duyanh
06-26-2024, 01:09 PM
Ukraine chính thức khởi động đàm phán gia nhập Liên minh Châu Âu
https://img.ntdvn.net/2024/06/ntdvn_id14039438-625836-1.jpg
Cờ Liên minh Châu Âu ở trước Tòa nhà Ủy ban Châu Âu tại Brussels, Bỉ. (Ảnh: Emmanuel Dunand/AFP thông qua Getty Images)
Hôm thứ Ba (25/6), Ukraine bắt đầu đàm phán để gia nhập Liên minh Châu Âu (EU). Bộ trưởng của các nước thành viên EU đã gặp các quan chức của Ukraine tại Luxembourg để chính thức khởi động các cuộc đàm phán gia nhập của Ukraine. Tuy nhiên, bản thân các cuộc đàm phán sẽ là một quá trình lâu dài và gian khổ, dự kiến sẽ cần tới ít nhất vài năm.
Buổi lễ ở Luxembourg mang tính biểu tượng hơn là cuộc đàm phán thực chất. Các cuộc đàm phán sẽ chỉ thực sự bắt đầu sau khi EU xem xét phần lớn các luật của Ukraine và đánh giá xem những cải cách cần thiết của nước này có phù hợp với các tiêu chuẩn của EU hay không. Tuy nhiên, đối với đất nước đang bị chiến tranh tàn phá như Ukraine, bản thân việc khởi động các cuộc đàm phán vẫn là một động lực quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga.
Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đăng một bài viết trên nền tảng mạng xã hội X (Twitter) và nói rằng: “Hôm nay là một ngày mang tính lịch sử, chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc đàm phán thực sự, thực tế với EU về việc Ukraine gia nhập EU…Tôi cảm ơn tất cả những người bảo vệ Ukraine, đất nước và người dân của chúng tôi. Tôi cảm ơn đội ngũ đã dốc sức đưa chúng tôi trở thành một phần của EU. Chúng tôi sẽ không bao giờ đi chệch khỏi con đường của mình, hướng tới một Châu Âu thống nhất, hướng tới ngôi nhà chung của tất cả các nước Châu Âu. Ngôi nhà này nhất định sẽ hòa bình!”.
Bà Olga Stefanishyna, Phó Thủ tướng Ukraine phụ trách vấn đề gia nhập EU, đã dẫn đầu phái đoàn của Ukraine tham dự hội nghị gia nhập EU. Cùng tham gia đàm phán gia nhập EU là phái đoàn đến từ nước láng giềng Moldova do Thủ tướng Dorin Recean dẫn đầu.
Trong các cuộc đàm phán gia nhập sắp tới, EU sẽ khởi động một quy trình để xem xét mức độ phù hợp với các tiêu chuẩn của EU trên các khía cạnh chính trị, kinh tế và pháp lý của Ukraine và Moldova, đồng thời xem xét những công việc cần phải làm. Sau đó, EU sẽ bắt đầu đặt ra các điều khoản đàm phán trong 35 lĩnh vực chính sách, trong đó bao gồm thuế và môi trường.
Mong muốn thoát khỏi Nga và gia nhập EU của Ukraine bắt nguồn từ Cuộc khởi nghĩa Maidan vào năm 2014. Tổng thống thân Nga khi đó là Viktor Yanukovych đã đình chỉ việc ký kết các hiệp định chính trị và thương mại tự do với EU, chuyển sang củng cố mối quan hệ với Nga, từ đó bị dân chúng biểu tình lật đổ.
Sau khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Ukraine ngay lập tức nộp đơn xin gia nhập EU, theo sát phía sau Ukraine là Moldova. Vào tháng 11 năm ngoái, Ủy ban Châu Âu đã khuyến nghị hai nước này nên khởi động đàm phán gia nhập. Trước đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban phản đối các cuộc đàm phán gia nhập EU của Ukraine, nhưng vào tháng 12, Hungary đã bỏ phiếu trắng tại hội nghị thượng đỉnh EU và các cuộc đàm phán có thể bắt đầu.
Đầu tháng này, ông Orban cho biết trong một bài phát biểu trước Quốc hội rằng Ủy ban Châu Âu đã đặt ra 7 điều khoản để Ukraine có thể trở thành quốc gia ứng cử viên, nhưng Ukraine chỉ đáp ứng được 4 điều khoản trong số đó. Vì vậy, EU không nên cấp tư cách ứng cử viên cho Ukraine, chứ chưa nói đến việc khởi động các cuộc đàm phán gia nhập.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch EU là nửa năm, Bỉ bắt đầu giữ chức chủ tịch luân phiên từ ngày 1 tháng 1 năm nay và Hungary sẽ tiếp nhận chức vụ này vào ngày 1 tháng 7. Hãng thông tấn Reuters đưa tin rằng mục tiêu của Ủy ban Châu Âu là bắt đầu đàm phán trước khi Hungary đảm nhận chức chủ tịch.
Hiện tại, EU có 27 nước thành viên. Các quốc gia ứng cử viên EU bao gồm Albania, Montenegro, Bắc Macedonia, Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia, Ukraine, Moldova, Bosnia và Georgia. Hiện tại vẫn chưa thể kết luận về việc các cuộc đàm phán để trở thành thành viên của EU sẽ kéo dài trong bao lâu.
