duyanh
07-11-2024, 12:39 PM
NATO trực tiếp công kích Trung Quốc giúp Nga xâm lược Ukraina
Trung Quốc đã hỗ trợ Nga trong chiến tranh Ukraina và hành động này mang tính « quyết định ». Trong cuộc họp báo hôm qua, 10/07/2024, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO đã nêu rõ « trách nhiệm » của Bắc Kinh trong cuộc xung đột mà Matxcơva tiến hành « một cách bất hợp pháp ». Phát biểu này được đưa ra một ngày trước khi 32 thành viên khối NATO thảo luận với các đối tác châu Á -Thái Bình Dương.
https://s.rfi.fr/media/display/0df78b10-3daa-11ee-abf8-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP23229562450218.jpg
Ảnh tư liệu: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (G), gặp tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (T) và thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (P), tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 29/06/2022. AP - Susan Walsh
Theo hãng tin Anh Reuters, trong thông cáo chung thượng đỉnh được tổ chức tại Washington đánh dấu 75 năm thành lập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, các bên nhấn mạnh đối tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc đang làm dấy lên « mối quan ngại sâu sắc ». Những hỗ trợ từ phía Bắc Kinh mang tính « quyết định » tăng thêm sức mạnh cho cỗ máy chiến tranh của tổng thống Vladimir Putin. Lập trường cứng rắn chưa từng thấy của NATO đã được thể hiện qua phát biểu của tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg với báo chí hôm qua:
« Trung Quốc cung cấp các thiết lưỡng dụng, từ vi mạch điện tử đến nhiều công cụ khác để giúp Nga chế tạo tên lửa, bom, máy bay và nhiều loại vũ khí dùng để tấn công Ukraina. Môt khi điều này chính thức được phơi bày ra ánh sáng, tất cả các đồng minh trong NATO đều biết, thì đây là một thông điệp quan trọng gửi đến Trung Quốc.
Đương nhiên đối với chúng tôi, mọi việc không thể tiếp tục như vậy mà không ảnh hưởng gì đến lợi ích, đến uy tín của Trung Quốc. Dù vậy, quyết định sau cùng tùy thuộc vào mỗi thành viên.Theo tôi, thông điệp mà NATO đưa ra nhân thượng đỉnh lần này rất rõ ràng và rất mạnh. Và chúng tôi nêu bật trách nhiệm của Trung Quốc trong cuộc xâm lược Ukraina mà Nga tiến hành ».
Như chính ông Stoltenberg vừa giải thích, NATO không có thẩm quyền trừng phạt Trung Quốc nhưng khối này yêu cầu Bắc Kinh ngừng hỗ trợ Matxcơva cả về vật chất lẫn chính trị. Ngoài ra, NATO đánh giá Bắc Kinh tiếp tục đặt ra những « thách thức có hệ thống », đặc biệt là trong các lĩnh vực không gian, hạt nhân.
Phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc
Trung Quốc hôm nay 11/07/2027 đã lập tức đáp trả. Thông cáo của bộ Ngoại Giao nước này chỉ trích NATO có những lời lẽ hùng hăng "như vào thời kỳ chiến tranh lạnh". Bắc Kinh cho rằng Liên Minh Bắc Đại Tây Dương khơi dậy mối đe dọa Trung Quốc để kích động những xung đột và đối đầu trên thế giới. Cũng theo quan điểm của Bắc Kinh, thay vì lên án Trung Quốc hỗ trợ Nga xâm chiếm Ukraina, phương Tây « nên nghĩ lại xem nguồn gốc cuộc xung đột này là từ đâu ».
Căng thẳng bùng lên vào ngày cuối của hội nghị Washington, với 32 thành viên NATO họp với 4 nước châu Á Thái Bình Dương Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Bắc Kinh coi cuộc họp bên lề thượng đỉnh Washington này là « một cái cớ để NATO mở rộng ảnh hưởng sang châu Á ».
RFI
Trung Quốc đã hỗ trợ Nga trong chiến tranh Ukraina và hành động này mang tính « quyết định ». Trong cuộc họp báo hôm qua, 10/07/2024, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO đã nêu rõ « trách nhiệm » của Bắc Kinh trong cuộc xung đột mà Matxcơva tiến hành « một cách bất hợp pháp ». Phát biểu này được đưa ra một ngày trước khi 32 thành viên khối NATO thảo luận với các đối tác châu Á -Thái Bình Dương.
https://s.rfi.fr/media/display/0df78b10-3daa-11ee-abf8-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP23229562450218.jpg
Ảnh tư liệu: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (G), gặp tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (T) và thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (P), tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 29/06/2022. AP - Susan Walsh
Theo hãng tin Anh Reuters, trong thông cáo chung thượng đỉnh được tổ chức tại Washington đánh dấu 75 năm thành lập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, các bên nhấn mạnh đối tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc đang làm dấy lên « mối quan ngại sâu sắc ». Những hỗ trợ từ phía Bắc Kinh mang tính « quyết định » tăng thêm sức mạnh cho cỗ máy chiến tranh của tổng thống Vladimir Putin. Lập trường cứng rắn chưa từng thấy của NATO đã được thể hiện qua phát biểu của tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg với báo chí hôm qua:
« Trung Quốc cung cấp các thiết lưỡng dụng, từ vi mạch điện tử đến nhiều công cụ khác để giúp Nga chế tạo tên lửa, bom, máy bay và nhiều loại vũ khí dùng để tấn công Ukraina. Môt khi điều này chính thức được phơi bày ra ánh sáng, tất cả các đồng minh trong NATO đều biết, thì đây là một thông điệp quan trọng gửi đến Trung Quốc.
Đương nhiên đối với chúng tôi, mọi việc không thể tiếp tục như vậy mà không ảnh hưởng gì đến lợi ích, đến uy tín của Trung Quốc. Dù vậy, quyết định sau cùng tùy thuộc vào mỗi thành viên.Theo tôi, thông điệp mà NATO đưa ra nhân thượng đỉnh lần này rất rõ ràng và rất mạnh. Và chúng tôi nêu bật trách nhiệm của Trung Quốc trong cuộc xâm lược Ukraina mà Nga tiến hành ».
Như chính ông Stoltenberg vừa giải thích, NATO không có thẩm quyền trừng phạt Trung Quốc nhưng khối này yêu cầu Bắc Kinh ngừng hỗ trợ Matxcơva cả về vật chất lẫn chính trị. Ngoài ra, NATO đánh giá Bắc Kinh tiếp tục đặt ra những « thách thức có hệ thống », đặc biệt là trong các lĩnh vực không gian, hạt nhân.
Phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc
Trung Quốc hôm nay 11/07/2027 đã lập tức đáp trả. Thông cáo của bộ Ngoại Giao nước này chỉ trích NATO có những lời lẽ hùng hăng "như vào thời kỳ chiến tranh lạnh". Bắc Kinh cho rằng Liên Minh Bắc Đại Tây Dương khơi dậy mối đe dọa Trung Quốc để kích động những xung đột và đối đầu trên thế giới. Cũng theo quan điểm của Bắc Kinh, thay vì lên án Trung Quốc hỗ trợ Nga xâm chiếm Ukraina, phương Tây « nên nghĩ lại xem nguồn gốc cuộc xung đột này là từ đâu ».
Căng thẳng bùng lên vào ngày cuối của hội nghị Washington, với 32 thành viên NATO họp với 4 nước châu Á Thái Bình Dương Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Bắc Kinh coi cuộc họp bên lề thượng đỉnh Washington này là « một cái cớ để NATO mở rộng ảnh hưởng sang châu Á ».
RFI