giahamdzui
07-20-2024, 01:03 AM
HOÀNG CHÍ BẢO: TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO SƯ NỊNH
Cháy thành… vạ lây
Những sự kiện xã hội chấn động gần đây, là hiệu ứng từ hiện tượng nhà tu hành Thích Minh Tuệ như một ngọn đuốc soi vào đống bầy nhầy của đám “Phật giáo mậu dịch” mà ở đó, có đầy đủ những điều tệ nạn, tội ác và suy đồi mà nếu xảy ra trong xã hội, trong đời thường thì đã là những điều không thể chấp nhận được, huống chi là chốn thiền môn.
Đối lập với một Thích Minh Tuệ buông bỏ tất cả để tu hành bằng sự tu luyện khổ hạnh lấy lời dạy của Đức Phật và những điều học được để thực hành triệt để trong đời sống tu trì. Thì một bên là tập thể sư sãi chứa đủ mọi thứ tham, sân, si mà lẽ ra người tu hành Phật giáo buộc phải buông bỏ. Ngược lại, họ đã biến chốn cửa Phật thành những hang ổ của tội lỗi, của những ổ nhóm lừa đảo, của sự u mê, của những ma tăng chuyến tìm mọi cách doạ nạt, trấn lột từng đồng cắc của những phật tử được u mê hóa để thỏa mãn cho đám ma tăng ấy những sự nhơ nhớp làm ô uế cửa Phật một cách trắng trợn.
Chưa có bao giờ, cửa Phật đồng nghĩa với nơi chứa chấp đám lừa đảo dân chúng. Chưa có thời nào, những kẻ tu hành là những tay chơi ma túy, nghiện ngập, trộm cắp bí mật, trai gái cờ bạc, cưỡng bức đồng tính và xâm hại tình dục cho đến lừa đảo công khai như thời nay tại đám “Phật giáo mậu dịch”.
Cũng chưa có thời nào, cái gọi là Phật giáo được tự do sa đọa có bảo kê như ngày nay bởi một nhà cầm quyền vốn lấy việc tiêu diệt các tôn giáo làm quốc sách để tiến hành triệt để cuộc “Cách mạng văn hóa và tư tưởng”.
Bởi đó là “Phật giáo mang tính đảng” với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” với hàng ngũ sư sãi là an ninh, là công an, là những đảng viên có người đến 50 năm tuổi đảng và sự quản lý, phân công tổ chức, điều động đám sư sãi cán bộ ấy là do Sở Nội vụ tiến hành.
Thế là từ đó, tổ chức “Phật giáo mậu dịch” này cũng mang đủ mọi tính chất vốn có của một tổ chức đảng hiện thời của xã hội Việt Nam như tham nhũng, hối lộ, lừa đảo, gian trá… chỉ để nhằm “vinh thân phì gia” cho các đồng chí “Chiến sĩ áo vàng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của đảng”.
Và vì thế, khi mà cả xã hội đang nô nức hướng về hiện tượng Thích Minh Tuệ, thì hẳn nhiên đám “Cán bộ mậu dịch” như Thích Chân Quang hẳn phải động lòng mà không ghìm được cơn tức tối, giận dữ. Bởi đâu dễ quen được khi miếng ăn tận miệng lại bị giật ra, giằng lấy. Thế là những lời thóa mạ, khinh bỉ, hướng dẫn cho đám con nhang đệ tử hùa theo để lên đồng chửi bới thậm tệ kẻ chân tu.
Và hẳn nhiên, thiên hạ dẫu có u mê, có bị lừa đảo thì con số đó không phải là tất cả xã hội. Thế nên, Thích Chân Quang và đám đồng môn đã bị thiên hạ soi rọi một cách tận tình. Oái oăm thay, là khi ánh sáng chiếu vào, những khối u, những cặn bã và máu mủ trong đó được lộ rõ. Những đơn từ tố cáo từ bấy lâu nay của các ni cô, của các phụ nữ bị Thích Chân Quang lạm dụng, cưỡng bức tình dục, tiền bạc… những đơn từ tố cáo Thích Chân Quang có mưu đồ chính trị rõ ràng và thành lập lực lượng riêng mình… vốn bị chặn giữ, được hệ thống công quyền bao che, nay bỗng bị lộ vì thiên hạ chú ý.
Rồi người ta chú ý đến những bài giảng, những sự bịa đặt hoang đường của tay “thợ tu” này nhằm bằng mọi cách u mê hóa, dọa nạt và lừa đảo dân chúng nhằm mục đích moi tiền bằng các video được đưa ra mổ xẻ cho thấy sự trắng trợn và phản động của Y. Đi cùng với những bài giảng lừa mị đó, là những hành động mà chẳng ai dám làm như đổi giới răn của Phật dạy cho người quy y từ việc “cấm dâm dục” thì Thích Chân Quang bỏ đi để thay vào bằng việc “phải tuyệt đối trung thành với thầy”. Nghĩa là với thầy Chân Quang, việc dâm dục là bình thường, vấn đề cần là đệ tử phải trung thành thầy bảo gì nghe nấy. Thế mới cần bỏ đi việc cấm dâm dục ở đám tu hành.
Đặc biệt, điều mà thiên hạ chú ý đến từ lâu nay được dịp mổ xẻ. Đó là thói ăn chơi với xe sang, bộ đồng hồ sưu tập với những chiếc đồng hồ gần tỷ đồng, với hình ảnh được tung hê, được ca tụng khi Thích Chân Quang mang áo đỏ, đội cái mũ đỏ Tiến sĩ đi giữa đường Thủ đô, qua Lăng Hồ Chí Minh để tự vinh danh mình.
Người ta chú ý và đặt câu hỏi về học vấn của Thích Chân Quang khi mà người ta chỉ rõ Y chỉ mới học đến lớp 8 thì bị đuổi học. Vậy mà hồ sơ của Y là đến tận 30 tuổi mới có cái bằng Bổ túc văn hóa cấp 3. Rồi đến 30 năm sau, mới có cái bằng Tốt nghiệp Luật hệ “vừa học vừa làm”. Nhưng với mùa đại dịch covid-19 cách ly tuyệt đối vậy mà chỉ 2 năm sau y có cái bằng Tiến sĩ của Đại học luật cấp cho Y đã làm cả đất nước, xã hội “Choáng” về con đường học vấn của Y.
