 1999 với lời hứa thực hiện cuộc cách mạng cánh tả, qua đời. Dưới thời Hugor Chávez và sau này là Maduro, Venezuela bị định hướng theo đường lối cộng sản, trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế do, dẫn đến nạn thiếu lương thực, lạm phát phi mã và sự sụp đổ của ngành công nghiệp dầu mỏ quan trọng. Điều này dẫn đến các cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn, khiến chính phủ đàn áp, bao gồm việc tù đày các nhà lãnh đạo phe đối lập và kiểm duyệt báo chí.
Maduro nói nếu để yên cho ông ta nắm quyền, thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế hiện nay hạn chế sự phụ thuộc vào dầu mỏ khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành công nghiệp này của đất nước đã được nới lỏng. Ông cũng cảnh báo người Venezuela về sự hỗn loạn nếu phe đối lập chiến thắng.
“Nếu bạn không muốn một cuộc tắm máu ở Venezuela, một cuộc nội chiến do những kẻ phát xít gây ra, thì hãy nỗ lực đạt được thành công lớn nhất, chiến thắng lớn nhất trong lịch sử bầu cử của dân tộc chúng ta,” Maduro nói trên truyền hình.
Là người có đủ kinh nghiệm dai dẳng với những cuộc biểu tình phản đối của người dân trong suốt gần một thập niên qua, trước cuộc bầu cử lần thứ ba này, chính phủ của Maduro cấm ứng cử viên được ủng hộ nhiều nhất của phe đối lập là bà María Corina Machado tranh cử tổng thống khi cáo buộc bà tham nhũng một cách vô căn cứ.
Ông cũng đồng thời sử dụng nguồn lực nhà nước để thống trị việc đưa tin và vận động tranh cử, và cố gắng tạo hình ảnh của mình trở nên dễ mến hơn trên mạng xã hội để kết nối với những cử tri trẻ không nhiều ký ức về một Venezuela đang vật vã tìm một nền dân chủ.
Các quan sát sát viên bầu cử của Liên Minh Âu Châu bị từ chối đến giám sát quá trình kiểm phiếu. Cũng trong năm nay, Venezuela trục xuất cơ quan của Liên Hợp Quốc theo dõi nhân quyền tại đất nước này, vì thấy “phiền.”
Nhưng bất chấp các đội an ninh mật đang rảo khắp nước để bắt cóc, bỏ tù những người phản đối, hàng triệu người dân Venezuela tràn ra đường biểu tình để bày tỏ sự ủng hộ phe đối lập được lãnh đạo bởi Edmundo González Urrutia, ứng viên lên thay bà Machado sau cáo buộc tham nhũng vô căn cứ từ chính quyền ông Maduro.
Cũng như mọi chế độ độc tài khác trong thời gian tồn tại của nó, Maduro lập lên một lực lượng ủng hộ mình và dùng nó như một lực lượng để đối kháng với chính người dân đòi tự do trong. Dựa vào những người này, Maduro tuyên bố sẵn sàng mở một cuộc nội chiến.
https://bna.1cdn.vn/2019/04/07/uploaded-ducchuyenbna-2019_04_07-_venezuela7790458_742019.jpg
Một cử tri ủng hộ ông Maduro, Milagros Arocha lên tiếng: “Người chiến thắng thực sự là ông Nicolás Maduro, còn chúng tôi là những người đại diện cho ông ấy. Chúng tôi muốn có hòa bình.” Điều này thật dễ thấy với ngôn luận được gọi là “bình yên để phát triển,” mặc các chế độ độc tài và cộng sản vẫn dựa vào đó để trấn áp người dân đòi tự do.
Đụng độ nổ ra giữa cảnh sát và người biểu tình xảy ra ở nhiều nơi. Tính đến ngày 31 Tháng Bảy, BBC dẫn nguồn tin từ quan chức địa phương xác nhận đã bắt giữ 750 người. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Right Watch (HRW) cũng đưa ra báo cáo đáng lo ngại về 20 trường hợp tử vong liên quan đến các cuộc biểu tình, kèm theo đó là con số thương vong đáng kể.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia Mỹ La Tinh chung quanh Venezuela cũng bắt đầu quá mệt mỏi với chính quyền thân cộng sản này.
