duyanh
07-28-2024, 12:22 PM
Mày không khóc bác Trọng, tao mách chú công an
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/i-will-tell-police-if-you-dont-mourn-nguyen-phu-trong-07252024100605.html/@@images/0644eb00-7c46-4691-b892-cc1a998f8779.jpeg
Người dân Việt Nam xếp hàng bên ngoài nhà tang lễ quốc gia để viếng cố TBT Nguyễn Phú Trọng hôm 25/7/2024. Nhac NGUYEN / AFP
Hôm 19/7, Phạm Thoại, một KOL hợp tác bán hàng trên TikTok có rất nhiều fans đã tự ý ngưng ngang cuộc live stream bán hàng giữa chừng vì anh ta mới nhận được tin “bác Trọng đã mất” nên “không thể tiếp tục bán hàng nữa”.
Tự ý phá vỡ hợp đồng vì “Bác mất”
Gần như tất cả comment ở dưới trang cá nhân của Phạm Thoại đều vỗ tay hoan hô cho hành động này. Hầu hết mọi người ca ngợi ý thức chính trị và nhận thức của anh ta. “Chấp nhận đền hợp đồng (cho nhãn hàng), tốn rất nhiều tiền nhưng tôi tôn trọng Phạm Thoại vì hành động này”- người ta viết đại loại như vậy.
Cảm xúc cá nhân của Phạm Thoại hay bất kỳ ai cũng cần được tôn trọng. Nhưng việc tự ý phá vỡ hợp đồng như thế là tối kỵ. Người phá hợp đồng đương nhiên phải đền hợp đồng cho nhãn hàng, thế nhưng thiệt hại của nhãn hàng không chỉ nằm trong số tiền đó. Vì một lần tổ chức một phiên live stream bán hàng lớn như vậy là một quá trình chuẩn bị và phối hợp làm việc của rất nhiều người. Nhãn hàng phải tính toán rất kỹ đến thói quen của người tiêu dùng như giờ lên mạng, sức mua, nền tảng ưa thích để mua hàng, nguồn tiền (ví dụ đầu tháng hay cuối tháng, lúc các công ty trả lương cho nhân viên), sự cạnh tranh với các nhãn hàng khác, mùa của thời trang-rất ngắn ngủi, các chính sách cạnh tranh.v.v để chọn ra một thời điểm tối ưu cho bán hàng. Có thể công ty thuê Phạm Thoại bán hàng sẽ không còn cơ hội thuận lợi nào nữa trong mùa này để nối tiếp lại cuộc live stream vừa bị gián đoạn. Phạm Thoại được ca ngợi, nhưng thiệt hại của các nhãn hàng chưa thể tính được.
Về Phạm Thoại, quyết định trên nhất thời có thể mang lại nhiều fans cho anh, nhưng về lâu dài, các nhãn hàng hợp tác sẽ phải cân nhắc hơn khi xét đến tính cách này của Thoại. Nếu Thoại lại tiếp tục vì một cao trào cảm xúc cá nhân khác mà tự ý ngưng ngang cuộc live stream thì sao?
Quốc tang ông Nguyễn Phú Trọng được nhà nước Việt Nam tổ chức vào hai ngày 25 và 26 tháng Bảy.
Theo ý kiến cá nhân của tôi, Phạm Thoại và nhãn hàng có thể vừa bày tỏ được lòng tôn trọng của mình với thần tượng, vừa vẫn giữ vững hợp đồng làm việc bằng cách xin nhãn hàng dừng lại một phút để mặc niệm. Sau đó lại tiếp tục bán hàng, nhưng tiết chế âm nhạc rộn rã hay các hành động la hét nhảy nhót quá độ. Một phút mặc niệm không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc live stream bán hàng, nhưng cũng đủ nghiêm trang và kịp thời để tỏ lòng thành kính. Vì theo luật, thời gian bán hàng là Phạm Thoại đã ký hợp đồng “bán thân cho nhà kinh doanh; trong khoảng thời gian đó anh không còn đầy đủ quyền tự do cá nhân nữa mà buộc phải tuân thủ vô điều kiện các điều khoản trong hợp đồng. Nói cách khác, trong việc này Phạm Thoại đã hành xử chưa chuyên nghiệp.