Và những người điều tra đã không ngại tiết lộ cho báo chí rằng: Cái bằng tốt nghiệp Bổ túc văn hóa Cấp 3 mà Y đã dùng là bằng rởm.
Và Thích Chân Quang đã là tâm điểm của sự chú ý của xã hội, là đề tài của sự phẫn nộ trong dân chúng về một vấn đề nhức nhối khác của đất nước: Nạn giáo dục suy đồi với bằng giả và đủ mọi tệ nạn ở đây.
Thế rồi, những uẩn ức, bức xúc bấy lâu nay của mọi người, mọi nhà được dịp nói ra qua hiện tượng Thích Chân Quang – một điển hình cho sự suy đồi không chỉ của hệ thống Phật giáo bị đảng khuynh loát, mà còn là điển hình cho sự thối nát của hệ thống chính trị Việt Nam.
Giáo sư nịnh
Nịnh hót là nghề không phải mới xuất hiện, mà nó có từ xa xưa. Ngay trong lịch sử Trung Hoa xưa, các nhân vật với nghề “Nịnh” đi vào huyền thoại, vào sử sách như Hòa Thân đã để lại ấn tượng không mấy tốt trong thái độ của nhân loại. Cả thế giới nguyền rủa, tởm lợm những kẻ mất nhân cách, không liêm sỉ…
Theo những cái loa tuyên truyền của người Cộng sản, thì do chế độ phong kiến thuở xưa, xã hội phân chia giai cấp sâu sắc giữa kẻ thống trị và người bị trị, giữa bề trên và tôi tớ, giữa bậc quan lại và tầng lớp dân đen, chỉ những người thấp cổ bé họng và mang thân phận con sâu cái kiến mới phải cung kính, cưng nựng, tung hô bề trên với những lời lẽ êm tai, những hành vi nhằm lấy lòng kẻ thống trị mong kiếm một sự ưu ái. Chỉ đến khi có đảng lãnh đạo, thì mọi người đều làm chủ chính mình, làm chủ đất nước nên việc nịnh hót, việc phải làm đẹp lòng ai đó một cách hèn hạ, thiếu liêm sỉ sẽ tự nhiên mất đi vì xã hội không cần thiết và chẳng ai cần điều đó.
Nhưng sự thật không phải như vậy.
Ngược lại với những lời lẽ tuyên truyền trên, tại Việt Nam thời Cộng sản, thì nghề nịnh càng phổ biến và càng được trọng dụng. Bởi đơn giản một điều là chế độ phong kiến, chỉ có một ông vua cho cả nước, ở một tỉnh, chí có một ông quan tỉnh, mấy ông quan huyện… Còn ngày nay chế độ cộng sản được gọi là chế độ vua tập thể, cán bộ lớp lớp thi nhau làm vua. Không chỉ làm vua tập thể, ngày nay không chỉ là thời “Loạn 12 sứ quân”, mà là loạn cả 64 tỉnh thành, nên số lượng vua quan tăng gấp bội.
Và cũng vì thế đội ngũ “thợ Nịnh” cũng trở nên phổ biến và tăng lên không ngừng.
Thật ra, cái nghề này đã hình thành và phát triển một cách hết sức nhanh chóng và dù có thích hay không, dù có biết rõ sự thật hay không thì nhiều khi người dân và quan chức vẫn phải im lặng, phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà nói những lời có cánh, bởi đi kèm theo đó là nhà tù, là sự trừng phạt của chế độ. Bởi đơn giản là những kẻ được nịnh ở đó, là những lãnh tụ, những quan chức cộng sản mà đám thợ nịnh của chế độ đã mất công tô vẽ đưa lên tận mây xanh.
Người ta biết rằng, sinh thời Hồ Chí Minh có một đội ngũ đông đảo những “thợ nịnh” thuộc diện siêu phàm, được đào tạo hết chỗ này đến chỗ kia, được phong danh hiệu, chức tước đến mức cả xã hội giật mình. Hầu hết các “chiến sĩ của đảng trên mặt trận văn nghệ” nghiễm nhiên phải là một thợ nịnh của nhân vật buộc cả nước già trẻ, gái trai gọi là “Bác”, không thể thể khác nếu muốn tồn tại.
Thế nhưng, vẫn chưa đủ, dùng cả đám đó với vô vàn tác phẩm đủ mọi lĩnh vực để ca ngợi, để tán dương mình vẫn chưa thỏa mãn, Hồ Chí Minh còn tự viết sách để ca ngợi chính mình – đó mới là hành vi siêu nịnh mà trên thế giới, các lãnh đạo, lãnh tụ chưa ai đủ khả năng và liêm sỉ để làm.
Đội ngũ thợ nịnh ngày nay, được cơ cấu trong các cơ quan của đảng, ăn tiền dân, những cơ quan đó mang những cái tên đặc trưng như Đoàn Thanh niên, Ban tuyên giáo, Báo chí truyền thông quốc doanh… và chức năng thì vẫn chủ yếu là “nịnh” và tuyên truyền cho đảng. Đó là chưa kể hàng trăm ngàn thanh niên trong các đội ngũ được đảng tuyển làm Dư luận viên, lực lượng an ninh mạng, chiến sĩ quân đội trong sư đoàn AK47… mà thiên hạ thường gọi là “nhanh tay nhưng não phẳng”.
Và xã hội phát triển nhất là nghề “Nịnh” mà nói theo ngôn ngữ dân gian rất hình ảnh, thì đó là nghề “bưng bô”.