Costa Rica bày tỏ sự ủng hộ phe đối lập, tuyên bố sẵn sàng cấp quy chế tị nạn chính trị cho các đối thủ chính trị của Maduro là bà Machado và ông González.
Peru lên tiếng từ chối kết quả bầu cử của Venezuela, dẫn đến việc hai quốc gia này cắt đứt quan hệ ngoại giao. Bên cạnh đó, mặc dù các lãnh đạo lực lượng Công An Venezuela vẫn tuyên bố ủng hộ nhà độc tài Maduro, nhưng trên mạng xã hội X đã có những video khác ghi nhận rất nhiều cảnh sát Venezuela cởi áo đồng phục và đồng tình hỗ trợ người biểu tình. Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng phản đối kết quả bầu cử của chính quyền Maduro, và đòi phải minh bạch kết quả kiểm phiếu. Thậm chí Mỹ công nhận ứng cử viên đối lập Edmundo González Urrutia là người chiến thắng thực sự trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela ngày 28 Tháng Bảy.
Chính phủ Hoa Kỳ cũng áp đặt lại các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Venezuela sau khi ông Maduro không thực hiện thỏa thuận để tiến hành cuộc bỏ phiếu công bằng. Đáp lại, chính phủ Maduro tăng thuế đối với các doanh nghiệp để bù đắp một phần khoản thâm hụt và tránh làm giận các cử tri quan trọng ủng hộ ông.
Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc Volker Turk cho biết, ông rất lo ngại về sự leo thang căng thẳng và bạo lực ở Venezuela, kêu gọi chính quyền Venezuela tôn trọng quyền hội họp và biểu tình ôn hòa của người dân.
Đối thủ của Maduro là ai?
Edmundo González Urrutia, người đàn ông 74 tuổi, từng là đại sứ Venezuela tại Algérie và Argentina, nhưng đã từ chức vào năm 2002 để làm việc cho phe đối lập chính trị của Venezuela. Ông chưa được biết đến nhiều cho đến khi xuất hiện với vai trò là người thay thế bà Machado sau khi bà bị cấm tranh cử. Hai người cùng nhau vận động tranh cử và thu hút đông đảo cư dân, với Machado đầy nhiệt huyết kêu gọi người ủng hộ của mình bỏ phiếu cho người thay thế mình.
“Tinh thần dân chủ của người Venezuela còn sống hơn bao giờ hết, đây là thời điểm để thay đổi,” Gonzáles phát biểu như vậy sau khi bỏ phiếu.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-do-vietnamese-people-care-about-the-crisis-in-venezuela-05022019144758.html/000_1G335D-960.jpg/@@images/c36bab22-b4a3-4fc9-bdc0-a867eba23db3.jpeg
Ông nói với tờ báo The Guardian, hứa sẽ lãnh đạo “một chính phủ cho tất cả mọi người,” trong đó Machado sẽ là một nhân vật quan trọng. “Bà ấy là nhà lãnh đạo quan trọng trong quá trình này. … Bà ấy sẽ có bất kỳ vai trò nào mà bà muốn trong chính phủ.”
Ông cũng đã hứa sẽ cải thiện nền kinh tế và tạo điều kiện cho hàng triệu người Venezuela trở về quê nhà sau khi chạy trốn khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ở Venezuela dưới thời Hugo Chavez và Maduro.
“Chúng tôi không muốn nhiều người Venezuela rời khỏi đất nước, và đối với những người đã rời đi, tôi nói với họ rằng chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để họ quay lại và chào đón họ với vòng tay rộng mở.”
Venezuela khát khao tự do và dân chủ
Từ cuộc bầu cử tổng thống Venezuela đầy rẫy bất thường và gian lận, cho thấy nền dân chủ tại Mỹ châu đang phải đối mặt với thử thách lớn khi chủ nghĩa độc tài – nhân danh lý tưởng cộng sản chống đế quốc – có dấu hiệu trỗi dậy mạnh mẽ là minh chứng rõ nhất.
