giavui
05-13-2024, 10:24 PM
Tàu chiến Ấn Độ cập quân cảng Cam Ranh, tăng cường quan hệ quốc phòng
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/331b/live/df663a40-10f7-11ef-b9d8-4f52aebe147d.jpg
Chiến hạm INS Kiltan thuộc đội tàu gồm 3 tàu chiến trong sứ mệnh hoạt động trên Biển Đông của Hạm đội Miền Đông
Hộ tống hạm săn ngầm INS Kiltan của Hải quân Ấn Độ đã cập quân cảng Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa hôm Chủ nhật 12/5 và lưu tại đây đến ngày 15/5.
Hải quân Ấn Độ đã cử một đội gồm 3 tàu chiến - INS Delhi, INS Shakti và INS Kiltan - thực hiện sứ mệnh trên Biển Đông.
Đây là một hoạt động của Hạm đội Miền Đông thuộc Hải quân Ấn Độ.
Trong nhóm tàu này, hai tàu chiến đã cập cảng ở Malaysia và một tàu chiến đến Việt Nam.
Chuyến thăm của tàu INS Kiltan sẽ kết thúc với cuộc diễn tập diễn tập phối hợp trên biển với Hải quân Nhân dân Việt Nam.
INS Kiltan là một trong 4 tàu hộ tống săn ngầm trong Dự án P28 (lớp tàu Kamorta) do Ấn Độ thiết kế.
Các tàu chiến Ấn Độ đã cập cảng Cam Ranh trong thời gian qua có tàu đổ bộ Airavat hồi tháng 7/2023, tàu khu trục INS Kolkata vào năm 2019, tàu hộ vệ mang tên lửa INS Satpura và khinh hạm tên lửa INS Kirch hồi năm 2016.
Trong đợt công tác hiện tại, hai tàu chiến INS Delhi and INS Shakti đã cập cảng Kota Kinabalu của Malaysia.
Tại Malaysia, hải quân hai nước sẽ có diễn tập để tăng cường khả năng phối hợp.
Gần đây Ấn Độ và Malaysia đã hoàn tất hai cuộc tập trận quân sự chung là MILAN 2024 và Ex Samudra Lakshmana 2024.
Quan hệ quốc phòng Việt - Ấn trong 'thế kỷ của đại dương'
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/331b/live/df663a40-10f7-11ef-b9d8-4f52aebe147d.jpg
Chụp lại hình ảnh,Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trong chuyến thăm Ấn Độ vào ngày 19/6/2023
Trong một bài viết ngày 10/5 trên chuyên trang The Diplomat, nghiên cứu sinh tiến sĩ Nguyễn Thế Phương từ Đại học New South Wales (Úc) đánh giá Việt Nam thời gian qua đã có chuyển biến chiến lược quốc phòng quan trọng khi chuyển hướng ra biển nhiều hơn thay vì chỉ chú trọng đất liền.
Năm 2015, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định trong Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” như sau:
“Thế kỷ 21 được thế giới xem là 'thế kỷ của đại dương'. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực Biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng,… với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước” .
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 cũng đã xác định lộ trình hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam đến năm 2030.
Theo tác giả Nguyễn Thế Phương, Việt Nam đang đối mặt với những mối đe dọa tiềm tàng và đáng kể từ biển, từ chiến lược vùng xám của Trung Quốc cho đến xung đột trên biển với giả định là xảy ra hải chiến, đánh chặn.
Ông cũng cho rằng các kịch bản chiến tranh biên giới quy mô lớn trên đất liền như từng đã xảy ra như Chiến tranh biên giới Tây Nam vào năm 1978, Chiến tranh biên giới Việt-Trung hồi năm 1979 là có khả năng cao sẽ không xảy ra, mặc dù không thể loại trừ hoàn toàn khả năng này.
Ấn Độ là một trong 7 nước mà Việt Nam đã xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cho đến nay.
Hai nước đã nâng cấp mối quan hệ lên mức cao nhất trong thang bậc ngoại giao của Việt Nam vào năm 2016.
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Ấn Độ và Việt Nam cho đến nay nhìn chung vẫn tốt đẹp và hợp tác quốc phòng, an ninh là trụ cột quan trọng.