Những kẻ đi theo nghề thợ nịnh trước đây, leo lên đến Phó Thủ tướng chính phủ như Tố Hữu đã gây ngạc nhiên, thì ngày nay, nó còn lên đến Chủ tịch nước như Võ Văn Thưởng. Và người ta thấy một điều rất rõ ràng trong thực tế chế độ công an trị hiện nay: Hầu hết các lãnh đạo đảng, nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều xuất phát hoặc là từ Công an, còn lại phần lớn đều là các chiến sĩ văn hóa nịnh mà lên.
Những kẻ hành nghề nịnh đã được phong hàm Giáo sư, tiến sĩ để rồi đêm ngày nghĩ mưu, bịa chuyện, kiếm từ ngữ rồi ngày ngày vác cặp đi nịnh, đi tuyên truyền, đi bịa chuyện để kiếm ăn. Điển hình cho việc hành nghề này hiện nay, đó là Hoàng Chí Bảo. một tay giáo viên cấp 2 chưa qua đại học, nhưng được cấp bằng Tiến sĩ phong hàm Giáo sư nhờ cái lưỡi ca ngợi Hồ Chí Minh và nghề nịnh của mình.
Với khả năng siêu phàm về sử dụng ngôn ngữ nịnh mà không biết xấu hổ, bịa mà không cần biết hậu quả, Hoàng Chí Bảo đã leo lên từng nấc thang của một siêu nịnh, thành một điển hình của nghề này.
Những lần gặp hạn
Thế nhưng, cái “Nghề chơi cũng lắm công phu” ấy nhiều khi cũng có những “tai nạn nghề nghiệp” không đỡ được trước xã hội.
Với khả năng bịa chuyện đến mức điêu luyện, Hoàng Chí Bảo đã ngồi vẽ ra tất cả những gì mà anh ta cho là tốt nhất, là hay nhất, là đạo đức nhất để gán cho Hồ Chí Minh để đi bán những câu chuyện đó, những chi tiết đó từ Nam đến Bắc. Chỉ có điều, là nhiều khi, những câu chuyện đạo đức nhất, tử tế nhất ấy bị bại lộ là chuyện bịa, thì lộ ra đằng sau một tác giả câu chuyện là kẻ thiếu đạo đức nhất, là bẩn thỉu nhất bởi kiếm ăn bằng sự lừa đảo.
Chẳng hạn, câu chuyện anh ta tưởng tượng ra việc Hồ Chí Minh ở Paris đã công phu ra tận vùng nông thôn để mua bằng được con gà về làm mâm cỗ cúng mẹ. Thì Hoàng Chí Bảo đã ngậm tăm khi người ta bóc mẽ anh ta bằng câu hỏi: “Vậy thì Hồ yêu mẹ đến thế, tại sao về quê mấy lần, mộ mẹ ngay cạnh đường đi mà chưa bao giờ Hồ Chí Minh đặt chân đến đó hay thắp một nén hương cho bà ấy. Hoặc đơn giản là chưa bao giờ nhắc đến tên bà ấy, thậm chí là cả ông bà nội ngoại, họ hàng tổ tiên chưa khi nào được Hồ nói đến một câu cảm ơn hoặc thắp một nén nhang cho họ”?
Hoặc khi anh ta múa môi khua mép kể chuyện về Hồ Chí Minh tài giỏi như thế nào khi ở Pháp và kể lại câu chuyện Hồ tham gia làm hàng giả của nhà tư bản địa phương, chẳng những vậy mà thay vì viết thơ Đường, Thơ Tống… theo hợp đồng, Hồ đã viết nhăng viết cuội vào đó, lấy tiền xong thì lập tức thay đổi chỗ ở, báo hại nhà tư sản ấy suýt vào tù vì những lời nhăng cuội mà ở chế độ Cộng sản thì chắc chắn là tội “làm, tàng trữ tài liệu nhằm chống nhà nước”.
Và anh ta lại cấm khẩu khi cả nước hỏi lại: “Vậy thì cái việc ký hợp đồng xong, làm hàng giả rồi nhận tiền và đổi chỗ ở để bỏ trốn thì đó là hành vi lừa đảo của "Bác" hay sao? ”
Có thể kể rất nhiều câu chuyện mà Hoàng Chí Bảo đã say mê bịa đặt về Hồ Chí Minh, nhưng cái não không kịp cái miệng, nên đã gây họa cho chính Hồ như vậy. Nhưng nhờ cái mồm tuyên truyền hộ đảng, nên xét “Công trạng” nên cũng “tai qua, nạn khỏi” vì đảng lượng tình bỏ qua.
Tai nạn và… quay xe
Nhưng, mới đây, một tai nạn khó đỡ mà Hoàng Chí Bảo phải lên cơ quan truyền thông để chối, để thanh minh… Nhưng không đỡ được cú này.
Đó là khi cả xã hội vạch mặt tên ma tăng Thích Chân Quang lừa đảo thiên hạ về đủ mọi mặt từ tiền bạc đến tình dục và những mưu đồ chính trị với hàng loạt bằng chứng, đến mức cái Giáo hội Phật giáo Quốc doanh đã phải kỷ luật y, thì xã hội mới tá hỏa ra rằng anh ta lại là trùm bằng giả và học giả. Thì người ta lại móc ra những lời lẽ của Hoàng Chí Bảo ca ngợi Thích Chân Quang lên tận mây xanh và mối quan hệ này mục đích là gì?
Điều tai hại mà Hoàng Chí Bảo xanh mắt mèo phải thanh minh, thanh nga là chính anh ta đã so sánh và ca ngợi Thích Chân Quang với Hồ Chí Minh, giống Hồ Chí Minh trong buổi lễ mà Thích Chân Quang mời anh ta đến ăn mừng cái bằng giả Tiến sỹ.
Và cái thói lẻo mép đã gây họa cho anh ta.
Bởi khi thiên hạ vạch trần ra những dối trá, lừa đảo của Thích Chân Quang trong mọi mặt đời sống, thì câu nói của Hoàng Chí Bảo lại vang lên bên tai: “Tôi có một cảm nhận thầy Thích Chân Quang mang những nét của bác Hồ”.