Theo The Epoch Times tiếng Trung
Đức Huệ biên dịch
https://img.ntdvn.net/2024/06/ntdvn_id14039438-625836-1.jpg
Cờ Liên minh Châu Âu ở trước Tòa nhà Ủy ban Châu Âu tại Brussels, Bỉ. (Ảnh: Emmanuel Dunand/AFP thông qua Getty Images)
Hôm thứ Ba (25/6), Ukraine bắt đầu đàm phán để gia nhập Liên minh Châu Âu (EU). Bộ trưởng của các nước thành viên EU đã gặp các quan chức của Ukraine tại Luxembourg để chính thức khởi động các cuộc đàm phán gia nhập của Ukraine. Tuy nhiên, bản thân các cuộc đàm phán sẽ là một quá trình lâu dài và gian khổ, dự kiến sẽ cần tới ít nhất vài năm.
Buổi lễ ở Luxembourg mang tính biểu tượng hơn là cuộc đàm phán thực chất. Các cuộc đàm phán sẽ chỉ thực sự bắt đầu sau khi EU xem xét phần lớn các luật của Ukraine và đánh giá xem những cải cách cần thiết của nước này có phù hợp với các tiêu chuẩn của EU hay không. Tuy nhiên, đối với đất nước đang bị chiến tranh tàn phá như Ukraine, bản thân việc khởi động các cuộc đàm phán vẫn là một động lực quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga.
Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đăng một bài viết trên nền tảng mạng xã hội X (Twitter) và nói rằng: “Hôm nay là một ngày mang tính lịch sử, chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc đàm phán thực sự, thực tế với EU về việc Ukraine gia nhập EU…Tôi cảm ơn tất cả những người bảo vệ Ukraine, đất nước và người dân của chúng tôi. Tôi cảm ơn đội ngũ đã dốc sức đưa chúng tôi trở thành một phần của EU. Chúng tôi sẽ không bao giờ đi chệch khỏi con đường của mình, hướng tới một Châu Âu thống nhất, hướng tới ngôi nhà chung của tất cả các nước Châu Âu. Ngôi nhà này nhất định sẽ hòa bình!”.
Bà Olga Stefanishyna, Phó Thủ tướng Ukraine phụ trách vấn đề gia nhập EU, đã dẫn đầu phái đoàn của Ukraine tham dự hội nghị gia nhập EU. Cùng tham gia đàm phán gia nhập EU là phái đoàn đến từ nước láng giềng Moldova do Thủ tướng Dorin Recean dẫn đầu.
Trong các cuộc đàm phán gia nhập sắp tới, EU sẽ khởi động một quy trình để xem xét mức độ phù hợp với các tiêu chuẩn của EU trên các khía cạnh chính trị, kinh tế và pháp lý của Ukraine và Moldova, đồng thời xem xét những công việc cần phải làm. Sau đó, EU sẽ bắt đầu đặt ra các điều khoản đàm phán trong 35 lĩnh vực chính sách, trong đó bao gồm thuế và môi trường.
Mong muốn thoát khỏi Nga và gia nhập EU của Ukraine bắt nguồn từ Cuộc khởi nghĩa Maidan vào năm 2014. Tổng thống thân Nga khi đó là Viktor Yanukovych đã đình chỉ việc ký kết các hiệp định chính trị và thương mại tự do với EU, chuyển sang củng cố mối quan hệ với Nga, từ đó bị dân chúng biểu tình lật đổ.
Sau khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Ukraine ngay lập tức nộp đơn xin gia nhập EU, theo sát phía sau Ukraine là Moldova. Vào tháng 11 năm ngoái, Ủy ban Châu Âu đã khuyến nghị hai nước này nên khởi động đàm phán gia nhập. Trước đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban phản đối các cuộc đàm phán gia nhập EU của Ukraine, nhưng vào tháng 12, Hungary đã bỏ phiếu trắng tại hội nghị thượng đỉnh EU và các cuộc đàm phán có thể bắt đầu.
Đầu tháng này, ông Orban cho biết trong một bài phát biểu trước Quốc hội rằng Ủy ban Châu Âu đã đặt ra 7 điều khoản để Ukraine có thể trở thành quốc gia ứng cử viên, nhưng Ukraine chỉ đáp ứng được 4 điều khoản trong số đó. Vì vậy, EU không nên cấp tư cách ứng cử viên cho Ukraine, chứ chưa nói đến việc khởi động các cuộc đàm phán gia nhập.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch EU là nửa năm, Bỉ bắt đầu giữ chức chủ tịch luân phiên từ ngày 1 tháng 1 năm nay và Hungary sẽ tiếp nhận chức vụ này vào ngày 1 tháng 7. Hãng thông tấn Reuters đưa tin rằng mục tiêu của Ủy ban Châu Âu là bắt đầu đàm phán trước khi Hungary đảm nhận chức chủ tịch.
Hiện tại, EU có 27 nước thành viên. Các quốc gia ứng cử viên EU bao gồm Albania, Montenegro, Bắc Macedonia, Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia, Ukraine, Moldova, Bosnia và Georgia. Hiện tại vẫn chưa thể kết luận về việc các cuộc đàm phán để trở thành thành viên của EU sẽ kéo dài trong bao lâu.
Theo The Epoch Times tiếng Trung
Đức Huệ biên dịch