duyanh
07-19-2024, 12:16 PM
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời do tuổi cao, bệnh nặng
Thông báo từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết ông Nguyễn Phú Trọng qua đời do tuổi cao, bệnh nặng.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/07/Tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-qua-doi.jpg
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: chinhphu.vn)
Báo chí nhà nước ngày 19/7 loan tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, từ trần vào hồi 13h38 ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Ông Trọng từ trần do tuổi cao, bệnh nặng.
Hôm qua (18/7), Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thông báo nêu thời gian qua, theo yêu cầu của Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa điều hành công việc, vừa điều trị, chăm sóc sức khỏe.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các lãnh đạo chủ chốt và Thường trực Ban Bí thư đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung huy động đội ngũ các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia đầu ngành và những điều kiện thuận lợi nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho Tổng Bí thư.
Thông báo không nêu rõ tình hình sức khỏe của ông Trọng.
Tuy nhiên, do yêu cầu cần phải tiếp tục ưu tiên dành thời gian để ông Trọng tập trung điều trị tích cực và để bảo đảm công tác điều hành chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Chính trị phân công ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Cùng ngày, Bộ Chính trị đã có Quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng ông Nguyễn Phú Trọng.
Trước đó, hồi giữa tháng 4/2019, các trang mạng xã hội dồn dập đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng (thời điểm này, ông Trọng kiêm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước) bị đột quỵ trong chuyến thăm tại Kiên Giang rồi đưa về bệnh viện tỉnh, rồi về thành phố và rồi đưa về Hà Nội.
Trong khi đó, báo chí nhà nước không đưa bất cứ thông tin nào về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng.
Khoảng một tháng sau, báo chí nhà nước cho biết ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ra trước Quốc Hội đọc tờ trình tham gia Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế -ILO vào ngày 29 tháng 5 năm 2019. Tuy nhiên đến thời điểm đó, ông Trọng không xuất hiện mà người đọc tờ trình là Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Đến ngày 18/6/2019, báo chí nhà nước đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp xúc cử tri Quận Hoàn Kiếm vào ngày hôm sau, nhưng sau đó các bản tin bị gỡ.
Đến ngày 19/6, báo chí nhà nước nói ông Trọng bận công tác nên không thể tham dự cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm.
Cuối tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ lúc đó là ông Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Quyết định 1295 của Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế. Theo đó, hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe… của các ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư trung ương Đảng thuộc danh mục ‘tối mật’.
Đầu năm 2024, ông Trọng đã vắng mặt trong hai tuần liền và bỏ lỡ một số sự kiện ngoại giao quan trọng. Thời điểm đó, dư luận tiếp tục nảy sinh đồn đoán về tình hình sức khỏe của ông.
Hãng tin Bloomberg ngày 12/1 đã dẫn lời hai quan chức giấu tên của Việt Nam nắm vấn đề về sức khỏe của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết ông Trọng đã nhập viện.
Tới ngày 15/1/2024, ông Trọng xuất hiện trong phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 5 của Quốc hội khóa 15.
Một số video về cuộc họp Quốc hội quay cận cảnh ông Trọng cho thấy ông đi lại khó khăn. Cụ thể, khi đứng lên chào các đại biểu, ông Trọng phải bấu ghì vào bàn và đồng thời được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngồi cạnh đỡ lên thì mới đứng dậy được.
Sau cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 vào ngày 13/3, ông Trọng tiếp tục vắng mặt nhiều ngày hồi tháng 4 và 5, kể cả trong lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Trong tháng 6, ông Trọng xuất hiện tại hai sự kiện: cuộc họp lãnh đạo chủ chốt vào chiều 12/6 và đón Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/6, rồi sau đó vắng mặt đến thời điểm qua đời.
Báo Nikkei đánh giá vào ngày 18/7: “Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6, những hình ảnh ông Trọng do hãng thông tấn Nga chụp trông ốm yếu hơn trước, có thể do tác dụng phụ của thuốc.”
Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội trong một gia đình bần nông và là con út trong số bốn anh chị em.
Tháng 1957- 1963: Học trường phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.
Tháng 1963-1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Tháng 12/1967-7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu, Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).
Tháng 7/1968-8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971); bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973).
Tháng 8/1973-4/1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế-Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Tháng 5/1976-8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ.
Tháng 9/1980-8/1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 9/1981-7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) tại Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
Tháng 8/1983-2/1989: Phó ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7/1985-12/1988) rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988-12/1991).
Tháng 3/1989-4/1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 5/1990-7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 8/1991-8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 1/1994 – đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 7, 8, 9, 10, 11, 12.
Tháng 8/1996-02/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
Tháng 12/1997-đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 8, 9, 10, 11, 12.
Tháng 2/1998-1/2000: Phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa và khoa giáo của Đảng.
Tháng 8/1999-4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.
Tháng 3/1998-8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998-11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001-8/2006).
Tháng 1/2000-6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa 12, 13, 14.
Tháng 5/2002-đến nay: Đại biểu Quốc hội các khóa 11, 12, 13, 14, 15.
Tháng 6/2006-7/2011: Chủ tịch Quốc hội khóa 11, 12, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Tháng 1/2011-đến nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, 12, 13; Bí thư Quân ủy Trung ương.
Tháng 2/2013 đến nay: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Tháng 8/2016-đến nay: Tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.
