duyanh
06-22-2024, 02:16 PM
TQ: Lũ lụt ở nhiều nơi, Quế Lâm hứng chịu lũ kỷ lục trong nhiều thập kỷ
Gần đây, hàng chục ngàn người đã phải sơ tán do mưa lớn và xả hồ chứa lũ liên tục ở những nơi như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, v.v, dẫn đến thiệt hại kinh tế nặng nề. Trong số đó, Quế Lâm hứng chịu trận lũ lụt lớn nhất trong 30 năm qua, các ga tàu địa phương, bệnh viện và những nơi khác cũng bị ảnh hưởng.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/06/id14273851-8eed8dc460210786a22de-1024x716.jpeg
Miền Nam Trung Quốc hứng chịu mưa lớn và lũ lụt nhiều ngày, nước từ sông Li ở Quảng Tây chảy ngược, giới chức cho biết lũ lụt ở Quế Lâm hơn 30 năm mới gặp một lần. (Ảnh từ mạng xã hội)
Quế Lâm, Quảng Tây hứng chịu trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 30 năm qua. Kể từ tuần trước, khu vực này tiếp tục mưa và lũ từ thượng nguồn xả ra khiến mực nước dâng cao đột ngột, ảnh hưởng đến hơn 180.000 người. Mực nước tại trạm thủy văn thành phố Quế Lâm từng có thời điểm lên tới gần 149 mét, nước sông dâng cao và tràn vào khu vực đô thị.
Vào đầu giờ sáng thứ Năm (ngày 20/6), nước bên trong ga xe lửa Quế Lâm sâu hàng chục centimet, các đoàn tàu từng có thời điểm ngừng chạy. Trong video trực tiếp hiện trường, nhà ga bị lũ lụt bao vây và các con phố xung quanh ngập sâu đến đầu gối. Người quay video này cho biết: “Đây là tình hình tại ga Quế Lâm vào lúc 7h sáng ngày 20/6. Như các bạn thấy, mực nước tại ga Quế Lâm hiện vẫn còn rất cao. Đêm hôm qua (thứ 19/6), lũ sông Li đã dâng cao đỉnh điểm và tiếp tục cho đến khoảng bốn giờ sáng nay mới bắt đầu giảm dần. Hiện tại, ga Quế Lâm đã đóng cửa.”
https://video.twimg.com/ext_tw_video/1803701040233304064/pu/pl/avc1/320x320/mq3iB1V0GXWXJK9z.m3u8
Người dân cho biết chính quyền xả lũ khiến nước sông nhanh chóng dâng cao
Truyền thông nhà nước không đưa tin về thiệt hại của người dân vùng thảm họa Quế Lâm, cũng không giải thích liệu một phần nguyên nhân lũ lụt có liên quan đến việc xả nước từ các hồ chứa thượng nguồn hay không. Một người đàn ông cho biết trong video: “Hồ chứa xả lũ sáng nay khiến mực nước sông Li dâng cao nhanh chóng. Do sức mạnh dữ dội của dòng nước, nước dâng từ dưới bờ kè sông lên tới mặt đường trong vòng vài giờ.”
Nhiều đường phố quanh ga Quế Lâm vẫn ngập nước vào sáng thứ Sáu (216). Khi nước sông dần rút đi, các cửa hàng kinh doanh trong thành phố phàn nàn về hiện tượng nước chảy ngược. Một người phụ nữ đứng trên xe ba bánh trước cửa hàng quay video và nói: “Cửa hàng ngập rồi, là cửa hàng bình phong này. Các bạn thấy đấy, nước dưới đất đã ngập đến bắp chân rồi. Tôi đang đứng trên xe 3 bánh của người khác để quay video, bộ phận chính của máy điều hòa đã bị nước làm ướt, không biết hàng hóa trị giá hàng trăm ngàn tệ trong cửa hàng giờ có bị ngập nước không, hiện đường đã bị nước lũ chặn hết rồi.”
Theo RFA, phóng viên của đài đã gọi điện cho Ban chỉ huy kiểm soát lũ lụt Quế Lâm nhưng không ai trả lời.
Trên đường phố Quế Lâm, người dân một số khu vực phải đi thuyền hoặc dùng phao để ra đường, một số người đứng trên cầu vượt chờ nước lũ rút. Cô Hoàng, một người dân, nói với RFA rằng: “Một số danh lam thắng cảnh bị ngập. Ở đây trời mưa lâu và những ngôi nhà (không phải tòa nhà) trong khu phố cổ bị sập. Cụ thể bao nhiêu người chết, tình hình như thế nào tôi cũng không rõ lắm.”
