giahamdzui
07-24-2024, 01:26 AM
Bangladesh cắt internet 5 ngày liền, bạo lực tràn lan
DHAKA, Bangladesh (NV) – Sau khi tòa án Bangladesh ban hành lệnh kiểm soát một hệ thống gây tranh cãi, có nhiệm vụ phân bổ các vị trí công quyền, dẫn tới bùng nổ các cuộc biểu tình bạo lực, quốc gia Nam Á vẫn không có internet trong ngày thứ năm liên tiếp và chính phủ cũng tuyên bố dịp lễ quốc gia hôm Thứ Hai, 22 Tháng Bảy, phần nào cho thấy nhà chức trách vẫn siết chặt tình hình kể cả khi dường như hạ nhiệt đôi chút, thông tấn xã AP loan tin.
Các cuộc biểu tình bạo lực bùng nổ sau lệnh giới nghiêm kèm theo lệnh bắn tại chỗ áp dụng vài ngày trước đó, đồng thời quân đội Bangladesh cũng đang tuần tiễu xung quanh thủ đô và các khu vực khác.
Bangladesh chứng kiến các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và phần đông là sinh viên tham gia biểu tình đòi chấm dứt tiêu chuẩn do chính phủ ban hành, trong đó dành ra 30% việc làm trong chính phủ cho thân nhân của các cựu quân nhân từng chiến đấu trong cuộc chiến giành độc lập của Bangladesh năm 1971. Tình trạng bạo lực làm hơn 170 người thiệt mạng, theo ít nhất bốn tờ báo địa phương và thông tấn xã AFP. Cho tới nay, nhà chức trách vẫn chưa công bố số liệu chính thức về số người thiệt mạng.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/Bangladesh.png
Bạo lực nổ ra trong tuần qua ở Bangladesh khiến hơn 170 người thiệt mạng (Hình: AFP/Getty Images)
Sáng Thứ Hai, các viên chức chưa lập tức ghi nhận tình trạng bạo lực sau khi một ngày trước đó, Tòa Án Tối Cao ban hành lệnh cắt giảm tiêu chuẩn việc làm công quyền dành cho cựu quân nhân xuống còn 5%. Do đó, 93% việc làm trong chính phủ sẽ kiểm xét dựa trên trên năng lực còn 2% thì dành cho các thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số cũng như người chuyển giới và người khuyết tật.
Trong đêm Chủ Nhật, một số sinh viên tham gia biểu tình thúc ép chính phủ mở lại dịch vụ internet. Hasnat Abdullah, điều phối viên Phong Trào Sinh Viên Chống Kỳ Thị ADSM, nói với hãng tin AP rằng chính phủ rút lại lệnh phong tỏa internet hoàn toàn mà họ từng rắp tâm áp đặt vào tuần trước.
“Nhưng chúng tôi cũng đang đưa ra tối hậu thư trong vòng 48 giờ yêu cầu chấm dứt cuộc đàn áp kỹ thuật số và mở lại kết nối internet,” Abdullah nói, đồng thời nói thêm rằng chính phủ nên rút lại hành động khai triển sĩ quan an ninh tại các trường đại học, mở cửa ký túc xá sinh viên và từng bước thực hiện chính sách hỗ trợ giúp sinh viên quay lại trường trong an toàn. Abdullah cũng cho biết tổ chức ADSM muốn chính phủ bãi bỏ lệnh giới nghiêm và cam kết đưa Bangladesh trở lại tình trạng bình thường trong vòng hai ngày.
Sinh viên cũng yêu cầu một số viên chức trường đại học từ chức sau khi thất bại trong việc bảo vệ khuôn viên trường. Sarjis Alam, một điều phối viên khác làm việc tại ADSM, cho biết họ sẽ không chấm dứt chiến dịch biểu tình nếu chính phủ không đáp ứng tất cả các yêu cầu. “Chúng tôi không được phép để phong trào đấu tranh bị dập tắt, như vậy là hèn nhát,” ông nói thêm.
Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Dhaka mô tả tình hình vào Chủ Nhật là “vô cùng bất ổn” và “không thể lường trước chuyện gì sắp xảy ra,” đồng thời nói thêm rằng súng đạn, hơi cay và các loại võ khí khác có mặt trong khu vực gần tòa đại sứ. Họ cho biết chính phủ Bangladesh còn điều động cả quân đội và kêu gọi công dân Mỹ không được lơ là, tránh những nơi đông đúc và cân nhắc kế hoạch đi lại.
Các cuộc biểu tình đưa chính phủ Bangladesh vào tình thế bị thách thức nghiêm trọng nhất từ lúc Thủ Tướng Sheikh Hasina đắc cử nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp trong cuộc bầu cử Tháng Giêng, vốn bị các nhóm đối lập chính tẩy chay. Các trường đại học đồng loạt bị đóng cửa, internet thì bị đóng băng đồng thời chính phủ cũng ra lệnh ai ở nhà nấy.
Những người biểu tình lập luận rằng việc ban hành hệ thống tiêu chuẩn dành cho thân nhân của cựu quân nhân là hành động kỳ thị và có lợi cho những người ủng hộ Hasina, trong đó Đảng Liên Đoàn Awami của bà dẫn dắt phong trào độc lập, muốn cải tổ chính phủ bằng một hệ thống dựa trên thành tích. Hasina bênh vực hệ thống tiêu chuẩn, nói rằng các cựu quân nhân xứng đáng nhận được sự tôn trọng tối đa bất kể họ thuộc đảng phái chính trị nào.
Tổ chức đối lập chính, Đảng Dân Tộc Chủ Nghĩa Bangladesh BNP, ủng hộ làn sóng chống đối, tuyên bố sẽ tổ chức các cuộc biểu tình của riêng họ khi ngày càng có nhiều người ủng hộ đảng phái tham gia các cuộc biểu tình do sinh viên đứng đầu.
Đảng Liên Đoàn Awami và BNP thường tố cáo qua lại về việc gây ra hỗn loạn chính trị và bạo lực, gần đây nhất là trước cuộc tổng tuyển cử quốc gia, bị ảnh hưởng do chiến dịch đàn áp một số nhân vật trong phe đối lập. (TTHN)
DHAKA, Bangladesh (NV) – Sau khi tòa án Bangladesh ban hành lệnh kiểm soát một hệ thống gây tranh cãi, có nhiệm vụ phân bổ các vị trí công quyền, dẫn tới bùng nổ các cuộc biểu tình bạo lực, quốc gia Nam Á vẫn không có internet trong ngày thứ năm liên tiếp và chính phủ cũng tuyên bố dịp lễ quốc gia hôm Thứ Hai, 22 Tháng Bảy, phần nào cho thấy nhà chức trách vẫn siết chặt tình hình kể cả khi dường như hạ nhiệt đôi chút, thông tấn xã AP loan tin.
Các cuộc biểu tình bạo lực bùng nổ sau lệnh giới nghiêm kèm theo lệnh bắn tại chỗ áp dụng vài ngày trước đó, đồng thời quân đội Bangladesh cũng đang tuần tiễu xung quanh thủ đô và các khu vực khác.
Bangladesh chứng kiến các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và phần đông là sinh viên tham gia biểu tình đòi chấm dứt tiêu chuẩn do chính phủ ban hành, trong đó dành ra 30% việc làm trong chính phủ cho thân nhân của các cựu quân nhân từng chiến đấu trong cuộc chiến giành độc lập của Bangladesh năm 1971. Tình trạng bạo lực làm hơn 170 người thiệt mạng, theo ít nhất bốn tờ báo địa phương và thông tấn xã AFP. Cho tới nay, nhà chức trách vẫn chưa công bố số liệu chính thức về số người thiệt mạng.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/Bangladesh.png
Bạo lực nổ ra trong tuần qua ở Bangladesh khiến hơn 170 người thiệt mạng (Hình: AFP/Getty Images)
Sáng Thứ Hai, các viên chức chưa lập tức ghi nhận tình trạng bạo lực sau khi một ngày trước đó, Tòa Án Tối Cao ban hành lệnh cắt giảm tiêu chuẩn việc làm công quyền dành cho cựu quân nhân xuống còn 5%. Do đó, 93% việc làm trong chính phủ sẽ kiểm xét dựa trên trên năng lực còn 2% thì dành cho các thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số cũng như người chuyển giới và người khuyết tật.