Và lên giàn hỏa vì nói trái chiều
Ngược lại với Phạm Thoại là Duy muối, một giám đốc sáng tạo trẻ với các hoạt động quảng cáo, hướng dẫn lập kênh TikTok ở Việt Nam. Chỉ trong vài ngày, cái tên Duy muối bị lên án cả trên các tờ báo chính thống. Chỉ vì anh này (cả gan) bình luận dưới một tấm ảnh ông Trọng (có đề năm sinh-năm mất: 1944-2024), rằng: “Sao lại có số hotline thế anh?”
Gần như ngay lập tức, mạng xã hội lôi Duy Muối lên giàn hỏa. Hậu quả thực tế cũng đến liền sau đó: công ty nơi Duy muối là một trong hai người sáng lập ra tuyên bố đình chỉ công tác, bãi nhiệm chức Giám đốc sáng tạo, đóng tất cả tài khoản mạng xã hội-theo công ty này nói là để giảm thiểu việc lan truyền các thông tin tiêu cực. Họ cũng nói hành vi của Duy Muối là sai trái với chuẩn mực của xã hội “đặc biệt trong quãng thời gian thiêng liêng cả nước đang dành sự tưởng nhớ cho Cố tổng bí thư”.
Đặc biệt, công ty này còn “chủ động phối hợp cùng cơ quan chức năng ghi nhận hành vi sai phạm đối với nhân sự Trần Mạnh Duy ngay sau khi phát hiện sự việc”. Choáng váng hơn nữa, họ thông báo Duy muối đã chủ động ra trình diện tại cơ quan chức năng.
Cách dùng từ và cách hành xử sau vụ việc của cả cá nhân Duy muối lẫn công ty DC Media cho thấy bản thân họ mặc định câu comment đùa cợt của Duy muối là hành vi phạm pháp, cần thiết phải bị xử lý bằng pháp luật, phải bị trừng phạt. Tâm thế của họ rất hoảng loạn.
Một nữ Facebooker khác viết status: “Hết quốc tang chưa, nhảy được chưa mọi người?”. Y như Duy muối, cô lập tức bị đám đông phẫn nộ tràn vào trang cá nhân mắng chửi vì dám đùa cợt trong ngày đất nước (sắp) có quốc tang. Phản ứng trên mạng hung hãn đến nỗi cô gái này phải xóa status, dùng một tài khoản khác để thanh minh rằng mình bị giả mạo “trong ngày đất nước đang có chuyện buồn”-cô viết. Chưa đủ, cô còn phải live stream “báo cáo” với cộng đồng mạng là mình đã lên cơ quan Công an TP Hà Nội để giải trình.
Hành động này chắc sẽ được cơ quan công an đánh giá là thành khẩn.
Nhưng, nó thật đáng thương và đáng sợ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/i-will-tell-police-if-you-dont-mourn-nguyen-phu-trong-07252024100605.html/000_364t9tr.jpg/@@images/886e4322-1894-4449-ad5a-0f743e393211.jpeg
Học sinh Việt Nam xếp hàng vào viếng cố TBT Nguyễn Phú Trọng tại nhà tang lễ quốc gia ở Hà Nội hôm 25/7/2024. Hình: Nhac NGUYEN / POOL / AFP
Cuộc “săn phù thủy” trên mạng
Là vì đã tồn tại một thứ quan điểm mặc định rằng yêu nước là phải yêu lãnh đạo. Yêu im lặng không đủ mà phải yêu ra tiếng, yêu bằng lời, công khai cho cả thiên hạ biết. Nhất là khi cả nước (cả nước? Ai thống kê?) đều đồng thanh yêu vị lãnh đạo này mà có kẻ dám suy nghĩ khác, ví dụ tôi yêu nước nhưng tôi chưa yêu cá nhân vị lãnh đạo này, thì người ấy chính là kẻ thù của dân tộc, phải bị tiêu diệt.
