duyanh
07-24-2024, 01:09 PM
Bà Kamala Harris có đủ sức đánh bại ông Trump?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6a78/live/95d9c360-48e2-11ef-9e1c-3b4a473456a6.png.webp (https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6a78/live/95d9c360-48e2-11ef-9e1c-3b4a473456a6.png.webp)
Sau khi ông Biden rút lui, bà Harris đang là nước cờ mạo hiểm mà nhiều thành viên Đảng Dân chủ muốn thử
Con đường để Phó Tổng thống Kamala Harris giành được đề cử làm ứng viên của Đảng Dân chủ cho cuộc đua vào Nhà Trắng 2024 đang rộng mở.
Được đề cử có thể là việc dễ dàng. Thử thách khó khăn nhất – đánh bại ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump vào tháng 11 – vẫn còn ở phía trước.
Việc bà được đưa lên vị trí ứng viên hàng đầu sẽ mang lại những sức mạnh mới cho Đảng Dân chủ, nhưng cũng bộc lộ những điểm yếu mà nếu là ông Biden thì ít gây lo ngại hơn.
Theo các cuộc thăm dò gần đây, vị thế bà Harris kém ông Trump một chút – gần giống với vị thế của ông Biden trước
tuyên bố rút lui mang tính lịch sử của ông (https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c250zgjrlpvo). Nhưng những con số đó có thể thay đổi khi họ chuyển từ cạnh tranh giả định sang so kè trên thực tế.
Ít nhất thì trong một khoảnh khắc, các đảng viên Đảng Dân chủ cũng đã có năng lượng dồi dào sau hơn ba tuần căng thẳng cao độ về vấn đề sức khỏe và khả năng duy trì chiến dịch tranh cử của ông Biden.
Tất cả các đối thủ tiềm năng hàng đầu của bà Harris cho vị trí ứng viên Đảng Dân chủ đều ủng hộ bà, bao gồm
cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (https://www.bbc.com/vietnamese/world-63672733)- tới nay vẫn là một trong những người có sức ảnh hưởng nhất trong Đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, điều này có thể định hình nên một cuộc đua sít sao vào tháng 11 - một tình huống phản ánh những chia rẽ đảng phái sâu sắc trong nền chính trị Mỹ và sự chán ghét của nhiều cử tri dành cho ông Donald Trump.
Thách thức chính - và cũng là cơ hội - của bà Harris sẽ là tận dụng ác cảm của những người không thích Trump, thu hút các cử tri trung lập ở các bang chiến trường quan trọng và tiếp thêm năng lượng cho Đảng Dân chủ, vốn đã bị đẩy tới bờ tuyệt vọng trong vài tuần qua, để có thể đối chọi với nhiệt huyết của nhiều người ủng hộ ông Trump.
Khởi động lại?
Cảm giác hưng phấn hồi sinh đi kèm một khoản đô la. Theo đội ngũ vận động của bà Harris, phó tổng thống đã thu hút hơn 80 triệu USD tiền quyên góp mới trong 24 giờ kể từ sau thông báo rút lui của ông Biden – tổng số tiền quyên góp trong một ngày nhiều kỷ lục so với bất kỳ ứng cử viên nào trong kỳ bầu cử năm nay.
Khoản tài trợ này, cùng với gần 100 triệu USD mà bà Harris được thừa hưởng từ quỹ của Biden-Harris trước đó, mang lại cho bà một nền tảng tài chính vững chắc cho chiến dịch sắp tới.