Theo báo cáo, khoa nội trú của Bệnh viện Nam Khê Sơn (Nanxishan) ở Quế Lâm bị ngập, nước sâu tới 2 mét, điện tạm thời bị cắt và hơn một ngàn người trong bệnh viện phải sơ tán. Hôm thứ Năm (ngày 20/6), các quan chức bệnh viện cho biết thông tin liên lạc tại bệnh viện bị ngắt và thiết bị bị ngập. Nhân viên của ủy ban y tế địa phương xác nhận rằng bệnh viện bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, bị mất điện, đường dây điện thoại gặp sự cố.
Quan chức Quảng Tây thừa nhận 4 hồ chứa ở thượng nguồn đã đầy
Ông Chu Vận Quỳ (Zhou Yunkui), Phó Chủ nhiệm Văn phòng Phòng chống lũ lụt và cứu trợ hạn hán của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với chương trình tin tức “Xinwen 1+1” của CCTV rằng lũ lụt nghiêm trọng đã xuất hiện ở Quế Lâm vào thời điểm này, có liên quan đến lượng mưa đặc biệt lớn trên 250 mm cũng xảy ra ở nhiều nơi ở thượng nguồn dẫn đến dòng chảy lớn, và cả việc 4 hồ chứa điều tiết lũ ở thượng nguồn đều đầy. Tuy nhiên, ông Chu Vận Quỳ không đề cập đến thương vong và tổn thất chung do lũ lụt gây ra.
Về vấn đề này, cô Hoàng cho biết: “Những con số họ báo cáo nhìn chung không chính xác. Cũng giống như rất nhiều người đã chết trong trận dịch, nhưng họ báo cáo rất ít trường hợp tử vong”.
Cây cầu hơn 700 năm ở tỉnh An Huy bị hư hại do lũ
Theo tờ “Tin tức Hồng tinh” (Red Star News), mưa lớn đã tấn công nhiều nơi ở Hoàng Sơn, tỉnh An Huy. Tính đến 6h30 ngày 21/6, hơn 206.000 người ở thành phố Hoàng Sơn bị ảnh hưởng, gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế 537,84 triệu nhân dân tệ.
Một số cư dân mạng đăng video vào ngày 20/6 nói rằng tại làng Trình Khảm (Chengkan), mà nhà sử học nhà thư pháp Chu Hy (Zhu Xi) gọi là “Giang Nam Đệ Nhất Thôn” có cây cầu cổ Hoàn Tú ở phía nam sông Dương Tử từ thời nhà Nguyên, cây cầu đã bị lũ lụt làm hư hại. Theo thông tin công khai, Làng Trình Khảm có các di tích văn hóa như đền La Đông Thư (Luodong Shu), quần thể tòa nhà cổ. Đây là một trong những ngôi làng có số lượng di tích kiến trúc cổ Huệ Châu lớn nhất. Trong số đó, cầu Hoàn Tú được xây dựng từ thời nhà Nguyên và có lịch sử khoảng 700 năm.
https://video.twimg.com/ext_tw_video/1804105292713725952/pu/pl/avc1/320x568/5nayPUPbs9D6l3jN.m3u8
(Video lũ ở Hoàng Sơn, tỉnh An Huy)
Theo CCTV News, gần 100.000 người bị ảnh hưởng ở huyện Tiêu Lĩnh và quân Mai Huyện của thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông do mưa lớn và mưa cực lớn ở một số khu vực. Ít nhất 9 người chết và 6 người mất tích. Tính đến 16:00 ngày 20/6, 64.947 người bị ảnh hưởng bởi thảm họa ở huyện Tiêu Lĩnh, 5 người thiệt mạng và 2 người mất tích. Thiệt hại trực tiếp về kinh tế ước tính khoảng 3,65 tỷ nhân dân tệ. Theo thống kê sơ bộ, hơn 32.000 người bị ảnh hưởng ở quận Mai Huyện, hơn 5.800 ngôi nhà bị sập và hư hỏng, hơn 1.500 ha hoa màu bị ảnh hưởng và thiệt hại kinh tế trực tiếp khoảng 1,063 tỷ nhân dân tệ.
Cô Lý, một cư dân Phúc Châu, Giang Tây, giáp Phúc Kiến, nói với RFA rằng khu vực địa phương cũng gặp phải lũ lụt: “Phúc Kiến giáp Phúc Châu chúng tôi, cả hai đều bị ảnh hưởng bởi thảm họa, nước đã dâng cao. Cơ bản năm nay các nơi đều đang mưa nhiều.”
CCTV đưa tin, tính đến 20h ngày 19/6, 702.000 người ở tỉnh Phúc Kiến bị ảnh hưởng, 503.600 ha hoa màu bị ảnh hưởng và thiệt hại trực tiếp về kinh tế là 9,84 tỷ nhân dân tệ.