Là sự sợ hãi đến thâm căn cố đế của một số (có lẽ không ít) người dân trước những gì được gán vào khái niệm yêu nước và tổ quốc. Vốn là những khái niệm đẹp đẽ, cao cả và rộng lượng đến mức bao trùm mọi công dân, mọi dân tộc, mọi tôn giáo và tín ngưỡng… nhưng qua sự thiển cận của một số người, nó trở thành cái khuôn hẹp hòi mà người ta dùng nhồi nhét một con người vào đấy. Ai không lọt qua được thì trở thành phản đồ.
Ông Nguyễn Phú Trọng được số đông người dân Việt Nam ca ngợi là khiêm tốn, liêm khiết, gương mẫu… Vì thế, ông hẳn sẽ vô cùng kinh ngạc và chán chường khi biết ngay sau khi ông qua đời, đã có một cuộc “săn phù thủy” trên cõi mạng, mà đối tượng bị truy đuổi ráo riết là những người nổi tiếng không để avatar đen hay chia sẻ vài câu buồn thương đau đớn trong những ngày sau khi ông Trọng từ trần. Dưới những cái nick name ảo lẫn thật, đám đông săn phù thủy dọa dẫm rằng những người này sau đám tang ông Trọng thì sẽ bị “bế” đi, tức sẽ bị Công an xử phạt hoặc bị bắt; đồng thời sự nghiệp sẽ tồi tệ.
Họ réo lên từng cái tên một, phân tích tỉ mỉ việc người ấy đã tiếp tục live stream (bán hàng), chụp ảnh đang đi nghỉ ở biển, nghe nhạc, xem phim, nấu ăn… mà không bày tỏ sự thương tiếc nào khi ông Trọng qua đời. Ở dưới phần bình luận, vô số comment mách thêm những cái tên khác và những hành động khác, tái hiện không khí săn phù thủy đúng nghĩa.
-Mày dám không khóc à? Tao mách công an.
Những ý kiến phản biện lạc lõng giữa cả dàn đồng ca.
Săn phù thủy trên cõi mạng nghe có vẻ như không nghiêm trọng lắm, không có tính thực tế. Thế nhưng đã từng có những người bị đám đông bất bình trên mạng tìm đến tận nhà, sục vào tận cửa hàng, ngồi lì đấy để “nói chuyện phải quấy”. Cho nên sự hung hãn nhất quán trong thái độ của đội “săn phù thủy” chắc chắn đã và sẽ gây ra những nỗi sợ hãi khủng khiếp cho người bị săn và nỗi ám ảnh cho người chứng kiến sự việc.
Một đội hồng vệ binh online, đi lùng sục những người không cùng quan điểm/suy nghĩ với mình, dù nó không hề phạm pháp, sau đó dùng sức mạnh đám đông và vác cả Công an ra hù dọa để buộc họ che giấu suy nghĩ thật, cảm xúc thật, chỉ được phép hành động theo những khuôn phép mà đám người kia quy định ra. Cứ như thời gian đã quay trở lại cả trăm năm trước.
Kết quả, hay hậu quả thì chỉ có một: Sẽ ngày càng ít người dám chia sẻ thành thật cảm xúc, suy nghĩ của mình trên mạng xã hội. Những cái mặt nạ xu thời sẽ ngày càng được đeo lên nhiều hơn và khéo léo hơn.
Về sâu xa, cuộc “săn phù thủy” cho thấy bề mặt văn minh, nhân văn của không ít người trong xã hội Việt Nam vẫn chỉ là một lớp tráng men mỏng. Bản chất vẫn là tâm lý nô dịch, u mê, sùng bái cá nhân, tôn thờ thần tượng và sẵn sàng phỉ báng những quan điểm trái chiều.
