duyanh
07-20-2024, 01:01 PM
Bạo động ở Bangladesh : Ít nhất 115 người biểu tình thiệt mạng, 300 cảnh sát bị thương
Phong trào đấu tranh của giới trẻ Bangladesh hôm nay, 20/07/2024, bước sang ngày thứ 20. Người biểu tình đòi thay đổi hạn ngạch tuyển công chức vốn bị xem là thiên vị. Từ đầu tuần này, phong trào biểu tình đã biến thành cuộc đối đầu giữa người biểu tình và chính phủ.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-9f86-08dca80cdad5_cx0_cy7_cw0_w1200_r1.jpg
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở trước đài truyền hình Nhà nước tại Dacca, Bangladesh, ngày 19/07/2024. REUTERS - Mohammad
Hôm nay, cảnh sát đã nổ súng bắn đạn thật vào người biểu tình ở thủ đô Dacca. Quân đội được triển khai ở nhiều thành phố. AFP dựa vào các nguồn tin của cảnh sát và các bệnh viện cho biết ít nhất 115 người biểu tình đã thiệt mạng trong tuần qua. Về phía cảnh sát, riêng hôm qua 19/07, có 300 người bị thương trong các vụ đụng độ với người biểu tình. Tình hình phức tạp khiến thủ tướng Sheikh Hasina buộc phải hủy bỏ các chuyến công du nước ngoài.
Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm qua lên án các vụ tấn công nhắm vào sinh viên biểu tình ở Bangladesh gây chấn động và không thể chấp nhận được. Cao ủy Volker Türk yêu cầu Bangladesh tiến hành các cuộc điều tra khách quan, nhanh chóng và toàn diện về các vụ tấn công tang tóc. Ông kêu gọi chính phủ Bangladesh thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho sinh viên biểu tình ôn hòa và đối thoại với giới trẻ.
Từ Bangalore, thông tín viên trong khu vực, Côme Bastin, cho biết thêm tình hình :
« Trong một tuần lễ, đất nước Nam Á này đã chìm vào cảnh hỗn loạn. Thủ tướng Sheikh Hasina đã làm bùng lên ngọn lửa khi muốn dành việc làm trong lĩnh vực công cho con cháu của những người đấu tranh giành độc lập cho đất nước non trẻ này. Đây thường là những người ủng hộ đảng Ligue Awami của thủ tướng.
Những cáo buộc thiên vị này, kèm theo tỷ lệ thất nghiệp cao, cộng với kỳ bầu cử trước đó bị xem là gian lận, đã khiến nỗi tức giận của giới trẻ bùng nổ trên đường phố. Các tòa nhà công cộng bị phóng hỏa, kể cả đài truyền hình Nhà nước. Người biểu tình thậm chí còn mở cửa một nhà tù và thả tù nhân.
Hiện nay, một nửa Bangladesh đang chìm trong xung đột. Trước tình hình đó, chính phủ lựa chọn giải pháp đàn áp. Những người phản đối bị bắt, internet bị cắt, các trường học và đại học bị đóng cửa. Lệnh giới nghiêm được ban bố vào thứ Sáu 19/07, đồng thời quân đội được triển khai.
Người biểu tình hiện giờ đòi hỏi thủ tướng Sheikh Hasina từ chức. Tháng Giêng vừa qua là lần thứ 4 được bầu làm thủ tướng mà không có phe đối lập thực sự. Thủ tướng khẳng định bà lấy làm tiếc cho tất cả những ai đã thiệt mạng, trong khi đó số người chết vẫn không ngừng tăng ».
RFI
Phong trào đấu tranh của giới trẻ Bangladesh hôm nay, 20/07/2024, bước sang ngày thứ 20. Người biểu tình đòi thay đổi hạn ngạch tuyển công chức vốn bị xem là thiên vị. Từ đầu tuần này, phong trào biểu tình đã biến thành cuộc đối đầu giữa người biểu tình và chính phủ.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-9f86-08dca80cdad5_cx0_cy7_cw0_w1200_r1.jpg
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở trước đài truyền hình Nhà nước tại Dacca, Bangladesh, ngày 19/07/2024. REUTERS - Mohammad
Hôm nay, cảnh sát đã nổ súng bắn đạn thật vào người biểu tình ở thủ đô Dacca. Quân đội được triển khai ở nhiều thành phố. AFP dựa vào các nguồn tin của cảnh sát và các bệnh viện cho biết ít nhất 115 người biểu tình đã thiệt mạng trong tuần qua. Về phía cảnh sát, riêng hôm qua 19/07, có 300 người bị thương trong các vụ đụng độ với người biểu tình. Tình hình phức tạp khiến thủ tướng Sheikh Hasina buộc phải hủy bỏ các chuyến công du nước ngoài.
Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm qua lên án các vụ tấn công nhắm vào sinh viên biểu tình ở Bangladesh gây chấn động và không thể chấp nhận được. Cao ủy Volker Türk yêu cầu Bangladesh tiến hành các cuộc điều tra khách quan, nhanh chóng và toàn diện về các vụ tấn công tang tóc. Ông kêu gọi chính phủ Bangladesh thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho sinh viên biểu tình ôn hòa và đối thoại với giới trẻ.
Từ Bangalore, thông tín viên trong khu vực, Côme Bastin, cho biết thêm tình hình :
« Trong một tuần lễ, đất nước Nam Á này đã chìm vào cảnh hỗn loạn. Thủ tướng Sheikh Hasina đã làm bùng lên ngọn lửa khi muốn dành việc làm trong lĩnh vực công cho con cháu của những người đấu tranh giành độc lập cho đất nước non trẻ này. Đây thường là những người ủng hộ đảng Ligue Awami của thủ tướng.
Những cáo buộc thiên vị này, kèm theo tỷ lệ thất nghiệp cao, cộng với kỳ bầu cử trước đó bị xem là gian lận, đã khiến nỗi tức giận của giới trẻ bùng nổ trên đường phố. Các tòa nhà công cộng bị phóng hỏa, kể cả đài truyền hình Nhà nước. Người biểu tình thậm chí còn mở cửa một nhà tù và thả tù nhân.
Hiện nay, một nửa Bangladesh đang chìm trong xung đột. Trước tình hình đó, chính phủ lựa chọn giải pháp đàn áp. Những người phản đối bị bắt, internet bị cắt, các trường học và đại học bị đóng cửa. Lệnh giới nghiêm được ban bố vào thứ Sáu 19/07, đồng thời quân đội được triển khai.
Người biểu tình hiện giờ đòi hỏi thủ tướng Sheikh Hasina từ chức. Tháng Giêng vừa qua là lần thứ 4 được bầu làm thủ tướng mà không có phe đối lập thực sự. Thủ tướng khẳng định bà lấy làm tiếc cho tất cả những ai đã thiệt mạng, trong khi đó số người chết vẫn không ngừng tăng ».
RFI