Và thiên hạ đáp lại: “Chứ sao, thầy nào trò ấy mà lại, huống chi Thích Chân Quang tự nhận là họ hàng nhà Hồ Chí Minh”.
Có lẽ cũng không sai, bởi Hồ Chí Minh và Thích Chân Quang có những điểm giống nhau như sau:
Dòng giống không rõ ràng, dù trước đây Thích Chân Quang tự về nhận là họ hàng với Hồ Chí Minh, nhưng không về nhận tại Nam Đàn là quê Hồ Chí Minh như đảng nói, mà lại về tận Quỳnh Lưu, Nghệ An? Và người ta thấy có điều gì đó… sai sai. Nhưng rồi cũng chẳng ai chú ý bởi chính bản thân Hồ Chí Minh đã chứa một đống ngờ vực về xuất xứ đấy thôi.
Càng giống hơn nữa, là bác của anh ta, Hồ Chí Minh thì chỉ mới học đến lớp 5 bị đuổi khỏi trường rồi thất học. Vậy mà Hồ Chí Minh lại vào học Đại học Phương Đông ở Moscow từ 1/1/1923 đến cuối năm, khi đến Liên Xô để tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản, nhưng vì Lênin đang ốm nặng, đại hội phải hoãn họp, nên đã tranh thủ vào học lớp ngắn hạn của trường.
Đấy là theo tác giả T.Lan trong cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” nói thế. Oái oăm ở chỗ là tác phẩm này lại của chính Hồ Chí Minh dùng tên khác để viết về mình, nghĩa là “tự nịnh” nên độ chính xác đến đâu chỉ Hồ Chí Minh biết. Người ta chỉ nghi ngờ là học lớp 5 rồi lên thẳng Đại học nên khi về Việt Nam Hồ Chí Minh quyết định đưa Việt Nam tiến thẳng lên CNXH không cần qua giai đoạn Tư bản Chủ nghĩa theo quy luật Mác – Lenin đã chỉ ra?
Vậy thì Thích Chân Quang có khác gì mấy? Khi mà ở thời hiện đại của thế kỷ 20, nên Thích Chân Quang học được đến lớp 8 thì bị đuổi. Vậy mà đến 30 tuổi vẫn kiếm ra cái bằng giả Bổ túc vă hóa, và qua đó, 60 tuổi thì làm một lèo vào đại học để sau đó “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” lên Tiến sĩ luật, chỉ có hai năm, thần tốc đến vậy là cùng.
Rồi nhiều thứ khác nữa mà không thể kể hết hoặc không tiện nói ra về sự giống nhau ở hai nhân vật này như việc Thích Chân Quang ngày nay nhờ có mạng Internet mà thiên hạ biết những vụ việc chốn phòng the, còn Hồ Chí Minh thì người ta chỉ biết qua tư liệu. Thích Chân Quang cố tình “quá mù ra mưa” khi cho đúc tượng Phật giống mình cách lén lút, còn ngày xưa Hồ Chí Minh ngồi làm mẫu hẳn hoi cho đám văn nghệ sĩ đúc tượng, vẽ hình, chụp ảnh hẳn hoi để “Nâng cao đạo đức Cách mạng, quét sạch Chủ nghĩa Cá nhân”.
Hẳn nhiên, là Hoàng Chí Bảo so sánh về sự giống nhau giữa Thích Chân Quang và Hồ Chí Minh là có lý, có cơ sở sau một quá trình nhiều năm nghiền ngẫm, mài Hồ Chí Minh ra để kiếm cơm.
Thế rồi khi thấy Hoàng Chí Bảo ca ngợi Thích Chân Quang, từ cái tên đến cái đức, cái công lao to lớn trời biển “sánh ngang bác Hồ”. Mà thiên hạ vạch ra cái mặt Thích Chân Quang nó nham nhở, bẩn thỉu đến mức cái Giáo hội mậu dịch kia còn hoảng mà phải kỷ luật bịt mồm Chân Quang lại, thì Hoàng Chí Bảo dự cảm được mối nguy.
Và hẳn nhiên, khi đã thấy nguy thì… quay đầu.
Bảo chối đây đẩy rằng là không hề quen biết Thích Chân Quang, không hề đọc luận án, không hề có mối quan hệ cá nhân… Nghĩa là không dây với… hủi.
Thậm chí, Bảo còn lớn tiếng đề nghị làm rõ vì video bị cắt ghép, bị xuyên tạc nọ kia và việc “so sánh Thích Chân QUang với Hồ Chí Minh là hết sức bậy bạ và nguy hiểm”.
Nhưng bảo chối sao được với con mắt người đời. Những hình ảnh, video còn đó, lời ấy, người ấy và bộ mặt ấy, cái liếm mép ấy… đồng thời cái sự vô liêm sỉ dối trá lấy lưỡi làm phương tiện kiếm cơm ấy làm sao ai có thể học cho nổi.
Nhưng điều người ta thấy đằng sau cái sự chối bai bải này, lại là sự dối trá bất chấp sự thật của một Giáo sư, Tiến sĩ, một nhà "Hồ Chí Minh học".
Vậy thì những câu chuyện Bảo kể về Hồ Chí Minh kia có mấy xu giá trị? Có thể tin được một con người mà sẵn sàng liếm lại bãi nước bọt mình đã nhổ ra hay không?
Và nay thì Hoàng Chí Bảo ngồi để run, để nghe thiên hạ ca ngợi “tài năng” của mình, để nghe ngóng xem trận này liệu có thoát được đòn trừng trị của đảng như những trận trước hay không?
Và cái tài bịa chuyện, cái danh hiệu Bảo được thích Chân Quang tặng là “Người kể chuyện phi thường” đã hại Bảo.
Ngày xưa Nguyễn Du đã nói: “Chữ Tài, đi với chữ Tai một vần”.