__________
RFA
Tham khảo:
https://thanhnien.vn/tiktoker-duy-muoi-bi-bai-nhiem-chuc-vu-giam-doc-sang-tao-185240723180033512.htm
https://nld.com.vn/cong-an-tp-hcm-trieu-tap-3-doi-tuong-xuc-pham-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-196240722102140526.htm
* Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã hội trong nước.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/i-will-tell-police-if-you-dont-mourn-nguyen-phu-trong-07252024100605.html/@@images/0644eb00-7c46-4691-b892-cc1a998f8779.jpeg
Người dân Việt Nam xếp hàng bên ngoài nhà tang lễ quốc gia để viếng cố TBT Nguyễn Phú Trọng hôm 25/7/2024. Nhac NGUYEN / AFP
Hôm 19/7, Phạm Thoại, một KOL hợp tác bán hàng trên TikTok có rất nhiều fans đã tự ý ngưng ngang cuộc live stream bán hàng giữa chừng vì anh ta mới nhận được tin “bác Trọng đã mất” nên “không thể tiếp tục bán hàng nữa”.
Tự ý phá vỡ hợp đồng vì “Bác mất”
Gần như tất cả comment ở dưới trang cá nhân của Phạm Thoại đều vỗ tay hoan hô cho hành động này. Hầu hết mọi người ca ngợi ý thức chính trị và nhận thức của anh ta. “Chấp nhận đền hợp đồng (cho nhãn hàng), tốn rất nhiều tiền nhưng tôi tôn trọng Phạm Thoại vì hành động này”- người ta viết đại loại như vậy.
Cảm xúc cá nhân của Phạm Thoại hay bất kỳ ai cũng cần được tôn trọng. Nhưng việc tự ý phá vỡ hợp đồng như thế là tối kỵ. Người phá hợp đồng đương nhiên phải đền hợp đồng cho nhãn hàng, thế nhưng thiệt hại của nhãn hàng không chỉ nằm trong số tiền đó. Vì một lần tổ chức một phiên live stream bán hàng lớn như vậy là một quá trình chuẩn bị và phối hợp làm việc của rất nhiều người. Nhãn hàng phải tính toán rất kỹ đến thói quen của người tiêu dùng như giờ lên mạng, sức mua, nền tảng ưa thích để mua hàng, nguồn tiền (ví dụ đầu tháng hay cuối tháng, lúc các công ty trả lương cho nhân viên), sự cạnh tranh với các nhãn hàng khác, mùa của thời trang-rất ngắn ngủi, các chính sách cạnh tranh.v.v để chọn ra một thời điểm tối ưu cho bán hàng. Có thể công ty thuê Phạm Thoại bán hàng sẽ không còn cơ hội thuận lợi nào nữa trong mùa này để nối tiếp lại cuộc live stream vừa bị gián đoạn. Phạm Thoại được ca ngợi, nhưng thiệt hại của các nhãn hàng chưa thể tính được.
Về Phạm Thoại, quyết định trên nhất thời có thể mang lại nhiều fans cho anh, nhưng về lâu dài, các nhãn hàng hợp tác sẽ phải cân nhắc hơn khi xét đến tính cách này của Thoại. Nếu Thoại lại tiếp tục vì một cao trào cảm xúc cá nhân khác mà tự ý ngưng ngang cuộc live stream thì sao?
Quốc tang ông Nguyễn Phú Trọng được nhà nước Việt Nam tổ chức vào hai ngày 25 và 26 tháng Bảy.
Theo ý kiến cá nhân của tôi, Phạm Thoại và nhãn hàng có thể vừa bày tỏ được lòng tôn trọng của mình với thần tượng, vừa vẫn giữ vững hợp đồng làm việc bằng cách xin nhãn hàng dừng lại một phút để mặc niệm. Sau đó lại tiếp tục bán hàng, nhưng tiết chế âm nhạc rộn rã hay các hành động la hét nhảy nhót quá độ. Một phút mặc niệm không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc live stream bán hàng, nhưng cũng đủ nghiêm trang và kịp thời để tỏ lòng thành kính. Vì theo luật, thời gian bán hàng là Phạm Thoại đã ký hợp đồng “bán thân cho nhà kinh doanh; trong khoảng thời gian đó anh không còn đầy đủ quyền tự do cá nhân nữa mà buộc phải tuân thủ vô điều kiện các điều khoản trong hợp đồng. Nói cách khác, trong việc này Phạm Thoại đã hành xử chưa chuyên nghiệp.
Và lên giàn hỏa vì nói trái chiều
Ngược lại với Phạm Thoại là Duy muối, một giám đốc sáng tạo trẻ với các hoạt động quảng cáo, hướng dẫn lập kênh TikTok ở Việt Nam. Chỉ trong vài ngày, cái tên Duy muối bị lên án cả trên các tờ báo chính thống. Chỉ vì anh này (cả gan) bình luận dưới một tấm ảnh ông Trọng (có đề năm sinh-năm mất: 1944-2024), rằng: “Sao lại có số hotline thế anh?”
Gần như ngay lập tức, mạng xã hội lôi Duy Muối lên giàn hỏa. Hậu quả thực tế cũng đến liền sau đó: công ty nơi Duy muối là một trong hai người sáng lập ra tuyên bố đình chỉ công tác, bãi nhiệm chức Giám đốc sáng tạo, đóng tất cả tài khoản mạng xã hội-theo công ty này nói là để giảm thiểu việc lan truyền các thông tin tiêu cực. Họ cũng nói hành vi của Duy Muối là sai trái với chuẩn mực của xã hội “đặc biệt trong quãng thời gian thiêng liêng cả nước đang dành sự tưởng nhớ cho Cố tổng bí thư”.
Đặc biệt, công ty này còn “chủ động phối hợp cùng cơ quan chức năng ghi nhận hành vi sai phạm đối với nhân sự Trần Mạnh Duy ngay sau khi phát hiện sự việc”. Choáng váng hơn nữa, họ thông báo Duy muối đã chủ động ra trình diện tại cơ quan chức năng.
Cách dùng từ và cách hành xử sau vụ việc của cả cá nhân Duy muối lẫn công ty DC Media cho thấy bản thân họ mặc định câu comment đùa cợt của Duy muối là hành vi phạm pháp, cần thiết phải bị xử lý bằng pháp luật, phải bị trừng phạt. Tâm thế của họ rất hoảng loạn.
Một nữ Facebooker khác viết status: “Hết quốc tang chưa, nhảy được chưa mọi người?”. Y như Duy muối, cô lập tức bị đám đông phẫn nộ tràn vào trang cá nhân mắng chửi vì dám đùa cợt trong ngày đất nước (sắp) có quốc tang. Phản ứng trên mạng hung hãn đến nỗi cô gái này phải xóa status, dùng một tài khoản khác để thanh minh rằng mình bị giả mạo “trong ngày đất nước đang có chuyện buồn”-cô viết. Chưa đủ, cô còn phải live stream “báo cáo” với cộng đồng mạng là mình đã lên cơ quan Công an TP Hà Nội để giải trình.
Hành động này chắc sẽ được cơ quan công an đánh giá là thành khẩn.
Nhưng, nó thật đáng thương và đáng sợ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/i-will-tell-police-if-you-dont-mourn-nguyen-phu-trong-07252024100605.html/000_364t9tr.jpg/@@images/886e4322-1894-4449-ad5a-0f743e393211.jpeg
Học sinh Việt Nam xếp hàng vào viếng cố TBT Nguyễn Phú Trọng tại nhà tang lễ quốc gia ở Hà Nội hôm 25/7/2024. Hình: Nhac NGUYEN / POOL / AFP
Cuộc “săn phù thủy” trên mạng
Là vì đã tồn tại một thứ quan điểm mặc định rằng yêu nước là phải yêu lãnh đạo. Yêu im lặng không đủ mà phải yêu ra tiếng, yêu bằng lời, công khai cho cả thiên hạ biết. Nhất là khi cả nước (cả nước? Ai thống kê?) đều đồng thanh yêu vị lãnh đạo này mà có kẻ dám suy nghĩ khác, ví dụ tôi yêu nước nhưng tôi chưa yêu cá nhân vị lãnh đạo này, thì người ấy chính là kẻ thù của dân tộc, phải bị tiêu diệt.
