PDA

View Full Version : Chuyên gia y tế: 8 di chứng lớn của Covid-19 khiến người bệnh khốn khổ



giahamdzui
07-04-2024, 01:24 PM
Chuyên gia y tế: 8 di chứng lớn của Covid-19 khiến người bệnh khốn khổ






https://img.ntdvn.net/2024/07/ntdvn_du-an-moi-8.jpg

Bác sĩ Nhan, Trưởng khoa Ngoại của Bệnh viện Hàng không Đại học Y Trung Quốc, đã tổng hợp 8 loại triệu chứng của hậu Covid-19 phổ biến nhất vào năm ngoái. (Ảnh chụp màn hình video)

Loại virus Corona đã lây lan ở Trung Quốc trong hơn 4 năm, khiến vô số người nhiễm bệnh, và chính quyền Trung Quốc vẫn rất bí mật về số người chết. Trong số những người sống sót, nhiều người đã gặp các triệu chứng của di chứng sau khi nhiễm Covid-19. Các chuyên gia ở Bắc Kinh đã tổng hợp 8 loại triệu chứng của di chứng Covid-19 phổ biến.

Anh Tạ Đại Hải, đến từ tỉnh Hà Bắc, cho biết: "Tổn thương không thể khắc phục được. Nó lặp đi lặp lại nhiều lần, đau đớn đến mức không muốn sống nữa. Đau đến mức vô cùng khó chịu. Tôi bị tra tấn đến mức người không ra người, quỷ không ra quỷ”.

Có rất nhiều người ở Trung Quốc có cùng vấn đề với anh Tạ. Họ nói rằng họ đã uống vô số loại thuốc và gặp vô số bác sĩ, nhưng họ vẫn ở trong tình trạng sống không bằng chết. Họ khao khát tìm thấy một loại thuốc thần kỳ.



https://img.ntdvn.net/2024/07/ntdvn_id14250068-e7ba1943d863efb8cd79447c41c1c95a-600x337-1.jpg

Anh Tạ Đại Hải, người gốc Hà Bắc, đã nhiều lần kể lại nỗi đau mà anh phải trải qua do di chứng của COVID-19 trong các video tự quay. (Ảnh chụp màn hình video)

Bóng tối của Covid-19

Đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan ở Trung Quốc, với hầu hết người dân đã từng nhiễm bệnh và nhiều người tái nhiễm. Mặc dù đã vượt qua giai đoạn âm tính, nhưng nhiều người vẫn để lại các triệu chứng kéo dài. Nhiều người phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe để xác minh liệu cơ thể họ có phải là hoàn toàn khỏe mạnh hay không.

Gần đây, một bài viết trên trang Sohu có tựa đề "Trò chuyện với cha mẹ học sinh tiểu học" đã gây chú ý. Bài viết nói rằng, sau đại dịch Covid-19, xuất hiện bốn hiện tượng kỳ lạ. "3 năm dịch bệnh đã dạy cho người dân nhiều bài học hơn lại không chỉ trong vòng 3 năm, mà kể cả sau khi dỡ bỏ chính sách zero - Covid, cuộc sống của người dân vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Để vượt qua các hậu quả kéo dài suốt 3 năm của đại dịch vẫn rất khó khăn”.

Bài báo cho rằng, trận dịch kéo dài 3 năm đã mang đến cho con người nhiều điều hơn là nỗi đau khi phải cách ly ở nhà. Kể từ khi dịch bệnh xảy ra, cuộc sống của người dân bề mặt tưởng chừng như bình thường nhưng thực tế thì không. Có một số điều kỳ lạ vẫn tồn tại trong cuộc sống của người dân. Một điều kỳ lạ là mọi người thường đến bệnh viện để khám sức khỏe. Trong hơn một năm kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, số người đến bệnh viện khám sức khỏe ngày càng tăng, thậm chí có người còn đi khám sức khỏe định kỳ theo tháng.

"Sau dịch bệnh, cả người lớn và trẻ em đều đến bệnh viện để khám sức khỏe. Dường như chỉ có khám sức khỏe thường xuyên mới có thể giữ được sức khỏe tốt".