Điều cần lưu ý, chữ Tài mà Nguyễn Du nói đến, là tài năng thật sự, tài giỏi những điều tốt đẹp mà còn như vậy, huống chi cái tài khác người ở Bảo là cái tài bịa đặt và gian trá mà không bị tai họa quả báo mới là chuyện lạ.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Cháy thành… vạ lây
Những sự kiện xã hội chấn động gần đây, là hiệu ứng từ hiện tượng nhà tu hành Thích Minh Tuệ như một ngọn đuốc soi vào đống bầy nhầy của đám “Phật giáo mậu dịch” mà ở đó, có đầy đủ những điều tệ nạn, tội ác và suy đồi mà nếu xảy ra trong xã hội, trong đời thường thì đã là những điều không thể chấp nhận được, huống chi là chốn thiền môn.
Đối lập với một Thích Minh Tuệ buông bỏ tất cả để tu hành bằng sự tu luyện khổ hạnh lấy lời dạy của Đức Phật và những điều học được để thực hành triệt để trong đời sống tu trì. Thì một bên là tập thể sư sãi chứa đủ mọi thứ tham, sân, si mà lẽ ra người tu hành Phật giáo buộc phải buông bỏ. Ngược lại, họ đã biến chốn cửa Phật thành những hang ổ của tội lỗi, của những ổ nhóm lừa đảo, của sự u mê, của những ma tăng chuyến tìm mọi cách doạ nạt, trấn lột từng đồng cắc của những phật tử được u mê hóa để thỏa mãn cho đám ma tăng ấy những sự nhơ nhớp làm ô uế cửa Phật một cách trắng trợn.
Chưa có bao giờ, cửa Phật đồng nghĩa với nơi chứa chấp đám lừa đảo dân chúng. Chưa có thời nào, những kẻ tu hành là những tay chơi ma túy, nghiện ngập, trộm cắp bí mật, trai gái cờ bạc, cưỡng bức đồng tính và xâm hại tình dục cho đến lừa đảo công khai như thời nay tại đám “Phật giáo mậu dịch”.
Cũng chưa có thời nào, cái gọi là Phật giáo được tự do sa đọa có bảo kê như ngày nay bởi một nhà cầm quyền vốn lấy việc tiêu diệt các tôn giáo làm quốc sách để tiến hành triệt để cuộc “Cách mạng văn hóa và tư tưởng”.
Bởi đó là “Phật giáo mang tính đảng” với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” với hàng ngũ sư sãi là an ninh, là công an, là những đảng viên có người đến 50 năm tuổi đảng và sự quản lý, phân công tổ chức, điều động đám sư sãi cán bộ ấy là do Sở Nội vụ tiến hành.
Thế là từ đó, tổ chức “Phật giáo mậu dịch” này cũng mang đủ mọi tính chất vốn có của một tổ chức đảng hiện thời của xã hội Việt Nam như tham nhũng, hối lộ, lừa đảo, gian trá… chỉ để nhằm “vinh thân phì gia” cho các đồng chí “Chiến sĩ áo vàng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của đảng”.
Và vì thế, khi mà cả xã hội đang nô nức hướng về hiện tượng Thích Minh Tuệ, thì hẳn nhiên đám “Cán bộ mậu dịch” như Thích Chân Quang hẳn phải động lòng mà không ghìm được cơn tức tối, giận dữ. Bởi đâu dễ quen được khi miếng ăn tận miệng lại bị giật ra, giằng lấy. Thế là những lời thóa mạ, khinh bỉ, hướng dẫn cho đám con nhang đệ tử hùa theo để lên đồng chửi bới thậm tệ kẻ chân tu.
Và hẳn nhiên, thiên hạ dẫu có u mê, có bị lừa đảo thì con số đó không phải là tất cả xã hội. Thế nên, Thích Chân Quang và đám đồng môn đã bị thiên hạ soi rọi một cách tận tình. Oái oăm thay, là khi ánh sáng chiếu vào, những khối u, những cặn bã và máu mủ trong đó được lộ rõ. Những đơn từ tố cáo từ bấy lâu nay của các ni cô, của các phụ nữ bị Thích Chân Quang lạm dụng, cưỡng bức tình dục, tiền bạc… những đơn từ tố cáo Thích Chân Quang có mưu đồ chính trị rõ ràng và thành lập lực lượng riêng mình… vốn bị chặn giữ, được hệ thống công quyền bao che, nay bỗng bị lộ vì thiên hạ chú ý.
Rồi người ta chú ý đến những bài giảng, những sự bịa đặt hoang đường của tay “thợ tu” này nhằm bằng mọi cách u mê hóa, dọa nạt và lừa đảo dân chúng nhằm mục đích moi tiền bằng các video được đưa ra mổ xẻ cho thấy sự trắng trợn và phản động của Y. Đi cùng với những bài giảng lừa mị đó, là những hành động mà chẳng ai dám làm như đổi giới răn của Phật dạy cho người quy y từ việc “cấm dâm dục” thì Thích Chân Quang bỏ đi để thay vào bằng việc “phải tuyệt đối trung thành với thầy”. Nghĩa là với thầy Chân Quang, việc dâm dục là bình thường, vấn đề cần là đệ tử phải trung thành thầy bảo gì nghe nấy. Thế mới cần bỏ đi việc cấm dâm dục ở đám tu hành.
Đặc biệt, điều mà thiên hạ chú ý đến từ lâu nay được dịp mổ xẻ. Đó là thói ăn chơi với xe sang, bộ đồng hồ sưu tập với những chiếc đồng hồ gần tỷ đồng, với hình ảnh được tung hê, được ca tụng khi Thích Chân Quang mang áo đỏ, đội cái mũ đỏ Tiến sĩ đi giữa đường Thủ đô, qua Lăng Hồ Chí Minh để tự vinh danh mình.
Người ta chú ý và đặt câu hỏi về học vấn của Thích Chân Quang khi mà người ta chỉ rõ Y chỉ mới học đến lớp 8 thì bị đuổi học. Vậy mà hồ sơ của Y là đến tận 30 tuổi mới có cái bằng Bổ túc văn hóa cấp 3. Rồi đến 30 năm sau, mới có cái bằng Tốt nghiệp Luật hệ “vừa học vừa làm”. Nhưng với mùa đại dịch covid-19 cách ly tuyệt đối vậy mà chỉ 2 năm sau y có cái bằng Tiến sĩ của Đại học luật cấp cho Y đã làm cả đất nước, xã hội “Choáng” về con đường học vấn của Y.