Trên khắp Tây bán cầu, các nền dân chủ Mỹ châu đang bị dập tắt hoặc bị thách thức một cách nghiêm trọng. Trong 20 năm qua, các quốc gia Trung và Nam Mỹ như Venezuela, Nicaragua và El Salvador rơi vào chế độ độc tài của Hugo Chavez, Nicolás Maduro, Daniel Ortega và Nayib Bukele. Hay các nỗ lực âm mưu đảo chính và thiết lập chế độ độc tài như nỗ lực đảo chính Peru và Guatemala, cũng như những lo ngại tổng thống Mexico mới đắc cử duy trì chính sách phi dân chủ, cho thấy cuộc chiến bảo vệ nền dân chủ ở các quốc gia Mỹ châu còn nhiều cam go.
Vẫn còn đó những điểm sáng như sự thành công của nền dân chủ ở một số quốc gia Nam Mỹ như Brazil, Chile, Colombia, kết quả cuộc chiến này tại Venezuela sẽ là yếu tố then chốt, tác động mạnh mẽ đến cục diện dân chủ toàn châu lục.
Nếu phe đối lập do bộ đôi lãnh đạo Machado – Gonzáles dẫn dắt có thể lật đổ Maduro, sẽ là nguồn cảm hứng to lớn cho phong trào đấu tranh dân chủ trên toàn khu vực và thế giới. Còn nếu chế độ độc tài của Maduro tiếp tục chiến thắng, sẽ là phát pháo tín hiệu cho các nhà độc tài mới nổi khác trong khu vực.
Người Việt
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/GettyImages-2163834940-scaled.jpg
Cuộc bầu cử tổng thống Venezuela được nhận định là gian lận, nhằm giúp nhà độc tài Nicolás Maduro kéo dài quyền lực, là mồi lửa lan nhanh, dấy hàng triệu người Venezuela khao khát thay đổi dân chủ. Khát vọng của người muốn lật đổ tên độc tài sẽ ra sao?
Lật đổ chế độ độc tài cộng sản Nam Mỹ
Chủ Nhật, 28 Tháng Bảy vừa rồi, Tổng Thống đương nhiệm Nicolás Maduro của Venezuela tự tuyên bố chiến thắng cuộc bầu cử cho nhiệm kỳ thứ ba, nhiệm kỳ sáu năm với 51% số phiếu bầu, so với 44% của ứng viên đối lập Edmundo González Urrutia. Trùng hợp thay, hôm đó cũng là sinh nhật của cố tổng thống độc tài Hugo Chávez.
Tuyên bố vậy, nhưng chính quyền của Maduro không công bố chi tiết kết quả kiểm phiếu – điều mà phe đối lập nói rằng là minh chứng cho thấy kết quả công bố là gian lận.
https://s.rfi.fr/media/display/068507f2-4efe-11ef-bb8c-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP24212663562412.jpg
Maduro, 61 tuổi, được bầu làm tổng thống Venezuela vào năm 2013 sau khi nhà độc tài Cộng sản Hugor Chávez, người đã cai trị Venezuela từ năm 1999 với lời hứa thực hiện cuộc cách mạng cánh tả, qua đời. Dưới thời Hugor Chávez và sau này là Maduro, Venezuela bị định hướng theo đường lối cộng sản, trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế do, dẫn đến nạn thiếu lương thực, lạm phát phi mã và sự sụp đổ của ngành công nghiệp dầu mỏ quan trọng. Điều này dẫn đến các cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn, khiến chính phủ đàn áp, bao gồm việc tù đày các nhà lãnh đạo phe đối lập và kiểm duyệt báo chí.
Maduro nói nếu để yên cho ông ta nắm quyền, thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế hiện nay hạn chế sự phụ thuộc vào dầu mỏ khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành công nghiệp này của đất nước đã được nới lỏng. Ông cũng cảnh báo người Venezuela về sự hỗn loạn nếu phe đối lập chiến thắng.
“Nếu bạn không muốn một cuộc tắm máu ở Venezuela, một cuộc nội chiến do những kẻ phát xít gây ra, thì hãy nỗ lực đạt được thành công lớn nhất, chiến thắng lớn nhất trong lịch sử bầu cử của dân tộc chúng ta,” Maduro nói trên truyền hình.