Trong khoảng hơn 4 năm qua, các phóng viên của The Epoch Times đã phỏng vấn vô số người từ Trung Quốc. Hầu hết đều cho rằng di chứng của vaccine Covid-19 và Covid-19 là rất nghiêm trọng, khiến nhiều người đột tử, đau đớn, nhiều bệnh ung thư xuất hiện, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, tiểu đường, bệnh bạch cầu, bệnh lupus, đau nhức cơ thể, v.v.

'Chị Ánh Dương' một người tự làm truyền thông ở Hà Bắc cho biết, cô đang bị di chứng của Covid-19. (Ảnh chụp màn hình video)

Bệnh nhân cảm thấy ‘sống không bằng chết’

Anh Tạ Đại Hải, người gốc Hà Bắc, đã nhiều lần kể lại nỗi đau mà anh phải trải qua do di chứng của COVID-19 trong các video tự quay. Anh cho biết, thiệt hại do di chứng của Covid-19 gây ra là không thể khắc phục được và sẽ theo anh suốt cuộc đời. Anh tự cười mình vì bị ‘tra tấn’ đến mức trông “như ma”.

Anh cho biết khi bị nhiễm loại Covid-19, anh dần dần bị mất vị giác và khứu giác. Tiếp theo, đau ngực, bả vai và đau lưng xuất hiện, sau đó là đau thắt và tức ngực. Anh phải duy trì việc khám bệnh, điều trị và dùng thuốc. Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ, ù tai,… lại xuất hiện. Sau đó, anh trở nên sợ hãi, sợ gió, sợ lạnh, mệt mỏi và những tình trạng thái này không được cải thiện.

Anh cho biết tính đến cuối tháng 3 năm nay, anh đã trải qua 17 tháng điều trị. “Tôi đã đến khoảng 7 bệnh viện lớn nhỏ, chi hơn 300.000 Nhân dân tệ (khoảng hơn 1 tỷ VND). Mặc dù tinh thần tôi đã tốt hơn nhưng tôi vẫn cảm thấy khó chịu và đau đớn. Nỗi đau thể xác của tôi không thể giải quyết được, nếu uống những viên thuốc đó tôi thấy mình như một con người, nếu không uống thuốc đó tôi cảm thấy một sự sầu bi. Việc chữa bệnh khiến bản thân như người bệnh tâm thần. Tôi không có lựa chọn."

Anh ấy nói, "Tôi cảm thấy rất, rất mệt mỏi, rất đau đớn và rất khó chịu. Người chẳng ra người, ma chẳng ra ma. Mỗi ngày tôi không thể thức dậy, làm gì cũng không hăng hái, cứ như cả cuộc đời đã dừng lại. Sống rất ủ rũ. Rất muốn sống như một con người bình thường, nhưng sức lực và thể chất không cho phép, không chịu nổi! Cả ngày lơ mơ, chỉ muốn chết đi cho rồi".

Người phụ nữ Hà Bắc: Covid-19 quá khó đối phó




https://img.ntdvn.net/2024/07/ntdvn_id14250189-he-600x329-1.jpg

Chị ‘Ánh Dương’, một người tự làm truyền thông ở tỉnh Hà Bắc cho biết, đang phải gánh chịu di chứng của COVID-19. Ngày 13/5, cô ấy cho biết, hôm nay cô đến một phòng khám y học cổ truyền, bác sĩ nói rằng nhịp tim không đều, khí huyết không đủ, khí ở gan không được lưu thông, tóm lại là trong tình trạng sức khỏe kém. Cô cảm thấy mệt mỏi, cơ thể không có sức lực. Nằm cũng không thoải mái, ngồi cũng không thoải mái. Cách đây vài ngày, mắt và lưng lại đau không chịu nổi. Tuy nhiên, khi đi làm điện tâm đồ ở bệnh viện, kết quả cho thấy nhịp tim bình thường. Bác sĩ Trung y khám bằng cách bắt mạch chính xác và chi tiết hơn.

Theo lời kể của cô, cô mắc Covid-19 cách đây 3 năm và để lại di chứng. Cô đã uống thuốc đông y trong ba tháng và không khỏi.

Từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay, cô đã chi gần 10.000 Nhân dân tệ (khoảng hơn 35 triệu VND) để điều trị di chứng của Covid-19, bao gồm chi phí mua thuốc đông y và liệu pháp ăn kiêng.

Cô than thở: “Các bạn nghĩ hạnh phúc của toàn dân bây giờ nằm ​​ở đâu? Hầu hết người ta đều mắc bệnh này bệnh kia, trong tình trạng sức khỏe kém nghiêm trọng hoặc thậm chí là bệnh nặng, nhưng chi phí y tế lại quá cao".

Cô ấy cho biết, triệu chứng hậu COVID-19 của cô chính là cơ thể thiếu sức lực (mệt mỏi). Những lúc nặng nhất, cô còn không thể nấu ăn, và sau khi bệnh tình cải thiện một chút, cô vẫn không thể làm những việc nặng nhọc. Một hiện tượng khác là khi làm bất cứ việc gì, cô cũng cảm thấy mỏi mệt hơn bình thường và phải nghỉ ngơi giữa chừng. "Chẳng hạn như gói bánh bao, trước đây tôi có thể hoàn thành cả quy trình mà không cảm thấy mệt. Nhưng bây giờ, vì khí huyết suy yếu, tôi thậm chí còn không muốn gói bánh bao, phải ngồi nghỉ giữa chừng. Thị lực của tôi cũng bị giảm đáng kể, trước đây tôi có thể nhìn vào điện thoại lâu, nhưng bây giờ chỉ nhìn một lúc là cảm thấy mệt và phải ngừng lại".


Cô u sầu nói: “Trước đây sức khỏe của tôi rất tốt nhưng bây giờ lại như thế này, tôi lại mắc vào một vòng luẩn quẩn”. "Virus COVID-19 đã làm tổn thương thần kinh não của con người, và còn khiến người ta trở nên lo lắng, trầm cảm hơn. Căn bệnh này quá khó chịu, thật sự rất khó khăn đối với người dân thường".

Những gì ‘chị Ánh Dương’ nói được sự đồng cảm của nhiều cư dân mạng.

Cư dân mạng Nội Mông có tên tài khoản là Shulan 1952: Tôi bị di chứng của Covid-19, bao gồm khó thở, suy nhược toàn thân và hen suyễn.

Cư dân mạng Quảng Đông có tên tài khoản là Optimistic Orange P3q: Tôi không thể đi làm, hầu như không thể làm việc nhà, không thể đi xa và toàn thân yếu cả ngày và cảm thấy khó chịu. Trước Covid-19, tôi chưa bao giờ cảm thấy quá mệt mỏi. Bây giờ tôi cảm thấy mệt mỏi khi phải di chuyển và không thể tưởng tượng được ngày mai sẽ ra sao.

Chuyên gia y tế tóm tắt 8 di chứng lớn của Covid-19

Bác sĩ Nhan, Trưởng khoa Ngoại của Bệnh viện Hàng không Đại học Y Trung Quốc, đã tổng hợp 8 loại triệu chứng của hậu Covid-19 phổ biến nhất vào năm ngoái.

Ông nói rằng, sau khi nhiễm virus Covid-19, hầu hết mọi người đều có các triệu chứng. Tuy nhiên, tình trạng của mỗi người không hoàn toàn giống nhau. Sau khi phân tích các trường hợp nhiễm Covid-19, ông đã tổng hợp các di chứng sau 1 tháng như sau:

Thứ nhất, đối với nam giới, có những vấn đề nhạy cảm khó nói.

Thứ hai, cảm thấy mệt mỏi về thể chất và tinh thần, không hăng hái làm gì, không tập trung được, mất động lực làm việc, chỉ muốn sống qua ngày.

Thứ ba, cảm giác như đã già đi 10 năm, trước đây có thể chạy bộ 1 km, bây giờ chỉ đi bộ vài bước hoặc đạp xe 30 phút cũng thở hổn hển, thậm chí còn bị nóng lưng, sốt nhẹ.

