giahamdzui
05-20-2024, 11:19 PM
Một giám đốc ở Sài Gòn tán gia bại sản sau 10 năm bị kết án oan
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ông Đỗ Văn Hùng, 60 tuổi, ở quận 8, Sài Gòn, vừa được Công An Tỉnh Đắk Nông kết luận “không phạm tội” sau 10 năm phải mang thân phận “tội phạm lừa đảo.”
Trước khi được trả tự do, ông Hùng, cựu giám đốc công ty Lộc Lộc, đã phải ngồi tù bốn năm rưỡi và từng bị Tòa Án Tỉnh Đắk Nông kết án oan 14 năm tù.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-Do-Van-Hung-an-oan-1.jpeg
Sau khi ra tù, ông Đỗ Văn Hùng phải làm nhân viên bảo vệ để mưu sinh. (Hình: Hải Duyên/VNExpress)
Theo báo VNExpress hôm 20 Tháng Năm, ông Hùng hiện đã ủy quyền cho luật sư thực hiện các thủ tục yêu cầu bồi thường oan sai.
Vụ việc bắt đầu hồi ăm 2010, thời điểm ông Hùng đang là giám đốc một công ty kinh doanh nhà hàng, bất động sản, xe hơi.
Một người bạn ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hỏi vay 500 triệu đồng ($19,642) để mua hóa chất rửa bồn chứa dầu. Người này đưa cho ông “sổ đỏ” (giấy chứng nhận sở hữu) hai thửa đất diện tích 15 hécta tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, để làm tin.
Về sau, người bạn gặp khó khăn nên không trả nợ được và nhượng lại hai thửa đất cho ông Hùng với điều kiện ông này đưa thêm 300 triệu đồng ($11,785).
Việc chuyển nhượng đất diễn ra tại Sài Gòn, hai bên không bàn giao đất thực địa.
Một thời gian sau, theo mô tả của người bán, ông mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Đắk Nông, nhờ bạn là người địa phương cùng cán bộ địa chính, bí thư xã Đắk Nông Ha, đi xác định vị trí thửa đất.
“Lúc ấy tôi chỉ biết đất mình mua nằm khu vực đó. Thực tế nó rộng thế nào tôi không đi hết mà chỉ nhờ cán bộ địa chính đo vẽ để làm giấy tờ,” ông Hùng kể.
Đến Tháng Mười, 2012, ông Hùng bán khu đất cho vợ chồng ông Nguyễn Hữu Tuấn với giá 2 tỷ đồng ($78,568).
Rắc rối xảy đến khi ông Tuấn xây nhà thì bị ông Nguyễn Tấn Anh ngăn cản, đồng thời đưa ra giấy tờ cho thấy mình mới là chủ khu đất.
Ông Hùng cho hay: “Tôi cũng không hiểu chuyện gì xảy ra, gọi điện cho bí thư xã hỏi thì được xác nhận là đã nhận nhầm khu đất. Bên mua gây áp lực buộc tôi trả tiền. Nếu nhầm thì tôi sẽ trả, nhưng đây không phải lỗi của tôi. Do tiền bán đất tôi dùng vào việc khác nên có trả cũng phải cho tôi thời gian giải quyết.”
Hai năm sau, ông Hùng bị Công An Tỉnh Đắk Nông bắt, khởi tố với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”
Tháng Chín, 2014, Tòa Án Tỉnh Đắk Nông kết án ông 14 năm tù.
Sau khi tòa tuyên, ông Hùng không kháng cáo, chấp nhận thi hành án sớm và xin về trại giam Z30D tại Bình Thuận để thuận tiện cho việc người thân, đi thăm nuôi và kêu oan lên cấp Tòa Án Tối Cao.
Năm 2017, Tòa Án Cấp Cao tại Sài Gòn tuyên hủy bản án sơ thẩm của Tòa Án Tỉnh Đắk Nông vì “chưa có căn cứ vững chắc xác định ông Hùng phạm tội.”
Cuối năm 2018, tòa này xử sơ thẩm lần thứ nhì, tuyên ông Hùng “không phạm tội”, trả tự do ngay tại tòa sau khi ông đã ngồi tù được bốn năm rưỡi.
Sau gần bốn năm điều tra lại, hồi cuối Tháng Tư, Công An Tỉnh Đắk Nông mới ra quyết định đình chỉ bị can đối với ông Hùng.
Trong lúc ông ngồi tù, để có chi phí kêu oan và lo cho các con ăn học, vợ ông phải bán hết nhà cửa.
Tuy được trả tự do từ sáu năm trước, nhưng khi trở về, ông trắng tay, công ty phá sản.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-Do-Van-Hung-an-oan-2.jpeg
Công An Tỉnh Đắk Nông là nơi vu oan cho ông Đỗ Văn Hùng. (Hình: Đắk Nông)
“Vốn liếng không còn, uy tín với bạn bè, đối tác cũng bị ảnh hưởng. Trong khi đó công an mời lên mời xuống làm sao tôi có thời gian làm ăn, đành đi làm nhân viên bảo vệ phụ thêm cho vợ lo chi phí cho gia đình,” ông Hùng cho biết.