Trí Đạt (theo RFA)
Gần đây, hàng chục ngàn người đã phải sơ tán do mưa lớn và xả hồ chứa lũ liên tục ở những nơi như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, v.v, dẫn đến thiệt hại kinh tế nặng nề. Trong số đó, Quế Lâm hứng chịu trận lũ lụt lớn nhất trong 30 năm qua, các ga tàu địa phương, bệnh viện và những nơi khác cũng bị ảnh hưởng.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/06/id14273851-8eed8dc460210786a22de-1024x716.jpeg
Miền Nam Trung Quốc hứng chịu mưa lớn và lũ lụt nhiều ngày, nước từ sông Li ở Quảng Tây chảy ngược, giới chức cho biết lũ lụt ở Quế Lâm hơn 30 năm mới gặp một lần. (Ảnh từ mạng xã hội)
Quế Lâm, Quảng Tây hứng chịu trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 30 năm qua. Kể từ tuần trước, khu vực này tiếp tục mưa và lũ từ thượng nguồn xả ra khiến mực nước dâng cao đột ngột, ảnh hưởng đến hơn 180.000 người. Mực nước tại trạm thủy văn thành phố Quế Lâm từng có thời điểm lên tới gần 149 mét, nước sông dâng cao và tràn vào khu vực đô thị.
Vào đầu giờ sáng thứ Năm (ngày 20/6), nước bên trong ga xe lửa Quế Lâm sâu hàng chục centimet, các đoàn tàu từng có thời điểm ngừng chạy. Trong video trực tiếp hiện trường, nhà ga bị lũ lụt bao vây và các con phố xung quanh ngập sâu đến đầu gối. Người quay video này cho biết: “Đây là tình hình tại ga Quế Lâm vào lúc 7h sáng ngày 20/6. Như các bạn thấy, mực nước tại ga Quế Lâm hiện vẫn còn rất cao. Đêm hôm qua (thứ 19/6), lũ sông Li đã dâng cao đỉnh điểm và tiếp tục cho đến khoảng bốn giờ sáng nay mới bắt đầu giảm dần. Hiện tại, ga Quế Lâm đã đóng cửa.”
https://video.twimg.com/ext_tw_video/1803701040233304064/pu/pl/avc1/320x320/mq3iB1V0GXWXJK9z.m3u8
Người dân cho biết chính quyền xả lũ khiến nước sông nhanh chóng dâng cao
Truyền thông nhà nước không đưa tin về thiệt hại của người dân vùng thảm họa Quế Lâm, cũng không giải thích liệu một phần nguyên nhân lũ lụt có liên quan đến việc xả nước từ các hồ chứa thượng nguồn hay không. Một người đàn ông cho biết trong video: “Hồ chứa xả lũ sáng nay khiến mực nước sông Li dâng cao nhanh chóng. Do sức mạnh dữ dội của dòng nước, nước dâng từ dưới bờ kè sông lên tới mặt đường trong vòng vài giờ.”
Nhiều đường phố quanh ga Quế Lâm vẫn ngập nước vào sáng thứ Sáu (216). Khi nước sông dần rút đi, các cửa hàng kinh doanh trong thành phố phàn nàn về hiện tượng nước chảy ngược. Một người phụ nữ đứng trên xe ba bánh trước cửa hàng quay video và nói: “Cửa hàng ngập rồi, là cửa hàng bình phong này. Các bạn thấy đấy, nước dưới đất đã ngập đến bắp chân rồi. Tôi đang đứng trên xe 3 bánh của người khác để quay video, bộ phận chính của máy điều hòa đã bị nước làm ướt, không biết hàng hóa trị giá hàng trăm ngàn tệ trong cửa hàng giờ có bị ngập nước không, hiện đường đã bị nước lũ chặn hết rồi.”
Theo RFA, phóng viên của đài đã gọi điện cho Ban chỉ huy kiểm soát lũ lụt Quế Lâm nhưng không ai trả lời.
Trên đường phố Quế Lâm, người dân một số khu vực phải đi thuyền hoặc dùng phao để ra đường, một số người đứng trên cầu vượt chờ nước lũ rút. Cô Hoàng, một người dân, nói với RFA rằng: “Một số danh lam thắng cảnh bị ngập. Ở đây trời mưa lâu và những ngôi nhà (không phải tòa nhà) trong khu phố cổ bị sập. Cụ thể bao nhiêu người chết, tình hình như thế nào tôi cũng không rõ lắm.”