Tháng 10/2018: Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa 14, được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.
Minh Long
Thông báo từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết ông Nguyễn Phú Trọng qua đời do tuổi cao, bệnh nặng.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/07/Tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-qua-doi.jpg
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: chinhphu.vn)
Báo chí nhà nước ngày 19/7 loan tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, từ trần vào hồi 13h38 ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Ông Trọng từ trần do tuổi cao, bệnh nặng.
Hôm qua (18/7), Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thông báo nêu thời gian qua, theo yêu cầu của Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa điều hành công việc, vừa điều trị, chăm sóc sức khỏe.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các lãnh đạo chủ chốt và Thường trực Ban Bí thư đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung huy động đội ngũ các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia đầu ngành và những điều kiện thuận lợi nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho Tổng Bí thư.
Thông báo không nêu rõ tình hình sức khỏe của ông Trọng.
Tuy nhiên, do yêu cầu cần phải tiếp tục ưu tiên dành thời gian để ông Trọng tập trung điều trị tích cực và để bảo đảm công tác điều hành chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Chính trị phân công ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Cùng ngày, Bộ Chính trị đã có Quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng ông Nguyễn Phú Trọng.
Trước đó, hồi giữa tháng 4/2019, các trang mạng xã hội dồn dập đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng (thời điểm này, ông Trọng kiêm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước) bị đột quỵ trong chuyến thăm tại Kiên Giang rồi đưa về bệnh viện tỉnh, rồi về thành phố và rồi đưa về Hà Nội.
Trong khi đó, báo chí nhà nước không đưa bất cứ thông tin nào về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng.
Khoảng một tháng sau, báo chí nhà nước cho biết ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ra trước Quốc Hội đọc tờ trình tham gia Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế -ILO vào ngày 29 tháng 5 năm 2019. Tuy nhiên đến thời điểm đó, ông Trọng không xuất hiện mà người đọc tờ trình là Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Đến ngày 18/6/2019, báo chí nhà nước đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp xúc cử tri Quận Hoàn Kiếm vào ngày hôm sau, nhưng sau đó các bản tin bị gỡ.
Đến ngày 19/6, báo chí nhà nước nói ông Trọng bận công tác nên không thể tham dự cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm.
Cuối tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ lúc đó là ông Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Quyết định 1295 của Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế. Theo đó, hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe… của các ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư trung ương Đảng thuộc danh mục ‘tối mật’.
Đầu năm 2024, ông Trọng đã vắng mặt trong hai tuần liền và bỏ lỡ một số sự kiện ngoại giao quan trọng. Thời điểm đó, dư luận tiếp tục nảy sinh đồn đoán về tình hình sức khỏe của ông.
Hãng tin Bloomberg ngày 12/1 đã dẫn lời hai quan chức giấu tên của Việt Nam nắm vấn đề về sức khỏe của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết ông Trọng đã nhập viện.
Tới ngày 15/1/2024, ông Trọng xuất hiện trong phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 5 của Quốc hội khóa 15.
Một số video về cuộc họp Quốc hội quay cận cảnh ông Trọng cho thấy ông đi lại khó khăn. Cụ thể, khi đứng lên chào các đại biểu, ông Trọng phải bấu ghì vào bàn và đồng thời được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngồi cạnh đỡ lên thì mới đứng dậy được.
Sau cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 vào ngày 13/3, ông Trọng tiếp tục vắng mặt nhiều ngày hồi tháng 4 và 5, kể cả trong lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Trong tháng 6, ông Trọng xuất hiện tại hai sự kiện: cuộc họp lãnh đạo chủ chốt vào chiều 12/6 và đón Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/6, rồi sau đó vắng mặt đến thời điểm qua đời.
Báo Nikkei đánh giá vào ngày 18/7: “Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6, những hình ảnh ông Trọng do hãng thông tấn Nga chụp trông ốm yếu hơn trước, có thể do tác dụng phụ của thuốc.”
Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội trong một gia đình bần nông và là con út trong số bốn anh chị em.
Tháng 1957- 1963: Học trường phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.
Tháng 1963-1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Tháng 12/1967-7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu, Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).
Tháng 7/1968-8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971); bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973).
Tháng 8/1973-4/1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế-Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Tháng 5/1976-8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ.
Tháng 9/1980-8/1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 9/1981-7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) tại Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
Tháng 8/1983-2/1989: Phó ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7/1985-12/1988) rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988-12/1991).
Tháng 3/1989-4/1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 5/1990-7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 8/1991-8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tháng 1/1994 – đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 7, 8, 9, 10, 11, 12.
Tháng 8/1996-02/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
Tháng 12/1997-đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 8, 9, 10, 11, 12.
Tháng 2/1998-1/2000: Phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa và khoa giáo của Đảng.
Tháng 8/1999-4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.
Tháng 3/1998-8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998-11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001-8/2006).
Tháng 1/2000-6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa 12, 13, 14.
Tháng 5/2002-đến nay: Đại biểu Quốc hội các khóa 11, 12, 13, 14, 15.
Tháng 6/2006-7/2011: Chủ tịch Quốc hội khóa 11, 12, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Tháng 1/2011-đến nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, 12, 13; Bí thư Quân ủy Trung ương.
Tháng 2/2013 đến nay: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Tháng 8/2016-đến nay: Tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.
Tháng 10/2018: Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa 14, được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.
Minh Long