Là người có đủ kinh nghiệm dai dẳng với những cuộc biểu tình phản đối của người dân trong suốt gần một thập niên qua, trước cuộc bầu cử lần thứ ba này, chính phủ của Maduro cấm ứng cử viên được ủng hộ nhiều nhất của phe đối lập là bà María Corina Machado tranh cử tổng thống khi cáo buộc bà tham nhũng một cách vô căn cứ.
Ông cũng đồng thời sử dụng nguồn lực nhà nước để thống trị việc đưa tin và vận động tranh cử, và cố gắng tạo hình ảnh của mình trở nên dễ mến hơn trên mạng xã hội để kết nối với những cử tri trẻ không nhiều ký ức về một Venezuela đang vật vã tìm một nền dân chủ.
Các quan sát sát viên bầu cử của Liên Minh Âu Châu bị từ chối đến giám sát quá trình kiểm phiếu. Cũng trong năm nay, Venezuela trục xuất cơ quan của Liên Hợp Quốc theo dõi nhân quyền tại đất nước này, vì thấy “phiền.”
Nhưng bất chấp các đội an ninh mật đang rảo khắp nước để bắt cóc, bỏ tù những người phản đối, hàng triệu người dân Venezuela tràn ra đường biểu tình để bày tỏ sự ủng hộ phe đối lập được lãnh đạo bởi Edmundo González Urrutia, ứng viên lên thay bà Machado sau cáo buộc tham nhũng vô căn cứ từ chính quyền ông Maduro.
Cũng như mọi chế độ độc tài khác trong thời gian tồn tại của nó, Maduro lập lên một lực lượng ủng hộ mình và dùng nó như một lực lượng để đối kháng với chính người dân đòi tự do trong. Dựa vào những người này, Maduro tuyên bố sẵn sàng mở một cuộc nội chiến.
https://bna.1cdn.vn/2019/04/07/uploaded-ducchuyenbna-2019_04_07-_venezuela7790458_742019.jpg
Một cử tri ủng hộ ông Maduro, Milagros Arocha lên tiếng: “Người chiến thắng thực sự là ông Nicolás Maduro, còn chúng tôi là những người đại diện cho ông ấy. Chúng tôi muốn có hòa bình.” Điều này thật dễ thấy với ngôn luận được gọi là “bình yên để phát triển,” mặc các chế độ độc tài và cộng sản vẫn dựa vào đó để trấn áp người dân đòi tự do.
Đụng độ nổ ra giữa cảnh sát và người biểu tình xảy ra ở nhiều nơi. Tính đến ngày 31 Tháng Bảy, BBC dẫn nguồn tin từ quan chức địa phương xác nhận đã bắt giữ 750 người. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Right Watch (HRW) cũng đưa ra báo cáo đáng lo ngại về 20 trường hợp tử vong liên quan đến các cuộc biểu tình, kèm theo đó là con số thương vong đáng kể.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia Mỹ La Tinh chung quanh Venezuela cũng bắt đầu quá mệt mỏi với chính quyền thân cộng sản này.
Costa Rica bày tỏ sự ủng hộ phe đối lập, tuyên bố sẵn sàng cấp quy chế tị nạn chính trị cho các đối thủ chính trị của Maduro là bà Machado và ông González.
Peru lên tiếng từ chối kết quả bầu cử của Venezuela, dẫn đến việc hai quốc gia này cắt đứt quan hệ ngoại giao. Bên cạnh đó, mặc dù các lãnh đạo lực lượng Công An Venezuela vẫn tuyên bố ủng hộ nhà độc tài Maduro, nhưng trên mạng xã hội X đã có những video khác ghi nhận rất nhiều cảnh sát Venezuela cởi áo đồng phục và đồng tình hỗ trợ người biểu tình. Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng phản đối kết quả bầu cử của chính quyền Maduro, và đòi phải minh bạch kết quả kiểm phiếu. Thậm chí Mỹ công nhận ứng cử viên đối lập Edmundo González Urrutia là người chiến thắng thực sự trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela ngày 28 Tháng Bảy.
Chính phủ Hoa Kỳ cũng áp đặt lại các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Venezuela sau khi ông Maduro không thực hiện thỏa thuận để tiến hành cuộc bỏ phiếu công bằng. Đáp lại, chính phủ Maduro tăng thuế đối với các doanh nghiệp để bù đắp một phần khoản thâm hụt và tránh làm giận các cử tri quan trọng ủng hộ ông.
Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc Volker Turk cho biết, ông rất lo ngại về sự leo thang căng thẳng và bạo lực ở Venezuela, kêu gọi chính quyền Venezuela tôn trọng quyền hội họp và biểu tình ôn hòa của người dân.
Đối thủ của Maduro là ai?
Edmundo González Urrutia, người đàn ông 74 tuổi, từng là đại sứ Venezuela tại Algérie và Argentina, nhưng đã từ chức vào năm 2002 để làm việc cho phe đối lập chính trị của Venezuela. Ông chưa được biết đến nhiều cho đến khi xuất hiện với vai trò là người thay thế bà Machado sau khi bà bị cấm tranh cử. Hai người cùng nhau vận động tranh cử và thu hút đông đảo cư dân, với Machado đầy nhiệt huyết kêu gọi người ủng hộ của mình bỏ phiếu cho người thay thế mình.
“Tinh thần dân chủ của người Venezuela còn sống hơn bao giờ hết, đây là thời điểm để thay đổi,” Gonzáles phát biểu như vậy sau khi bỏ phiếu.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-do-vietnamese-people-care-about-the-crisis-in-venezuela-05022019144758.html/000_1G335D-960.jpg/@@images/c36bab22-b4a3-4fc9-bdc0-a867eba23db3.jpeg
Ông nói với tờ báo The Guardian, hứa sẽ lãnh đạo “một chính phủ cho tất cả mọi người,” trong đó Machado sẽ là một nhân vật quan trọng. “Bà ấy là nhà lãnh đạo quan trọng trong quá trình này. … Bà ấy sẽ có bất kỳ vai trò nào mà bà muốn trong chính phủ.”
Ông cũng đã hứa sẽ cải thiện nền kinh tế và tạo điều kiện cho hàng triệu người Venezuela trở về quê nhà sau khi chạy trốn khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ở Venezuela dưới thời Hugo Chavez và Maduro.
“Chúng tôi không muốn nhiều người Venezuela rời khỏi đất nước, và đối với những người đã rời đi, tôi nói với họ rằng chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để họ quay lại và chào đón họ với vòng tay rộng mở.”
Venezuela khát khao tự do và dân chủ
Từ cuộc bầu cử tổng thống Venezuela đầy rẫy bất thường và gian lận, cho thấy nền dân chủ tại Mỹ châu đang phải đối mặt với thử thách lớn khi chủ nghĩa độc tài – nhân danh lý tưởng cộng sản chống đế quốc – có dấu hiệu trỗi dậy mạnh mẽ là minh chứng rõ nhất.
Trên khắp Tây bán cầu, các nền dân chủ Mỹ châu đang bị dập tắt hoặc bị thách thức một cách nghiêm trọng. Trong 20 năm qua, các quốc gia Trung và Nam Mỹ như Venezuela, Nicaragua và El Salvador rơi vào chế độ độc tài của Hugo Chavez, Nicolás Maduro, Daniel Ortega và Nayib Bukele. Hay các nỗ lực âm mưu đảo chính và thiết lập chế độ độc tài như nỗ lực đảo chính Peru và Guatemala, cũng như những lo ngại tổng thống Mexico mới đắc cử duy trì chính sách phi dân chủ, cho thấy cuộc chiến bảo vệ nền dân chủ ở các quốc gia Mỹ châu còn nhiều cam go.
Vẫn còn đó những điểm sáng như sự thành công của nền dân chủ ở một số quốc gia Nam Mỹ như Brazil, Chile, Colombia, kết quả cuộc chiến này tại Venezuela sẽ là yếu tố then chốt, tác động mạnh mẽ đến cục diện dân chủ toàn châu lục.
Nếu phe đối lập do bộ đôi lãnh đạo Machado – Gonzáles dẫn dắt có thể lật đổ Maduro, sẽ là nguồn cảm hứng to lớn cho phong trào đấu tranh dân chủ trên toàn khu vực và thế giới. Còn nếu chế độ độc tài của Maduro tiếp tục chiến thắng, sẽ là phát pháo tín hiệu cho các nhà độc tài mới nổi khác trong khu vực.
Người Việt