duyanh
06-21-2024, 12:22 PM
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam sau khi Tổng thống Putin rời đi
Ông Daniel Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, sẽ thăm Hà Nội trong 2 ngày từ 21-22/6/2024 và gặp gỡ các quan chức cấp cao của Việt Nam.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/06/Daniel_Kritenbrink_at_the_American_Center_in_Ho_Ch i_Minh_City_Vietnam-1024x700.jpg
Ông Daniel Kritenbrink trò chuyện với báo giới tại Trung tâm Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 22/6/2020. Thời điểm này ông đang là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. (Ảnh: Mtsown, CC BY-SA 4.0, via Wikimedia Commons)
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh, Hoa Kỳ kiên quyết và cam kết thực hiện quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, cũng như hợp tác hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Hai bên cũng sẽ thảo luận các mục tiêu chung tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, được tổ chức tại Lào vào tháng tới.
Khi tin này được công bố, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang thăm Việt Nam.
Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Năm (20/6), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Nga và Việt Nam có quan hệ đối tác lâu dài.
Ông kêu gọi bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải tôn trọng rõ ràng Hiến chương Liên Hợp Quốc khi tham gia đối thoại với chính phủ Nga, đặc biệt là khi đón tiếp lãnh đạo chính phủ Nga, bao gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ phải được duy trì trên toàn thế giới.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, Việt Nam có chính sách, chiến lược hợp tác với nhiều nước khác nhau. Việc Việt Nam cắt đứt quan hệ với Nga hay Trung Quốc không phải là điều kiện để Hoa Kỳ thiết lập quan hệ đối tác.
Bà đang nói tới việc Washington tăng cường hợp tác với Hà Nội. Hoa Kỳ coi Việt Nam là đối tác trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, và không đặt điều kiện cho Hà Nội phải chấm dứt quan hệ với Moscow hay Bắc Kinh.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Tô Lâm đã ký một loạt thỏa thuận. Theo đó hai bên sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thăm dò dầu khí và y tế. Ngoài ra, Nga và Việt Nam cũng thống nhất lộ trình xây dựng trung tâm công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.
Sau cuộc hội đàm giữa hai bên, ông Putin cho biết, hai nước có lợi ích chung trong việc phát triển một cấu trúc an ninh đáng tin cậy ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Kiến trúc này dựa trên việc không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, chứ không phải thành lập các khối chính trị và quân sự khép kín.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo đã thông qua tuyên bố về việc “Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong bối cảnh kỷ niệm 30 năm thực thi Hiệp ước Nga-Việt về những vấn đề cơ bản của quan hệ hữu nghị”.
Chuyên cơ chở Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài ở thủ đô Hà Nội vào lúc 1 giờ 40 ngày 20/6. Các nhà bình luận đánh giá rằng ông Putin muốn sử dụng chuyến thăm để nói với phương Tây rằng Nga không hề bị cô lập.
Chuyến thăm của ông Putin tới Việt Nam đã bị Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội chỉ trích gay gắt, rằng đây là một nỗ lực nhằm phá vỡ sự cô lập quốc tế do cuộc xâm lược Ukraine gây ra.
Bình Minh (t/h)
Ông Daniel Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, sẽ thăm Hà Nội trong 2 ngày từ 21-22/6/2024 và gặp gỡ các quan chức cấp cao của Việt Nam.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2024/06/Daniel_Kritenbrink_at_the_American_Center_in_Ho_Ch i_Minh_City_Vietnam-1024x700.jpg
Ông Daniel Kritenbrink trò chuyện với báo giới tại Trung tâm Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 22/6/2020. Thời điểm này ông đang là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. (Ảnh: Mtsown, CC BY-SA 4.0, via Wikimedia Commons)
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh, Hoa Kỳ kiên quyết và cam kết thực hiện quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, cũng như hợp tác hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Hai bên cũng sẽ thảo luận các mục tiêu chung tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, được tổ chức tại Lào vào tháng tới.
Khi tin này được công bố, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang thăm Việt Nam.
Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Năm (20/6), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Nga và Việt Nam có quan hệ đối tác lâu dài.
Ông kêu gọi bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải tôn trọng rõ ràng Hiến chương Liên Hợp Quốc khi tham gia đối thoại với chính phủ Nga, đặc biệt là khi đón tiếp lãnh đạo chính phủ Nga, bao gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ phải được duy trì trên toàn thế giới.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, Việt Nam có chính sách, chiến lược hợp tác với nhiều nước khác nhau. Việc Việt Nam cắt đứt quan hệ với Nga hay Trung Quốc không phải là điều kiện để Hoa Kỳ thiết lập quan hệ đối tác.
Bà đang nói tới việc Washington tăng cường hợp tác với Hà Nội. Hoa Kỳ coi Việt Nam là đối tác trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, và không đặt điều kiện cho Hà Nội phải chấm dứt quan hệ với Moscow hay Bắc Kinh.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Tô Lâm đã ký một loạt thỏa thuận. Theo đó hai bên sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục, công nghệ, thăm dò dầu khí và y tế. Ngoài ra, Nga và Việt Nam cũng thống nhất lộ trình xây dựng trung tâm công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.
Sau cuộc hội đàm giữa hai bên, ông Putin cho biết, hai nước có lợi ích chung trong việc phát triển một cấu trúc an ninh đáng tin cậy ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Kiến trúc này dựa trên việc không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, chứ không phải thành lập các khối chính trị và quân sự khép kín.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo đã thông qua tuyên bố về việc “Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong bối cảnh kỷ niệm 30 năm thực thi Hiệp ước Nga-Việt về những vấn đề cơ bản của quan hệ hữu nghị”.
Chuyên cơ chở Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài ở thủ đô Hà Nội vào lúc 1 giờ 40 ngày 20/6. Các nhà bình luận đánh giá rằng ông Putin muốn sử dụng chuyến thăm để nói với phương Tây rằng Nga không hề bị cô lập.
Chuyến thăm của ông Putin tới Việt Nam đã bị Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội chỉ trích gay gắt, rằng đây là một nỗ lực nhằm phá vỡ sự cô lập quốc tế do cuộc xâm lược Ukraine gây ra.
Bình Minh (t/h)