Nếu trở thành ứng viên của Đảng Dân chủ, bà Harris cũng sẽ xoa dịu một trong những đòn tấn công hiệu quả nhất mà Đảng Cộng hòa nhắm vào đối thủ của họ: tuổi tác của ông Biden. (https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx992yeggyro)
Trong nhiều tháng, đội ngũ tranh cử của Trump đã chỉ trích ông Biden là yếu ớt và lẩm cẩm – những điều mà nhiều người Mỹ cũng thấy rõ hơn sau màn tranh luận ấp úng trên truyền hình của ông Biden vào bốn tuần trước.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/44a7/live/27718870-48e4-11ef-9e1c-3b4a473456a6.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/44a7/live/27718870-48e4-11ef-9e1c-3b4a473456a6.jpg.webp)
Bà Kamala Harris là nữ phó tổng thống da đen gốc Nam Á đầu tiên của nước Mỹ
Phó Tổng thống Harris, ở tuổi 59, sẽ là một ứng cử viên năng nổ hơn và có thể đưa ra quan điểm mạch lạc hơn cho đảng của mình. Bà cũng có thể khiến cái tuổi 78 của ông Trump trở thành điểm yếu của ông, vì ông Trump nếu chiến thắng sẽ trở thành người lớn tuổi nhất từng được bầu làm tổng thống.
Bà Harris cũng có thể giành được sự ủng hộ từ các cử tri da đen, những người mà các cuộc thăm dò cho thấy đã rời xa ông Biden trong những tháng gần đây. Nếu bà Harris có thể kết hợp điều này với sự ủng hộ lớn hơn từ các nhóm cử tri thiểu số khác và cử tri trẻ tuổi – liên minh giúp ông Barack Obama giành chiến thắng từ năm 2008 và 2012 – thì điều đó có thể giúp phó tổng thống giành được ưu thế trước ông Trump ở một số bang chiến trường có tính chất quyết định kết quả cuộc bầu cử năm nay.
Xuất thân công tố viên của bà cũng có thể nhấn mạnh phẩm chất cứng rắn với tội phạm. Mặc dù lý lịch là người thực thi pháp luật của bà từng là một gánh nặng khi bà tranh cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2019 - dẫn đến các cuộc tấn công từ cánh tả chế nhạo rằng “Kamala là cảnh sát” – nhưng lần này lý lịch công tố viên có thể giúp bà đấu với ông Trump.
Phó tổng thống cũng là người lĩnh xướng của chính quyền trong vấn đề phá thai, vốn đã được chứng minh là một trong những vấn đề có tiềm năng nhất để thúc đẩy vị thế của Đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử gần đây.
Ngược lại, ông Biden đôi khi là người ủng hộ miễn cưỡng vấn đề này, do trong quá khứ ông từng ủng hộ một số giới hạn đối với việc phá thai.
“Tôi nghĩ bà ấy nhắc nhở những phụ nữ ở các vùng ven đô thị trên khắp đất nước, đặc biệt là ở các bang chiến trường, về những gì đang bị đe dọa đối với quyền sinh đẻ,” cựu nghị sĩ New York, Steve Israel, người đứng đầu Ủy ban Tranh cử Hạ viện của Đảng Dân chủ, nói trên chương trình podcast Americast của BBC.
“Chúng tôi đã khởi động lại những điều cơ bản của chiến dịch.”
https://www.bbc.com/ws/av-embeds/articles/cv2g0m8vky0o/p0jd3jsw/vi
https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024x576/p0jd3kmy.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024x576/p0jd3kmy.jpg)
Bà Kamala Harris: từ công tố viên đến tổng thống tiềm năng
Điểm yếu của bà Harris
Bất chấp tất cả những ưu điểm tiềm năng của bà Harris, vẫn có một lý do khiến một số đảng viên Đảng Dân chủ thoạt tiên không muốn thúc giục ông Biden rút lui, trong bối cảnh bà Harris là người kế nhiệm rõ ràng.
Mặc dù tạo ra sự phấn khích cho đảng Dân chủ đối với vấn đề phá thai, nhưng thành tích của bà Harris trong cương vị phó tổng thống lại có chỗ tốt chỗ xấu. Khi mới trở thành cấp phó trong chính quyền Biden, bà được giao nhiệm vụ giải quyết các nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Mỹ-Mexico. Một số bước đi sai lầm và phát ngôn sai - bao gồm cả cuộc trả lời phỏng vấn thiếu cân nhắc vào tháng 6/2021 với người dẫn chương trình Lester Holt của đài NBC News - đã làm tổn hại đến vị thế của bà Harris và khiến bà gặp phải những cuộc tấn công từ phe bảo thủ.