Và những người điều tra đã không ngại tiết lộ cho báo chí rằng: Cái bằng tốt nghiệp Bổ túc văn hóa Cấp 3 mà Y đã dùng là bằng rởm.
Và Thích Chân Quang đã là tâm điểm của sự chú ý của xã hội, là đề tài của sự phẫn nộ trong dân chúng về một vấn đề nhức nhối khác của đất nước: Nạn giáo dục suy đồi với bằng giả và đủ mọi tệ nạn ở đây.
Thế rồi, những uẩn ức, bức xúc bấy lâu nay của mọi người, mọi nhà được dịp nói ra qua hiện tượng Thích Chân Quang – một điển hình cho sự suy đồi không chỉ của hệ thống Phật giáo bị đảng khuynh loát, mà còn là điển hình cho sự thối nát của hệ thống chính trị Việt Nam.
Giáo sư nịnh
Nịnh hót là nghề không phải mới xuất hiện, mà nó có từ xa xưa. Ngay trong lịch sử Trung Hoa xưa, các nhân vật với nghề “Nịnh” đi vào huyền thoại, vào sử sách như Hòa Thân đã để lại ấn tượng không mấy tốt trong thái độ của nhân loại. Cả thế giới nguyền rủa, tởm lợm những kẻ mất nhân cách, không liêm sỉ…
Theo những cái loa tuyên truyền của người Cộng sản, thì do chế độ phong kiến thuở xưa, xã hội phân chia giai cấp sâu sắc giữa kẻ thống trị và người bị trị, giữa bề trên và tôi tớ, giữa bậc quan lại và tầng lớp dân đen, chỉ những người thấp cổ bé họng và mang thân phận con sâu cái kiến mới phải cung kính, cưng nựng, tung hô bề trên với những lời lẽ êm tai, những hành vi nhằm lấy lòng kẻ thống trị mong kiếm một sự ưu ái. Chỉ đến khi có đảng lãnh đạo, thì mọi người đều làm chủ chính mình, làm chủ đất nước nên việc nịnh hót, việc phải làm đẹp lòng ai đó một cách hèn hạ, thiếu liêm sỉ sẽ tự nhiên mất đi vì xã hội không cần thiết và chẳng ai cần điều đó.
Nhưng sự thật không phải như vậy.
Ngược lại với những lời lẽ tuyên truyền trên, tại Việt Nam thời Cộng sản, thì nghề nịnh càng phổ biến và càng được trọng dụng. Bởi đơn giản một điều là chế độ phong kiến, chỉ có một ông vua cho cả nước, ở một tỉnh, chí có một ông quan tỉnh, mấy ông quan huyện… Còn ngày nay chế độ cộng sản được gọi là chế độ vua tập thể, cán bộ lớp lớp thi nhau làm vua. Không chỉ làm vua tập thể, ngày nay không chỉ là thời “Loạn 12 sứ quân”, mà là loạn cả 64 tỉnh thành, nên số lượng vua quan tăng gấp bội.
Và cũng vì thế đội ngũ “thợ Nịnh” cũng trở nên phổ biến và tăng lên không ngừng.
Thật ra, cái nghề này đã hình thành và phát triển một cách hết sức nhanh chóng và dù có thích hay không, dù có biết rõ sự thật hay không thì nhiều khi người dân và quan chức vẫn phải im lặng, phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà nói những lời có cánh, bởi đi kèm theo đó là nhà tù, là sự trừng phạt của chế độ. Bởi đơn giản là những kẻ được nịnh ở đó, là những lãnh tụ, những quan chức cộng sản mà đám thợ nịnh của chế độ đã mất công tô vẽ đưa lên tận mây xanh.
Người ta biết rằng, sinh thời Hồ Chí Minh có một đội ngũ đông đảo những “thợ nịnh” thuộc diện siêu phàm, được đào tạo hết chỗ này đến chỗ kia, được phong danh hiệu, chức tước đến mức cả xã hội giật mình. Hầu hết các “chiến sĩ của đảng trên mặt trận văn nghệ” nghiễm nhiên phải là một thợ nịnh của nhân vật buộc cả nước già trẻ, gái trai gọi là “Bác”, không thể thể khác nếu muốn tồn tại.
Thế nhưng, vẫn chưa đủ, dùng cả đám đó với vô vàn tác phẩm đủ mọi lĩnh vực để ca ngợi, để tán dương mình vẫn chưa thỏa mãn, Hồ Chí Minh còn tự viết sách để ca ngợi chính mình – đó mới là hành vi siêu nịnh mà trên thế giới, các lãnh đạo, lãnh tụ chưa ai đủ khả năng và liêm sỉ để làm.
Đội ngũ thợ nịnh ngày nay, được cơ cấu trong các cơ quan của đảng, ăn tiền dân, những cơ quan đó mang những cái tên đặc trưng như Đoàn Thanh niên, Ban tuyên giáo, Báo chí truyền thông quốc doanh… và chức năng thì vẫn chủ yếu là “nịnh” và tuyên truyền cho đảng. Đó là chưa kể hàng trăm ngàn thanh niên trong các đội ngũ được đảng tuyển làm Dư luận viên, lực lượng an ninh mạng, chiến sĩ quân đội trong sư đoàn AK47… mà thiên hạ thường gọi là “nhanh tay nhưng não phẳng”.
Và xã hội phát triển nhất là nghề “Nịnh” mà nói theo ngôn ngữ dân gian rất hình ảnh, thì đó là nghề “bưng bô”.
Những kẻ đi theo nghề thợ nịnh trước đây, leo lên đến Phó Thủ tướng chính phủ như Tố Hữu đã gây ngạc nhiên, thì ngày nay, nó còn lên đến Chủ tịch nước như Võ Văn Thưởng. Và người ta thấy một điều rất rõ ràng trong thực tế chế độ công an trị hiện nay: Hầu hết các lãnh đạo đảng, nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều xuất phát hoặc là từ Công an, còn lại phần lớn đều là các chiến sĩ văn hóa nịnh mà lên.