Theo báo cáo, khoa nội trú của Bệnh viện Nam Khê Sơn (Nanxishan) ở Quế Lâm bị ngập, nước sâu tới 2 mét, điện tạm thời bị cắt và hơn một ngàn người trong bệnh viện phải sơ tán. Hôm thứ Năm (ngày 20/6), các quan chức bệnh viện cho biết thông tin liên lạc tại bệnh viện bị ngắt và thiết bị bị ngập. Nhân viên của ủy ban y tế địa phương xác nhận rằng bệnh viện bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, bị mất điện, đường dây điện thoại gặp sự cố.
Quan chức Quảng Tây thừa nhận 4 hồ chứa ở thượng nguồn đã đầy
Ông Chu Vận Quỳ (Zhou Yunkui), Phó Chủ nhiệm Văn phòng Phòng chống lũ lụt và cứu trợ hạn hán của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với chương trình tin tức “Xinwen 1+1” của CCTV rằng lũ lụt nghiêm trọng đã xuất hiện ở Quế Lâm vào thời điểm này, có liên quan đến lượng mưa đặc biệt lớn trên 250 mm cũng xảy ra ở nhiều nơi ở thượng nguồn dẫn đến dòng chảy lớn, và cả việc 4 hồ chứa điều tiết lũ ở thượng nguồn đều đầy. Tuy nhiên, ông Chu Vận Quỳ không đề cập đến thương vong và tổn thất chung do lũ lụt gây ra.
Về vấn đề này, cô Hoàng cho biết: “Những con số họ báo cáo nhìn chung không chính xác. Cũng giống như rất nhiều người đã chết trong trận dịch, nhưng họ báo cáo rất ít trường hợp tử vong”.
Cây cầu hơn 700 năm ở tỉnh An Huy bị hư hại do lũ
Theo tờ “Tin tức Hồng tinh” (Red Star News), mưa lớn đã tấn công nhiều nơi ở Hoàng Sơn, tỉnh An Huy. Tính đến 6h30 ngày 21/6, hơn 206.000 người ở thành phố Hoàng Sơn bị ảnh hưởng, gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế 537,84 triệu nhân dân tệ.
Một số cư dân mạng đăng video vào ngày 20/6 nói rằng tại làng Trình Khảm (Chengkan), mà nhà sử học nhà thư pháp Chu Hy (Zhu Xi) gọi là “Giang Nam Đệ Nhất Thôn” có cây cầu cổ Hoàn Tú ở phía nam sông Dương Tử từ thời nhà Nguyên, cây cầu đã bị lũ lụt làm hư hại. Theo thông tin công khai, Làng Trình Khảm có các di tích văn hóa như đền La Đông Thư (Luodong Shu), quần thể tòa nhà cổ. Đây là một trong những ngôi làng có số lượng di tích kiến trúc cổ Huệ Châu lớn nhất. Trong số đó, cầu Hoàn Tú được xây dựng từ thời nhà Nguyên và có lịch sử khoảng 700 năm.
https://video.twimg.com/ext_tw_video/1804105292713725952/pu/pl/avc1/320x568/5nayPUPbs9D6l3jN.m3u8
(Video lũ ở Hoàng Sơn, tỉnh An Huy)
Theo CCTV News, gần 100.000 người bị ảnh hưởng ở huyện Tiêu Lĩnh và quân Mai Huyện của thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông do mưa lớn và mưa cực lớn ở một số khu vực. Ít nhất 9 người chết và 6 người mất tích. Tính đến 16:00 ngày 20/6, 64.947 người bị ảnh hưởng bởi thảm họa ở huyện Tiêu Lĩnh, 5 người thiệt mạng và 2 người mất tích. Thiệt hại trực tiếp về kinh tế ước tính khoảng 3,65 tỷ nhân dân tệ. Theo thống kê sơ bộ, hơn 32.000 người bị ảnh hưởng ở quận Mai Huyện, hơn 5.800 ngôi nhà bị sập và hư hỏng, hơn 1.500 ha hoa màu bị ảnh hưởng và thiệt hại kinh tế trực tiếp khoảng 1,063 tỷ nhân dân tệ.
Cô Lý, một cư dân Phúc Châu, Giang Tây, giáp Phúc Kiến, nói với RFA rằng khu vực địa phương cũng gặp phải lũ lụt: “Phúc Kiến giáp Phúc Châu chúng tôi, cả hai đều bị ảnh hưởng bởi thảm họa, nước đã dâng cao. Cơ bản năm nay các nơi đều đang mưa nhiều.”
CCTV đưa tin, tính đến 20h ngày 19/6, 702.000 người ở tỉnh Phúc Kiến bị ảnh hưởng, 503.600 ha hoa màu bị ảnh hưởng và thiệt hại trực tiếp về kinh tế là 9,84 tỷ nhân dân tệ.
Trí Đạt (theo RFA)