Đảng Cộng hòa đã lên án bà là “sa hoàng biên giới” của tổng thống, cố gắng biến bà thành gương mặt đại diện cho điều được thể hiện trong các cuộc thăm dò dư luận là chính sách nhập cư không được ưa chuộng của chính quyền Biden.
“Nhập cư là một điểm yếu đối với đảng Dân chủ ở những bang chiến trường đó,” ông Steve Israel nói. “Đây là một vấn đề nổi cộm đối với cử tri sống ở các vùng ven này, dù công bằng hay không công bằng. Họ tin rằng hệ thống nhập cư của chúng ta không được quản lý đủ mạnh.”
Đội ngũ của ông Trump cũng sẽ cố gắng tấn công vào lý lịch làm công tố viên của phó tổng thống nhằm chống lại bà - bằng cách nêu bật thành tích ban hành cải cách tư pháp hình sự của ông Trump và tấn công các quyết định truy tố và tạm tha trước đây của bà Harris.
Một điểm yếu khác của phó tổng thống là thành tích không mấy tốt đẹp của bà khi còn là ứng cử viên. Trong cuộc tranh cử vào Thượng viện năm 2016, bà chỉ vấp phải sự phản đối không đáng kể từ các đảng viên Cộng hòa ở bang California vốn ủng hộ Đảng Dân chủ sâu sắc.
Cuộc tranh cử một mình của bà vào chức vụ quốc gia - nỗ lực giành được đề cử tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020 - đã sụp đổ. Mặc dù bà vượt lên sớm, nhưng sự kết hợp của các cuộc phỏng vấn lóng ngóng, thiếu tầm nhìn rõ ràng và sự quản lý yếu kém chiến dịch tranh cử đã khiến bà bỏ cuộc ngay cả trước khi những cuộc tranh cử sơ bộ sớm nhất diễn ra.
https://www.bbc.com/ws/av-embeds/articles/cv2g0m8vky0o/p0jb6smt/vi
https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024x576/p0jb6v3t.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024x576/p0jb6v3t.jpg)
Bầu cử Mỹ 2024: Ai có thể thay thế ông Biden?
Những ấn tượng đầu tiên
Có lẽ thách thức lớn nhất đối với bà Harris là, không giống như ông Biden, bà không phải là tổng thống đương nhiệm. Mặc dù bà có thể có cơ hội không mắc phải những điều không được ưa chuộng trong hồ sơ của ông Biden, bà cũng không có đủ điều kiện để trở thành một nhân vật được cử tri biết đến là có sức mạnh.
Có thể dự báo Đảng Cộng hòa sẽ tìm mọi cách để vẽ chân dung bà Harris như là một người chưa qua thử thách và việc bầu bà làm tổng thống là quá mạo hiểm. Trên thực tế, ông Trump hiện ưu thế trong việc khẳng định ông là món hàng duy nhất đã qua kiểm nghiệm.
Trong những ngày tới, Phó Tổng thống Kamala Harris có cơ hội tạo những ấn tượng mới với công chúng Mỹ. Nếu bà loạng choạng khi vừa khởi động, điều đó có thể mở ra cánh cửa cho một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài đến đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ vào cuối tháng 8. Đại hội có thể kết thúc bằng việc đảng đoàn kết lại với một ứng cử viên khác - hoặc tự chia rẽ.
Như bốn tuần qua đã cho thấy, cơ may trong cuộc đua vào Nhà Trắng có thể thay đổi nhanh chóng và vĩnh viễn. Bà Harris đã giành được tấm vé bước lên sân khấu lớn nhất của chính trường Mỹ - giờ đây bà phải chứng tỏ mình có thể cạnh tranh.