Trong đêm Chủ Nhật, một số sinh viên tham gia biểu tình thúc ép chính phủ mở lại dịch vụ internet. Hasnat Abdullah, điều phối viên Phong Trào Sinh Viên Chống Kỳ Thị ADSM, nói với hãng tin AP rằng chính phủ rút lại lệnh phong tỏa internet hoàn toàn mà họ từng rắp tâm áp đặt vào tuần trước.
“Nhưng chúng tôi cũng đang đưa ra tối hậu thư trong vòng 48 giờ yêu cầu chấm dứt cuộc đàn áp kỹ thuật số và mở lại kết nối internet,” Abdullah nói, đồng thời nói thêm rằng chính phủ nên rút lại hành động khai triển sĩ quan an ninh tại các trường đại học, mở cửa ký túc xá sinh viên và từng bước thực hiện chính sách hỗ trợ giúp sinh viên quay lại trường trong an toàn. Abdullah cũng cho biết tổ chức ADSM muốn chính phủ bãi bỏ lệnh giới nghiêm và cam kết đưa Bangladesh trở lại tình trạng bình thường trong vòng hai ngày.
Sinh viên cũng yêu cầu một số viên chức trường đại học từ chức sau khi thất bại trong việc bảo vệ khuôn viên trường. Sarjis Alam, một điều phối viên khác làm việc tại ADSM, cho biết họ sẽ không chấm dứt chiến dịch biểu tình nếu chính phủ không đáp ứng tất cả các yêu cầu. “Chúng tôi không được phép để phong trào đấu tranh bị dập tắt, như vậy là hèn nhát,” ông nói thêm.
Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Dhaka mô tả tình hình vào Chủ Nhật là “vô cùng bất ổn” và “không thể lường trước chuyện gì sắp xảy ra,” đồng thời nói thêm rằng súng đạn, hơi cay và các loại võ khí khác có mặt trong khu vực gần tòa đại sứ. Họ cho biết chính phủ Bangladesh còn điều động cả quân đội và kêu gọi công dân Mỹ không được lơ là, tránh những nơi đông đúc và cân nhắc kế hoạch đi lại.
Các cuộc biểu tình đưa chính phủ Bangladesh vào tình thế bị thách thức nghiêm trọng nhất từ lúc Thủ Tướng Sheikh Hasina đắc cử nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp trong cuộc bầu cử Tháng Giêng, vốn bị các nhóm đối lập chính tẩy chay. Các trường đại học đồng loạt bị đóng cửa, internet thì bị đóng băng đồng thời chính phủ cũng ra lệnh ai ở nhà nấy.
Những người biểu tình lập luận rằng việc ban hành hệ thống tiêu chuẩn dành cho thân nhân của cựu quân nhân là hành động kỳ thị và có lợi cho những người ủng hộ Hasina, trong đó Đảng Liên Đoàn Awami của bà dẫn dắt phong trào độc lập, muốn cải tổ chính phủ bằng một hệ thống dựa trên thành tích. Hasina bênh vực hệ thống tiêu chuẩn, nói rằng các cựu quân nhân xứng đáng nhận được sự tôn trọng tối đa bất kể họ thuộc đảng phái chính trị nào.
Tổ chức đối lập chính, Đảng Dân Tộc Chủ Nghĩa Bangladesh BNP, ủng hộ làn sóng chống đối, tuyên bố sẽ tổ chức các cuộc biểu tình của riêng họ khi ngày càng có nhiều người ủng hộ đảng phái tham gia các cuộc biểu tình do sinh viên đứng đầu.
Đảng Liên Đoàn Awami và BNP thường tố cáo qua lại về việc gây ra hỗn loạn chính trị và bạo lực, gần đây nhất là trước cuộc tổng tuyển cử quốc gia, bị ảnh hưởng do chiến dịch đàn áp một số nhân vật trong phe đối lập. (TTHN)