Nhiều năm qua nguồn sống chính của gia đình ông dựa vào tiền lương của bà vợ làm kế toán. (N.H.K)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ông Đỗ Văn Hùng, 60 tuổi, ở quận 8, Sài Gòn, vừa được Công An Tỉnh Đắk Nông kết luận “không phạm tội” sau 10 năm phải mang thân phận “tội phạm lừa đảo.”
Trước khi được trả tự do, ông Hùng, cựu giám đốc công ty Lộc Lộc, đã phải ngồi tù bốn năm rưỡi và từng bị Tòa Án Tỉnh Đắk Nông kết án oan 14 năm tù.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-Do-Van-Hung-an-oan-1.jpeg
Sau khi ra tù, ông Đỗ Văn Hùng phải làm nhân viên bảo vệ để mưu sinh. (Hình: Hải Duyên/VNExpress)
Theo báo VNExpress hôm 20 Tháng Năm, ông Hùng hiện đã ủy quyền cho luật sư thực hiện các thủ tục yêu cầu bồi thường oan sai.
Vụ việc bắt đầu hồi ăm 2010, thời điểm ông Hùng đang là giám đốc một công ty kinh doanh nhà hàng, bất động sản, xe hơi.
Một người bạn ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hỏi vay 500 triệu đồng ($19,642) để mua hóa chất rửa bồn chứa dầu. Người này đưa cho ông “sổ đỏ” (giấy chứng nhận sở hữu) hai thửa đất diện tích 15 hécta tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, để làm tin.
Về sau, người bạn gặp khó khăn nên không trả nợ được và nhượng lại hai thửa đất cho ông Hùng với điều kiện ông này đưa thêm 300 triệu đồng ($11,785).
Việc chuyển nhượng đất diễn ra tại Sài Gòn, hai bên không bàn giao đất thực địa.
Một thời gian sau, theo mô tả của người bán, ông mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Đắk Nông, nhờ bạn là người địa phương cùng cán bộ địa chính, bí thư xã Đắk Nông Ha, đi xác định vị trí thửa đất.
“Lúc ấy tôi chỉ biết đất mình mua nằm khu vực đó. Thực tế nó rộng thế nào tôi không đi hết mà chỉ nhờ cán bộ địa chính đo vẽ để làm giấy tờ,” ông Hùng kể.
Đến Tháng Mười, 2012, ông Hùng bán khu đất cho vợ chồng ông Nguyễn Hữu Tuấn với giá 2 tỷ đồng ($78,568).
Rắc rối xảy đến khi ông Tuấn xây nhà thì bị ông Nguyễn Tấn Anh ngăn cản, đồng thời đưa ra giấy tờ cho thấy mình mới là chủ khu đất.
Ông Hùng cho hay: “Tôi cũng không hiểu chuyện gì xảy ra, gọi điện cho bí thư xã hỏi thì được xác nhận là đã nhận nhầm khu đất. Bên mua gây áp lực buộc tôi trả tiền. Nếu nhầm thì tôi sẽ trả, nhưng đây không phải lỗi của tôi. Do tiền bán đất tôi dùng vào việc khác nên có trả cũng phải cho tôi thời gian giải quyết.”
Hai năm sau, ông Hùng bị Công An Tỉnh Đắk Nông bắt, khởi tố với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”
Tháng Chín, 2014, Tòa Án Tỉnh Đắk Nông kết án ông 14 năm tù.
Sau khi tòa tuyên, ông Hùng không kháng cáo, chấp nhận thi hành án sớm và xin về trại giam Z30D tại Bình Thuận để thuận tiện cho việc người thân, đi thăm nuôi và kêu oan lên cấp Tòa Án Tối Cao.
Năm 2017, Tòa Án Cấp Cao tại Sài Gòn tuyên hủy bản án sơ thẩm của Tòa Án Tỉnh Đắk Nông vì “chưa có căn cứ vững chắc xác định ông Hùng phạm tội.”
Cuối năm 2018, tòa này xử sơ thẩm lần thứ nhì, tuyên ông Hùng “không phạm tội”, trả tự do ngay tại tòa sau khi ông đã ngồi tù được bốn năm rưỡi.
Sau gần bốn năm điều tra lại, hồi cuối Tháng Tư, Công An Tỉnh Đắk Nông mới ra quyết định đình chỉ bị can đối với ông Hùng.
Trong lúc ông ngồi tù, để có chi phí kêu oan và lo cho các con ăn học, vợ ông phải bán hết nhà cửa.
Tuy được trả tự do từ sáu năm trước, nhưng khi trở về, ông trắng tay, công ty phá sản.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/05/VN-Do-Van-Hung-an-oan-2.jpeg
Công An Tỉnh Đắk Nông là nơi vu oan cho ông Đỗ Văn Hùng. (Hình: Đắk Nông)
“Vốn liếng không còn, uy tín với bạn bè, đối tác cũng bị ảnh hưởng. Trong khi đó công an mời lên mời xuống làm sao tôi có thời gian làm ăn, đành đi làm nhân viên bảo vệ phụ thêm cho vợ lo chi phí cho gia đình,” ông Hùng cho biết.
Nhiều năm qua nguồn sống chính của gia đình ông dựa vào tiền lương của bà vợ làm kế toán. (N.H.K)