Anthony Zurcher
Nguồn: BBC
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6a78/live/95d9c360-48e2-11ef-9e1c-3b4a473456a6.png.webp (https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/6a78/live/95d9c360-48e2-11ef-9e1c-3b4a473456a6.png.webp)
Sau khi ông Biden rút lui, bà Harris đang là nước cờ mạo hiểm mà nhiều thành viên Đảng Dân chủ muốn thử
Con đường để Phó Tổng thống Kamala Harris giành được đề cử làm ứng viên của Đảng Dân chủ cho cuộc đua vào Nhà Trắng 2024 đang rộng mở.
Được đề cử có thể là việc dễ dàng. Thử thách khó khăn nhất – đánh bại ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump vào tháng 11 – vẫn còn ở phía trước.
Việc bà được đưa lên vị trí ứng viên hàng đầu sẽ mang lại những sức mạnh mới cho Đảng Dân chủ, nhưng cũng bộc lộ những điểm yếu mà nếu là ông Biden thì ít gây lo ngại hơn.
Theo các cuộc thăm dò gần đây, vị thế bà Harris kém ông Trump một chút – gần giống với vị thế của ông Biden trước
tuyên bố rút lui mang tính lịch sử của ông (https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c250zgjrlpvo). Nhưng những con số đó có thể thay đổi khi họ chuyển từ cạnh tranh giả định sang so kè trên thực tế.
Ít nhất thì trong một khoảnh khắc, các đảng viên Đảng Dân chủ cũng đã có năng lượng dồi dào sau hơn ba tuần căng thẳng cao độ về vấn đề sức khỏe và khả năng duy trì chiến dịch tranh cử của ông Biden.
Tất cả các đối thủ tiềm năng hàng đầu của bà Harris cho vị trí ứng viên Đảng Dân chủ đều ủng hộ bà, bao gồm
cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (https://www.bbc.com/vietnamese/world-63672733)- tới nay vẫn là một trong những người có sức ảnh hưởng nhất trong Đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, điều này có thể định hình nên một cuộc đua sít sao vào tháng 11 - một tình huống phản ánh những chia rẽ đảng phái sâu sắc trong nền chính trị Mỹ và sự chán ghét của nhiều cử tri dành cho ông Donald Trump.
Thách thức chính - và cũng là cơ hội - của bà Harris sẽ là tận dụng ác cảm của những người không thích Trump, thu hút các cử tri trung lập ở các bang chiến trường quan trọng và tiếp thêm năng lượng cho Đảng Dân chủ, vốn đã bị đẩy tới bờ tuyệt vọng trong vài tuần qua, để có thể đối chọi với nhiệt huyết của nhiều người ủng hộ ông Trump.
Khởi động lại?
Cảm giác hưng phấn hồi sinh đi kèm một khoản đô la. Theo đội ngũ vận động của bà Harris, phó tổng thống đã thu hút hơn 80 triệu USD tiền quyên góp mới trong 24 giờ kể từ sau thông báo rút lui của ông Biden – tổng số tiền quyên góp trong một ngày nhiều kỷ lục so với bất kỳ ứng cử viên nào trong kỳ bầu cử năm nay.
Khoản tài trợ này, cùng với gần 100 triệu USD mà bà Harris được thừa hưởng từ quỹ của Biden-Harris trước đó, mang lại cho bà một nền tảng tài chính vững chắc cho chiến dịch sắp tới.