Những kẻ hành nghề nịnh đã được phong hàm Giáo sư, tiến sĩ để rồi đêm ngày nghĩ mưu, bịa chuyện, kiếm từ ngữ rồi ngày ngày vác cặp đi nịnh, đi tuyên truyền, đi bịa chuyện để kiếm ăn. Điển hình cho việc hành nghề này hiện nay, đó là Hoàng Chí Bảo. một tay giáo viên cấp 2 chưa qua đại học, nhưng được cấp bằng Tiến sĩ phong hàm Giáo sư nhờ cái lưỡi ca ngợi Hồ Chí Minh và nghề nịnh của mình.
Với khả năng siêu phàm về sử dụng ngôn ngữ nịnh mà không biết xấu hổ, bịa mà không cần biết hậu quả, Hoàng Chí Bảo đã leo lên từng nấc thang của một siêu nịnh, thành một điển hình của nghề này.
Những lần gặp hạn
Thế nhưng, cái “Nghề chơi cũng lắm công phu” ấy nhiều khi cũng có những “tai nạn nghề nghiệp” không đỡ được trước xã hội.
Với khả năng bịa chuyện đến mức điêu luyện, Hoàng Chí Bảo đã ngồi vẽ ra tất cả những gì mà anh ta cho là tốt nhất, là hay nhất, là đạo đức nhất để gán cho Hồ Chí Minh để đi bán những câu chuyện đó, những chi tiết đó từ Nam đến Bắc. Chỉ có điều, là nhiều khi, những câu chuyện đạo đức nhất, tử tế nhất ấy bị bại lộ là chuyện bịa, thì lộ ra đằng sau một tác giả câu chuyện là kẻ thiếu đạo đức nhất, là bẩn thỉu nhất bởi kiếm ăn bằng sự lừa đảo.
Chẳng hạn, câu chuyện anh ta tưởng tượng ra việc Hồ Chí Minh ở Paris đã công phu ra tận vùng nông thôn để mua bằng được con gà về làm mâm cỗ cúng mẹ. Thì Hoàng Chí Bảo đã ngậm tăm khi người ta bóc mẽ anh ta bằng câu hỏi: “Vậy thì Hồ yêu mẹ đến thế, tại sao về quê mấy lần, mộ mẹ ngay cạnh đường đi mà chưa bao giờ Hồ Chí Minh đặt chân đến đó hay thắp một nén hương cho bà ấy. Hoặc đơn giản là chưa bao giờ nhắc đến tên bà ấy, thậm chí là cả ông bà nội ngoại, họ hàng tổ tiên chưa khi nào được Hồ nói đến một câu cảm ơn hoặc thắp một nén nhang cho họ”?
Hoặc khi anh ta múa môi khua mép kể chuyện về Hồ Chí Minh tài giỏi như thế nào khi ở Pháp và kể lại câu chuyện Hồ tham gia làm hàng giả của nhà tư bản địa phương, chẳng những vậy mà thay vì viết thơ Đường, Thơ Tống… theo hợp đồng, Hồ đã viết nhăng viết cuội vào đó, lấy tiền xong thì lập tức thay đổi chỗ ở, báo hại nhà tư sản ấy suýt vào tù vì những lời nhăng cuội mà ở chế độ Cộng sản thì chắc chắn là tội “làm, tàng trữ tài liệu nhằm chống nhà nước”.
Và anh ta lại cấm khẩu khi cả nước hỏi lại: “Vậy thì cái việc ký hợp đồng xong, làm hàng giả rồi nhận tiền và đổi chỗ ở để bỏ trốn thì đó là hành vi lừa đảo của "Bác" hay sao? ”
Có thể kể rất nhiều câu chuyện mà Hoàng Chí Bảo đã say mê bịa đặt về Hồ Chí Minh, nhưng cái não không kịp cái miệng, nên đã gây họa cho chính Hồ như vậy. Nhưng nhờ cái mồm tuyên truyền hộ đảng, nên xét “Công trạng” nên cũng “tai qua, nạn khỏi” vì đảng lượng tình bỏ qua.
Tai nạn và… quay xe
Nhưng, mới đây, một tai nạn khó đỡ mà Hoàng Chí Bảo phải lên cơ quan truyền thông để chối, để thanh minh… Nhưng không đỡ được cú này.
Đó là khi cả xã hội vạch mặt tên ma tăng Thích Chân Quang lừa đảo thiên hạ về đủ mọi mặt từ tiền bạc đến tình dục và những mưu đồ chính trị với hàng loạt bằng chứng, đến mức cái Giáo hội Phật giáo Quốc doanh đã phải kỷ luật y, thì xã hội mới tá hỏa ra rằng anh ta lại là trùm bằng giả và học giả. Thì người ta lại móc ra những lời lẽ của Hoàng Chí Bảo ca ngợi Thích Chân Quang lên tận mây xanh và mối quan hệ này mục đích là gì?
Điều tai hại mà Hoàng Chí Bảo xanh mắt mèo phải thanh minh, thanh nga là chính anh ta đã so sánh và ca ngợi Thích Chân Quang với Hồ Chí Minh, giống Hồ Chí Minh trong buổi lễ mà Thích Chân Quang mời anh ta đến ăn mừng cái bằng giả Tiến sỹ.
Và cái thói lẻo mép đã gây họa cho anh ta.
Bởi khi thiên hạ vạch trần ra những dối trá, lừa đảo của Thích Chân Quang trong mọi mặt đời sống, thì câu nói của Hoàng Chí Bảo lại vang lên bên tai: “Tôi có một cảm nhận thầy Thích Chân Quang mang những nét của bác Hồ”.
Và thiên hạ đáp lại: “Chứ sao, thầy nào trò ấy mà lại, huống chi Thích Chân Quang tự nhận là họ hàng nhà Hồ Chí Minh”.