Thứ tư, thị lực giảm và mờ, thính giác bị ảnh hưởng. Một số người bị viêm dây thần kinh thị giác và buộc phải nhập viện;

Thứ năm, vị giác giảm sút, khi ăn không ngửi được mùi thơm, khi đi vệ sinh không ngửi được mùi hôi;

Thứ sáu, ngủ nhiều, buồn ngủ cả ngày, những người trước đây không có vấn đề về giấc ngủ, giờ cả ngày muốn ngủ, nhưng đêm lại không thể ngủ được.

Thứ bảy, Vẫn ho không ngớt, ho khan không đàm, đặc biệt là ho nặng hơn sau khi chạy bộ.

Thứ tám, Một số bệnh nhân hồi phục, đặc biệt là phụ nữ, bị rụng tóc, thậm chí cả trẻ em gái 4-5 tuổi cũng bị rụng tóc, chỉ cần lướt tay qua đầu là tóc rụng từng lọn.

Ông cho rằng sau Covid-19, di chứng của mỗi người là khác nhau. Một tỷ lệ không nhỏ người dân mắc phải các triệu chứng trên, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ.

Bệnh nhân Covid-19 khao khát tìm được ‘linh đan liệu dược’

Peng Ge, một người tự làm truyền thông cá nhân ở tỉnh Liêu Ninh cho biết, dưới làn sương mù của dịch bệnh Covid-19, nhiều người đã không may để lại di chứng. Họ không ngờ di chứng lại khiến họ phải chịu đựng lâu dài đến vậy. "Bạn Tôn Lệ của tôi là một trong số đó. Loại virus Corona mới đã thay đổi mọi thứ đối với cô ấy. Sau khi khỏi bệnh, cô ấy thấy mình thường xuyên khó thở và cơ thể ngày càng yếu đi. Cô ấy không thể đứng hoặc ngồi lâu. Bác sĩ nói với cô ấy rằng đây là triệu chứng của di chứng do Covid-19 gây ra và cô ấy sẽ cần một thời gian dài để hồi phục”.

Peng Ge cho biết Tôn Lệ cần uống thuốc đúng giờ mỗi ngày và đến bệnh viện kiểm tra định kỳ. Cuộc sống kiểu này khiến cô cảm thấy vô cùng chán nản và bất lực. "Thực ra xung quanh chúng tôi có rất nhiều người thân, bạn bè cũng giống như cô ấy. Họ mô tả tình trạng của họ là “đau đớn muốn chết" và “sống không bằng chết”.

Peng Ge cho biết, họ đã thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau, uống vô số loại thuốc và đi khám vô số bác sĩ nhưng hiệu quả rất ít. Họ hy vọng có thể tìm thấy được ‘linh đan liệu dược’ để cứu mình khỏi tình trạng khốn khổ này, nhưng thực tế quá tàn khốc khiến họ tuyệt vọng. Khi tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn, cuộc sống của họ rơi vào khó khăn, họ không thể làm việc bình thường, không thể kiếm tiền và ngay cả những bữa ăn cơ bản nhất cũng trở thành vấn đề. Sự bất lực và tuyệt vọng này đưa họ từng bước đến bờ vực của cái chết.

Khi dịch bệnh bắt đầu, Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã cảnh báo trong bài “Lý tính” vào tháng 3/2020: “Nhưng mà ôn dịch ‘virus Trung Cộng’ hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng”.

Đại sư Lý Hồng Chí trong bài viết đã nói rõ: "Hãy tránh xa tà đảng Trung Cộng, không đứng cùng phe với tà đảng, vì đằng sau nó là ma quỷ màu đỏ, hành vi bề mặt là lưu manh, hơn nữa là không việc ác nào không làm” và “người kia phải là thật lòng chân tâm hướng Thần sám hối, bản thân mình chỗ nào không tốt, mong mỏi được cho cơ hội sửa lỗi, [thì] đó mới là biện pháp, đó mới là linh đan diệu dược chứ”.

Theo các bài viết trước đây của The Epoch Times, những người đang phải gánh chịu dịch bệnh lặp đi lặp lại, chính là để những người đó thức tỉnh, nhận ra chính tà và những lỗi lầm của mình để sửa chữa. Chỉ cần họ hiểu được sự thật và hoàn toàn thoát xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ thì họ sẽ được bình an.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch