giahamdzui
06-21-2024, 01:16 AM
Philippines quyết chống Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam thì sao?
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Việt Nam và Trung Quốc tự hào về mối bang giao kinh tế và chính trị chặt chẽ. Năm 2008, hai chế độ độc tài thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” không chỉ thúc đẩy hợp tác và ổn định mà còn tăng cường thương mại, trong đó thương mại song phương đạt hơn $171 tỷ trong năm 2023.
Nhưng kể cả là hợp tác chặt chẽ đi chăng nữa, hai nhà nước tại Á Châu lại vô cùng nhọc nhằn trong việc xoa dịu căng thẳng liên quan tới tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, thủy lộ quan trọng về chiến lược và có nguồn tài nguyên dồi dào. Cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, quần đảo cách cả hai quốc gia hàng trăm kilometer, theo bài nhận định của DW News hôm Thứ Ba, 18 Tháng Sáu.
Hiện nay Bắc Kinh đang bành trướng quân sự ồ ạt đã vậy còn áp dụng lập trường hung hăng hơn trong việc khẳng định các yêu sách lãnh thổ. Từ đó, các cuộc xô xát trực tiếp với các quốc gia lân bang cũng xảy ra thường xuyên hơn. Nếu Philippines đang là tâm điểm trong cuộc khủng hoảng, thì Việt Nam, Đài Loan, Mã Lai và Brunei cũng không phải ngoại lệ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/GettyImages-1242809649-scaled.jpg
Dân chài ngoài khơi đảo Lý Sơn phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, hòn đảo gần nhất với quần đảo Trường Sa trên Biển Đông đang tranh chấp với Trung Quốc (Hình: NHAC NGUYEN/AFP/Getty Images)
Tranh chấp tại các đảo trở nên nóng hổi vào Tháng Năm khi Việt Nam phản đối một tàu y tế của hải quân Trung Quốc hoạt động trong quần đảo Hoàng Sa để điều trị cho vài binh lính Trung Quốc.
Điều này làm tân Chủ Tịch Nước Tô Lâm nhấn mạnh rằng các quốc gia láng giềng phải giải quyết xung đột trên biển và “cùng nhau tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên.”
Bình luận của Tô Lâm làm các cuộc thảo luận dậy lên rằng liệu giao hảo giữa Hà Nội và Bắc Kinh có đang rạn nứt hay không.
Trung Quốc giành quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 từ tay Miền Nam Việt Nam sau một cuộc chiến giành giật quần đảo này. Nhưng Việt Nam vẫn duy trì quyền tuyên bố chủ quyền dựa trên Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 UNCLOS, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông.
Hành động phản đối Trung Quốc kiểm soát các quần đảo của Việt Nam không phải là điều gì mới mẻ, theo nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ Bích Trần tại trường chính sách công School of Public Policy Lý Quang Diệu ở Singapore.
Bà Bích Trần chỉ ra rằng bình luận của Tô Lâm chẳng thay đổi hướng đi nào trong vấn đề này cả.
Năm 2011, Trung Quốc và Việt Nam ký kết một thỏa thuận nhằm quản lý các tranh chấp hàng hải giữa đôi bên. Mục tiêu chính là ngăn không cho căng thẳng leo thang và duy trì ổn định trong khu vực.
Thỏa thuận này một lần nữa khẳng định cam kết của Bắc Kinh và Hà Nội trong thỏa thuận ứng xử có từ hai thập niên trước và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết xung đột theo hướng hợp tác và cùng có lợi.
“Cách Việt Nam ứng xử với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông phù hợp với thỏa thuận về các nguyên tắc căn bản trong đó hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan tới lãnh hải mà hai quốc gia từng ký kết năm 2011,” Bích Trần nói với DW News.
Đợt leo thang mới nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra ngay tại thời điểm Philippines tiếp tục phản đối các yêu sách lãnh thổ mà Bắc Kinh tác oai tác quái tại Biển Đông.
Hai quốc gia cũng liên tục chỉ trích các cuộc diễn tập nguy hiểm tại Bãi Cạn Second Thomas trong nhiều tháng, được Philippines gọi là Bãi Cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây), là một phần của Quần Đảo Trường Sa đang có tranh chấp.
Bãi Cạn Second Thomas nằm trong khu vực do Philippines chiếm đóng về mặt quân sự nhưng một số quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc, cũng tuyên bố chủ quyền.
Từ lâu, Trung Quốc vốn bành trướng các đảo đang nắm trong tay, thậm chí còn xây cất hàng loạt đảo mới để phục vụ dã tâm quân sự trên Biển Đông.
Nhưng trong những năm gần đây, Việt Nam cũng tăng cường hoạt động nạo vét và san lấp.
“Diễn tiến mới đó là Việt Nam cũng bắt đầu khai triển tàu có nhiệm vụ nạo vét — phương pháp từng được Trung Quốc áp dụng — giúp tăng tốc độ mở rộng,” Bích Trần cho biết.
Bất chấp hai chế độ cộng sản khắc nghiệt tại Á Châu đã quá hiểu nhau, Collin Koh, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược thuộc trường S. Rajaratnam School of International Studies ở Singapore, vẫn tin rằng Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ khi đối diện với Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu làm việc tại Singapore tin rằng Hà Nội sẽ có quân bài chiến lược, sau khi siết chặt bang giao với Hoa Kỳ, địch thủ lớn nhất của Trung Quốc.
Washington và Hà Nội chỉ vừa nối lại bang giao vào năm 1995, hai thập niên sau khi chấm dứt Chiến Tranh Việt Nam. Bang giao song phương đạt được bước ngoặt mới khi hai quốc gia từng thù địch ký kết “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” vào Tháng Chín. (TTHN)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Việt Nam và Trung Quốc tự hào về mối bang giao kinh tế và chính trị chặt chẽ. Năm 2008, hai chế độ độc tài thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” không chỉ thúc đẩy hợp tác và ổn định mà còn tăng cường thương mại, trong đó thương mại song phương đạt hơn $171 tỷ trong năm 2023.
Nhưng kể cả là hợp tác chặt chẽ đi chăng nữa, hai nhà nước tại Á Châu lại vô cùng nhọc nhằn trong việc xoa dịu căng thẳng liên quan tới tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, thủy lộ quan trọng về chiến lược và có nguồn tài nguyên dồi dào. Cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, quần đảo cách cả hai quốc gia hàng trăm kilometer, theo bài nhận định của DW News hôm Thứ Ba, 18 Tháng Sáu.
Hiện nay Bắc Kinh đang bành trướng quân sự ồ ạt đã vậy còn áp dụng lập trường hung hăng hơn trong việc khẳng định các yêu sách lãnh thổ. Từ đó, các cuộc xô xát trực tiếp với các quốc gia lân bang cũng xảy ra thường xuyên hơn. Nếu Philippines đang là tâm điểm trong cuộc khủng hoảng, thì Việt Nam, Đài Loan, Mã Lai và Brunei cũng không phải ngoại lệ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/GettyImages-1242809649-scaled.jpg
Dân chài ngoài khơi đảo Lý Sơn phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, hòn đảo gần nhất với quần đảo Trường Sa trên Biển Đông đang tranh chấp với Trung Quốc (Hình: NHAC NGUYEN/AFP/Getty Images)
Tranh chấp tại các đảo trở nên nóng hổi vào Tháng Năm khi Việt Nam phản đối một tàu y tế của hải quân Trung Quốc hoạt động trong quần đảo Hoàng Sa để điều trị cho vài binh lính Trung Quốc.
Điều này làm tân Chủ Tịch Nước Tô Lâm nhấn mạnh rằng các quốc gia láng giềng phải giải quyết xung đột trên biển và “cùng nhau tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên.”
Bình luận của Tô Lâm làm các cuộc thảo luận dậy lên rằng liệu giao hảo giữa Hà Nội và Bắc Kinh có đang rạn nứt hay không.
Trung Quốc giành quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 từ tay Miền Nam Việt Nam sau một cuộc chiến giành giật quần đảo này. Nhưng Việt Nam vẫn duy trì quyền tuyên bố chủ quyền dựa trên Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 UNCLOS, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông.
Hành động phản đối Trung Quốc kiểm soát các quần đảo của Việt Nam không phải là điều gì mới mẻ, theo nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ Bích Trần tại trường chính sách công School of Public Policy Lý Quang Diệu ở Singapore.
Bà Bích Trần chỉ ra rằng bình luận của Tô Lâm chẳng thay đổi hướng đi nào trong vấn đề này cả.
Năm 2011, Trung Quốc và Việt Nam ký kết một thỏa thuận nhằm quản lý các tranh chấp hàng hải giữa đôi bên. Mục tiêu chính là ngăn không cho căng thẳng leo thang và duy trì ổn định trong khu vực.
Thỏa thuận này một lần nữa khẳng định cam kết của Bắc Kinh và Hà Nội trong thỏa thuận ứng xử có từ hai thập niên trước và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết xung đột theo hướng hợp tác và cùng có lợi.
“Cách Việt Nam ứng xử với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông phù hợp với thỏa thuận về các nguyên tắc căn bản trong đó hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan tới lãnh hải mà hai quốc gia từng ký kết năm 2011,” Bích Trần nói với DW News.
Đợt leo thang mới nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra ngay tại thời điểm Philippines tiếp tục phản đối các yêu sách lãnh thổ mà Bắc Kinh tác oai tác quái tại Biển Đông.
Hai quốc gia cũng liên tục chỉ trích các cuộc diễn tập nguy hiểm tại Bãi Cạn Second Thomas trong nhiều tháng, được Philippines gọi là Bãi Cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây), là một phần của Quần Đảo Trường Sa đang có tranh chấp.
Bãi Cạn Second Thomas nằm trong khu vực do Philippines chiếm đóng về mặt quân sự nhưng một số quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc, cũng tuyên bố chủ quyền.
Từ lâu, Trung Quốc vốn bành trướng các đảo đang nắm trong tay, thậm chí còn xây cất hàng loạt đảo mới để phục vụ dã tâm quân sự trên Biển Đông.
Nhưng trong những năm gần đây, Việt Nam cũng tăng cường hoạt động nạo vét và san lấp.
“Diễn tiến mới đó là Việt Nam cũng bắt đầu khai triển tàu có nhiệm vụ nạo vét — phương pháp từng được Trung Quốc áp dụng — giúp tăng tốc độ mở rộng,” Bích Trần cho biết.
Bất chấp hai chế độ cộng sản khắc nghiệt tại Á Châu đã quá hiểu nhau, Collin Koh, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược thuộc trường S. Rajaratnam School of International Studies ở Singapore, vẫn tin rằng Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ khi đối diện với Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu làm việc tại Singapore tin rằng Hà Nội sẽ có quân bài chiến lược, sau khi siết chặt bang giao với Hoa Kỳ, địch thủ lớn nhất của Trung Quốc.
Washington và Hà Nội chỉ vừa nối lại bang giao vào năm 1995, hai thập niên sau khi chấm dứt Chiến Tranh Việt Nam. Bang giao song phương đạt được bước ngoặt mới khi hai quốc gia từng thù địch ký kết “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” vào Tháng Chín. (TTHN)