Có lẽ cũng không sai, bởi Hồ Chí Minh và Thích Chân Quang có những điểm giống nhau như sau:
Dòng giống không rõ ràng, dù trước đây Thích Chân Quang tự về nhận là họ hàng với Hồ Chí Minh, nhưng không về nhận tại Nam Đàn là quê Hồ Chí Minh như đảng nói, mà lại về tận Quỳnh Lưu, Nghệ An? Và người ta thấy có điều gì đó… sai sai. Nhưng rồi cũng chẳng ai chú ý bởi chính bản thân Hồ Chí Minh đã chứa một đống ngờ vực về xuất xứ đấy thôi.
Càng giống hơn nữa, là bác của anh ta, Hồ Chí Minh thì chỉ mới học đến lớp 5 bị đuổi khỏi trường rồi thất học. Vậy mà Hồ Chí Minh lại vào học Đại học Phương Đông ở Moscow từ 1/1/1923 đến cuối năm, khi đến Liên Xô để tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản, nhưng vì Lênin đang ốm nặng, đại hội phải hoãn họp, nên đã tranh thủ vào học lớp ngắn hạn của trường.
Đấy là theo tác giả T.Lan trong cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” nói thế. Oái oăm ở chỗ là tác phẩm này lại của chính Hồ Chí Minh dùng tên khác để viết về mình, nghĩa là “tự nịnh” nên độ chính xác đến đâu chỉ Hồ Chí Minh biết. Người ta chỉ nghi ngờ là học lớp 5 rồi lên thẳng Đại học nên khi về Việt Nam Hồ Chí Minh quyết định đưa Việt Nam tiến thẳng lên CNXH không cần qua giai đoạn Tư bản Chủ nghĩa theo quy luật Mác – Lenin đã chỉ ra?
Vậy thì Thích Chân Quang có khác gì mấy? Khi mà ở thời hiện đại của thế kỷ 20, nên Thích Chân Quang học được đến lớp 8 thì bị đuổi. Vậy mà đến 30 tuổi vẫn kiếm ra cái bằng giả Bổ túc vă hóa, và qua đó, 60 tuổi thì làm một lèo vào đại học để sau đó “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” lên Tiến sĩ luật, chỉ có hai năm, thần tốc đến vậy là cùng.
Rồi nhiều thứ khác nữa mà không thể kể hết hoặc không tiện nói ra về sự giống nhau ở hai nhân vật này như việc Thích Chân Quang ngày nay nhờ có mạng Internet mà thiên hạ biết những vụ việc chốn phòng the, còn Hồ Chí Minh thì người ta chỉ biết qua tư liệu. Thích Chân Quang cố tình “quá mù ra mưa” khi cho đúc tượng Phật giống mình cách lén lút, còn ngày xưa Hồ Chí Minh ngồi làm mẫu hẳn hoi cho đám văn nghệ sĩ đúc tượng, vẽ hình, chụp ảnh hẳn hoi để “Nâng cao đạo đức Cách mạng, quét sạch Chủ nghĩa Cá nhân”.
Hẳn nhiên, là Hoàng Chí Bảo so sánh về sự giống nhau giữa Thích Chân Quang và Hồ Chí Minh là có lý, có cơ sở sau một quá trình nhiều năm nghiền ngẫm, mài Hồ Chí Minh ra để kiếm cơm.
Thế rồi khi thấy Hoàng Chí Bảo ca ngợi Thích Chân Quang, từ cái tên đến cái đức, cái công lao to lớn trời biển “sánh ngang bác Hồ”. Mà thiên hạ vạch ra cái mặt Thích Chân Quang nó nham nhở, bẩn thỉu đến mức cái Giáo hội mậu dịch kia còn hoảng mà phải kỷ luật bịt mồm Chân Quang lại, thì Hoàng Chí Bảo dự cảm được mối nguy.
Và hẳn nhiên, khi đã thấy nguy thì… quay đầu.
Bảo chối đây đẩy rằng là không hề quen biết Thích Chân Quang, không hề đọc luận án, không hề có mối quan hệ cá nhân… Nghĩa là không dây với… hủi.
Thậm chí, Bảo còn lớn tiếng đề nghị làm rõ vì video bị cắt ghép, bị xuyên tạc nọ kia và việc “so sánh Thích Chân QUang với Hồ Chí Minh là hết sức bậy bạ và nguy hiểm”.
Nhưng bảo chối sao được với con mắt người đời. Những hình ảnh, video còn đó, lời ấy, người ấy và bộ mặt ấy, cái liếm mép ấy… đồng thời cái sự vô liêm sỉ dối trá lấy lưỡi làm phương tiện kiếm cơm ấy làm sao ai có thể học cho nổi.
Nhưng điều người ta thấy đằng sau cái sự chối bai bải này, lại là sự dối trá bất chấp sự thật của một Giáo sư, Tiến sĩ, một nhà "Hồ Chí Minh học".
Vậy thì những câu chuyện Bảo kể về Hồ Chí Minh kia có mấy xu giá trị? Có thể tin được một con người mà sẵn sàng liếm lại bãi nước bọt mình đã nhổ ra hay không?
Và nay thì Hoàng Chí Bảo ngồi để run, để nghe thiên hạ ca ngợi “tài năng” của mình, để nghe ngóng xem trận này liệu có thoát được đòn trừng trị của đảng như những trận trước hay không?
Và cái tài bịa chuyện, cái danh hiệu Bảo được thích Chân Quang tặng là “Người kể chuyện phi thường” đã hại Bảo.
Ngày xưa Nguyễn Du đã nói: “Chữ Tài, đi với chữ Tai một vần”.
Điều cần lưu ý, chữ Tài mà Nguyễn Du nói đến, là tài năng thật sự, tài giỏi những điều tốt đẹp mà còn như vậy, huống chi cái tài khác người ở Bảo là cái tài bịa đặt và gian trá mà không bị tai họa quả báo mới là chuyện lạ.
J.B Nguyễn Hữu Vinh