Nếu trở thành ứng viên của Đảng Dân chủ, bà Harris cũng sẽ xoa dịu một trong những đòn tấn công hiệu quả nhất mà Đảng Cộng hòa nhắm vào đối thủ của họ: tuổi tác của ông Biden. (https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx992yeggyro)
Trong nhiều tháng, đội ngũ tranh cử của Trump đã chỉ trích ông Biden là yếu ớt và lẩm cẩm – những điều mà nhiều người Mỹ cũng thấy rõ hơn sau màn tranh luận ấp úng trên truyền hình của ông Biden vào bốn tuần trước.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/44a7/live/27718870-48e4-11ef-9e1c-3b4a473456a6.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/44a7/live/27718870-48e4-11ef-9e1c-3b4a473456a6.jpg.webp)
Bà Kamala Harris là nữ phó tổng thống da đen gốc Nam Á đầu tiên của nước Mỹ
Phó Tổng thống Harris, ở tuổi 59, sẽ là một ứng cử viên năng nổ hơn và có thể đưa ra quan điểm mạch lạc hơn cho đảng của mình. Bà cũng có thể khiến cái tuổi 78 của ông Trump trở thành điểm yếu của ông, vì ông Trump nếu chiến thắng sẽ trở thành người lớn tuổi nhất từng được bầu làm tổng thống.
Bà Harris cũng có thể giành được sự ủng hộ từ các cử tri da đen, những người mà các cuộc thăm dò cho thấy đã rời xa ông Biden trong những tháng gần đây. Nếu bà Harris có thể kết hợp điều này với sự ủng hộ lớn hơn từ các nhóm cử tri thiểu số khác và cử tri trẻ tuổi – liên minh giúp ông Barack Obama giành chiến thắng từ năm 2008 và 2012 – thì điều đó có thể giúp phó tổng thống giành được ưu thế trước ông Trump ở một số bang chiến trường có tính chất quyết định kết quả cuộc bầu cử năm nay.
Xuất thân công tố viên của bà cũng có thể nhấn mạnh phẩm chất cứng rắn với tội phạm. Mặc dù lý lịch là người thực thi pháp luật của bà từng là một gánh nặng khi bà tranh cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2019 - dẫn đến các cuộc tấn công từ cánh tả chế nhạo rằng “Kamala là cảnh sát” – nhưng lần này lý lịch công tố viên có thể giúp bà đấu với ông Trump.
Phó tổng thống cũng là người lĩnh xướng của chính quyền trong vấn đề phá thai, vốn đã được chứng minh là một trong những vấn đề có tiềm năng nhất để thúc đẩy vị thế của Đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử gần đây.
Ngược lại, ông Biden đôi khi là người ủng hộ miễn cưỡng vấn đề này, do trong quá khứ ông từng ủng hộ một số giới hạn đối với việc phá thai.
“Tôi nghĩ bà ấy nhắc nhở những phụ nữ ở các vùng ven đô thị trên khắp đất nước, đặc biệt là ở các bang chiến trường, về những gì đang bị đe dọa đối với quyền sinh đẻ,” cựu nghị sĩ New York, Steve Israel, người đứng đầu Ủy ban Tranh cử Hạ viện của Đảng Dân chủ, nói trên chương trình podcast Americast của BBC.
“Chúng tôi đã khởi động lại những điều cơ bản của chiến dịch.”
https://www.bbc.com/ws/av-embeds/articles/cv2g0m8vky0o/p0jd3jsw/vi
https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024x576/p0jd3kmy.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024x576/p0jd3kmy.jpg)
Bà Kamala Harris: từ công tố viên đến tổng thống tiềm năng
Điểm yếu của bà Harris
Bất chấp tất cả những ưu điểm tiềm năng của bà Harris, vẫn có một lý do khiến một số đảng viên Đảng Dân chủ thoạt tiên không muốn thúc giục ông Biden rút lui, trong bối cảnh bà Harris là người kế nhiệm rõ ràng.
Mặc dù tạo ra sự phấn khích cho đảng Dân chủ đối với vấn đề phá thai, nhưng thành tích của bà Harris trong cương vị phó tổng thống lại có chỗ tốt chỗ xấu. Khi mới trở thành cấp phó trong chính quyền Biden, bà được giao nhiệm vụ giải quyết các nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Mỹ-Mexico. Một số bước đi sai lầm và phát ngôn sai - bao gồm cả cuộc trả lời phỏng vấn thiếu cân nhắc vào tháng 6/2021 với người dẫn chương trình Lester Holt của đài NBC News - đã làm tổn hại đến vị thế của bà Harris và khiến bà gặp phải những cuộc tấn công từ phe bảo thủ.
