PDA

View Full Version : Philippines, Nhật Bản ký hiệp định quốc phòng để tăng cường hợp tác quân sự



duyanh
07-08-2024, 12:43 PM
Philippines, Nhật Bản ký hiệp định quốc phòng để tăng cường hợp tác quân sự




Philippines và Nhật Bản hôm thứ Hai (8/7) đã thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng và ký Thỏa thuận Tiếp cận Tương hỗ (RAA). Hai nước tuyên bố họ đang tìm kiếm sự ổn định trong khu vực trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc, theo Reuters đưa tin.


https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/07/Nhat-Ban-Philippines-ky-RAA.jpg (https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/07/Nhat-Ban-Philippines-ky-RAA.jpg)

Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko (thứ hai từ trái sang) và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr. (thứ hai từ phải sang) bắt tay nhau sau khi ký kết Thỏa thuận Tiếp cận Tương hỗ (RAA) trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru (trái), Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (giữa) và Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo đứng sau chứng kiến. Lễ ký diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Nhật Bản-Philippines tại Cung điện Malacanang, Manila, Philippines vào ngày 8 tháng 7 năm 2024. (Nguồn ảnh: Lisa Marie David – Pool/Getty Images)

RAA sẽ có hiệu lực sau khi được cả hai quốc hội của Philippines và Nhật Bản phê chuẩn.

Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa đã mô tả hiệp định quốc phòng vừa ký với Philippines là “thành tựu bước ngoặt”. RAA sẽ tạo điều kiện thuận lợi đưa khí tài và quân đội của Philippines và Nhật Bản sang nước đối tác để huấn luyện chiến đấu và phản ứng với thảm họa.

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản ký RAA với một đối tác châu Á. Họ đã ký các thỏa thuận RAA với Úc và Anh Quốc và đang đàm phán ký RAA với Pháp.

Philippines đang có Thỏa thuận Thăm viếng Quân đội với Mỹ và Úc.

“Đây là một cột mốc khác trong nỗ lực chung của chúng tôi nhằm đảm bảo trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro nói với báo giới sau lễ ký kết.

Cả Philippines và Nhật Bản vốn là hai đồng minh châu Á gần gũi nhất của Mỹ đã đang có thái độ rất cứng rắn đối với những gì họ xem là sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông, vùng biển mà yêu sách chủ quyền mở rộng của Bắc Kinh xung đột với tuyên bố chủ quyền của nhiều quốc gia Đông Nam Á.

Một tòa án quốc tế tại Hà Lan năm 2016 đã tuyên bố những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là không có cơ sở pháp lý. Tuy nhên, Bắc Kinh bác bỏ phán quyết này.

Nhật Bản là nơi đồn trú quân đội lớn nhất của Mỹ tại nước ngoài. Tokyo năm ngoái cũng đã loan báo xây dựng quân đội lớn nhất trong bước đi thoát khỏi chủ thuyết hòa bình hậu chiến. Họ không có bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào trên Biển Đông, nhưng có tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc tại Biển Hoa Đông.

Nhật Bản ủng hộ lập trường của Philippines trên Biển Đông và đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những hành động của Trung Quốc, kể cả những sự việc gần đây dẫn tới các tàu của Philippines bị hư hại và một thủy thủ bị thương.

“Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác nằm trong… một chuỗi kết nối quan trọng của các tuyến đường biển của Nhật Bản; thúc đẩy hợp tác và trao đổi quốc phòng với Philippines là quan trọng đối với Nhật Bản”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara nói.

Hải Đăng