Là sự sợ hãi đến thâm căn cố đế của một số (có lẽ không ít) người dân trước những gì được gán vào khái niệm yêu nước và tổ quốc. Vốn là những khái niệm đẹp đẽ, cao cả và rộng lượng đến mức bao trùm mọi công dân, mọi dân tộc, mọi tôn giáo và tín ngưỡng… nhưng qua sự thiển cận của một số người, nó trở thành cái khuôn hẹp hòi mà người ta dùng nhồi nhét một con người vào đấy. Ai không lọt qua được thì trở thành phản đồ.
Ông Nguyễn Phú Trọng được số đông người dân Việt Nam ca ngợi là khiêm tốn, liêm khiết, gương mẫu… Vì thế, ông hẳn sẽ vô cùng kinh ngạc và chán chường khi biết ngay sau khi ông qua đời, đã có một cuộc “săn phù thủy” trên cõi mạng, mà đối tượng bị truy đuổi ráo riết là những người nổi tiếng không để avatar đen hay chia sẻ vài câu buồn thương đau đớn trong những ngày sau khi ông Trọng từ trần. Dưới những cái nick name ảo lẫn thật, đám đông săn phù thủy dọa dẫm rằng những người này sau đám tang ông Trọng thì sẽ bị “bế” đi, tức sẽ bị Công an xử phạt hoặc bị bắt; đồng thời sự nghiệp sẽ tồi tệ.
Họ réo lên từng cái tên một, phân tích tỉ mỉ việc người ấy đã tiếp tục live stream (bán hàng), chụp ảnh đang đi nghỉ ở biển, nghe nhạc, xem phim, nấu ăn… mà không bày tỏ sự thương tiếc nào khi ông Trọng qua đời. Ở dưới phần bình luận, vô số comment mách thêm những cái tên khác và những hành động khác, tái hiện không khí săn phù thủy đúng nghĩa.
-Mày dám không khóc à? Tao mách công an.
Những ý kiến phản biện lạc lõng giữa cả dàn đồng ca.
Săn phù thủy trên cõi mạng nghe có vẻ như không nghiêm trọng lắm, không có tính thực tế. Thế nhưng đã từng có những người bị đám đông bất bình trên mạng tìm đến tận nhà, sục vào tận cửa hàng, ngồi lì đấy để “nói chuyện phải quấy”. Cho nên sự hung hãn nhất quán trong thái độ của đội “săn phù thủy” chắc chắn đã và sẽ gây ra những nỗi sợ hãi khủng khiếp cho người bị săn và nỗi ám ảnh cho người chứng kiến sự việc.
Một đội hồng vệ binh online, đi lùng sục những người không cùng quan điểm/suy nghĩ với mình, dù nó không hề phạm pháp, sau đó dùng sức mạnh đám đông và vác cả Công an ra hù dọa để buộc họ che giấu suy nghĩ thật, cảm xúc thật, chỉ được phép hành động theo những khuôn phép mà đám người kia quy định ra. Cứ như thời gian đã quay trở lại cả trăm năm trước.
Kết quả, hay hậu quả thì chỉ có một: Sẽ ngày càng ít người dám chia sẻ thành thật cảm xúc, suy nghĩ của mình trên mạng xã hội. Những cái mặt nạ xu thời sẽ ngày càng được đeo lên nhiều hơn và khéo léo hơn.
Về sâu xa, cuộc “săn phù thủy” cho thấy bề mặt văn minh, nhân văn của không ít người trong xã hội Việt Nam vẫn chỉ là một lớp tráng men mỏng. Bản chất vẫn là tâm lý nô dịch, u mê, sùng bái cá nhân, tôn thờ thần tượng và sẵn sàng phỉ báng những quan điểm trái chiều.
__________
RFA
Tham khảo:
https://thanhnien.vn/tiktoker-duy-muoi-bi-bai-nhiem-chuc-vu-giam-doc-sang-tao-185240723180033512.htm
https://nld.com.vn/cong-an-tp-hcm-trieu-tap-3-doi-tuong-xuc-pham-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-196240722102140526.htm
* Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã hội trong nước.