Đảng Cộng hòa đã lên án bà là “sa hoàng biên giới” của tổng thống, cố gắng biến bà thành gương mặt đại diện cho điều được thể hiện trong các cuộc thăm dò dư luận là chính sách nhập cư không được ưa chuộng của chính quyền Biden.
“Nhập cư là một điểm yếu đối với đảng Dân chủ ở những bang chiến trường đó,” ông Steve Israel nói. “Đây là một vấn đề nổi cộm đối với cử tri sống ở các vùng ven này, dù công bằng hay không công bằng. Họ tin rằng hệ thống nhập cư của chúng ta không được quản lý đủ mạnh.”
Đội ngũ của ông Trump cũng sẽ cố gắng tấn công vào lý lịch làm công tố viên của phó tổng thống nhằm chống lại bà - bằng cách nêu bật thành tích ban hành cải cách tư pháp hình sự của ông Trump và tấn công các quyết định truy tố và tạm tha trước đây của bà Harris.
Một điểm yếu khác của phó tổng thống là thành tích không mấy tốt đẹp của bà khi còn là ứng cử viên. Trong cuộc tranh cử vào Thượng viện năm 2016, bà chỉ vấp phải sự phản đối không đáng kể từ các đảng viên Cộng hòa ở bang California vốn ủng hộ Đảng Dân chủ sâu sắc.
Cuộc tranh cử một mình của bà vào chức vụ quốc gia - nỗ lực giành được đề cử tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020 - đã sụp đổ. Mặc dù bà vượt lên sớm, nhưng sự kết hợp của các cuộc phỏng vấn lóng ngóng, thiếu tầm nhìn rõ ràng và sự quản lý yếu kém chiến dịch tranh cử đã khiến bà bỏ cuộc ngay cả trước khi những cuộc tranh cử sơ bộ sớm nhất diễn ra.
https://www.bbc.com/ws/av-embeds/articles/cv2g0m8vky0o/p0jb6smt/vi
https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024x576/p0jb6v3t.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024x576/p0jb6v3t.jpg)
Bầu cử Mỹ 2024: Ai có thể thay thế ông Biden?
Những ấn tượng đầu tiên
Có lẽ thách thức lớn nhất đối với bà Harris là, không giống như ông Biden, bà không phải là tổng thống đương nhiệm. Mặc dù bà có thể có cơ hội không mắc phải những điều không được ưa chuộng trong hồ sơ của ông Biden, bà cũng không có đủ điều kiện để trở thành một nhân vật được cử tri biết đến là có sức mạnh.
Có thể dự báo Đảng Cộng hòa sẽ tìm mọi cách để vẽ chân dung bà Harris như là một người chưa qua thử thách và việc bầu bà làm tổng thống là quá mạo hiểm. Trên thực tế, ông Trump hiện ưu thế trong việc khẳng định ông là món hàng duy nhất đã qua kiểm nghiệm.
Trong những ngày tới, Phó Tổng thống Kamala Harris có cơ hội tạo những ấn tượng mới với công chúng Mỹ. Nếu bà loạng choạng khi vừa khởi động, điều đó có thể mở ra cánh cửa cho một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài đến đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ vào cuối tháng 8. Đại hội có thể kết thúc bằng việc đảng đoàn kết lại với một ứng cử viên khác - hoặc tự chia rẽ.
Như bốn tuần qua đã cho thấy, cơ may trong cuộc đua vào Nhà Trắng có thể thay đổi nhanh chóng và vĩnh viễn. Bà Harris đã giành được tấm vé bước lên sân khấu lớn nhất của chính trường Mỹ - giờ đây bà phải chứng tỏ mình có thể cạnh tranh.
Anthony Zurcher
Nguồn: BBC