Hai nước đã cho thấy những hợp tác quan trọng trong lĩnh vực hàng hải và quốc phòng như chuyển giao tàu chiến hải quân, tàu tuần tra cao tốc tên lửa hành trình, huấn luyện hải quân cho Việt Nam, chương trình đào tạo và diễn tập song phương, hợp tác thăm dò dầu khí...
Các tàu hải quân Ấn Độ INS Sahyadri và INS Kadmatt đã cập cảng Nhà Rồng ở TP HCM hồi tháng 6/2022.
Trước đó, vào tháng 2/2022, tàu hộ vệ tên lửa 016 Quang Trung của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đến Ấn Độ để tham gia Cuộc tập trận hải quân đa phương MILAN.
Ấn Độ lần đầu tiên tặng một tàu hộ vệ tên lửa lớp Khukri cho Việt Nam là hồi tháng 6/2023.
Với công nghệ quốc phòng phát triển, Ấn Độ cũng là một trong các nhà cung cấp tiềm năng trong chiến lược đa dạng hóa kho vũ khí của Việt Nam.
Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ đối tác quốc phòng đến năm 2030.
Ấn Độ vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh "Chính sách Hành động Hướng Đông" và điều này được đánh giá là đã và sẽ mang lại nhiều lợi ích về quốc phòng cho Việt Nam.
Tiền thân của chính sách này là "Chính sách Hướng Đông" được Thủ tướng Narasimha Rao khởi xướng vào năm 1992 nhằm tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á về kinh tế, ngoại giao.
Năm 2014, Thủ tướng Narenda Modi chính thức tuyên bố “nâng cấp” LEP thành "Chính sách Hành động hướng Đông", nhấn mạnh hội nhập cả về kinh tế và an ninh với ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc.
Cho đến nay, quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ với khối ASEAN là một trụ cột trong "Chính sách hành động hướng Đông" với lập trường của Ấn Độ ngày càng rõ rệt liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Ấn Độ cũng đang là thành viên trong Bộ tứ QUAD, còn gọi là Bộ tứ Kim cương (Quadrilateral Security Dialogue), ra đời từ năm 2007 cùng với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bộ tứ QUAD ngày càng đóng vai trò là một cơ chế hợp tác đa phương, đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, mở với trật tự dựa theo luật pháp, nhằm tạo thế đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trên Biển Đông.
BBC
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/331b/live/df663a40-10f7-11ef-b9d8-4f52aebe147d.jpg
Chiến hạm INS Kiltan thuộc đội tàu gồm 3 tàu chiến trong sứ mệnh hoạt động trên Biển Đông của Hạm đội Miền Đông
Hộ tống hạm săn ngầm INS Kiltan của Hải quân Ấn Độ đã cập quân cảng Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa hôm Chủ nhật 12/5 và lưu tại đây đến ngày 15/5.
Hải quân Ấn Độ đã cử một đội gồm 3 tàu chiến - INS Delhi, INS Shakti và INS Kiltan - thực hiện sứ mệnh trên Biển Đông.
Đây là một hoạt động của Hạm đội Miền Đông thuộc Hải quân Ấn Độ.
Trong nhóm tàu này, hai tàu chiến đã cập cảng ở Malaysia và một tàu chiến đến Việt Nam.
Chuyến thăm của tàu INS Kiltan sẽ kết thúc với cuộc diễn tập diễn tập phối hợp trên biển với Hải quân Nhân dân Việt Nam.
INS Kiltan là một trong 4 tàu hộ tống săn ngầm trong Dự án P28 (lớp tàu Kamorta) do Ấn Độ thiết kế.
Các tàu chiến Ấn Độ đã cập cảng Cam Ranh trong thời gian qua có tàu đổ bộ Airavat hồi tháng 7/2023, tàu khu trục INS Kolkata vào năm 2019, tàu hộ vệ mang tên lửa INS Satpura và khinh hạm tên lửa INS Kirch hồi năm 2016.
Trong đợt công tác hiện tại, hai tàu chiến INS Delhi and INS Shakti đã cập cảng Kota Kinabalu của Malaysia.
Tại Malaysia, hải quân hai nước sẽ có diễn tập để tăng cường khả năng phối hợp.
Gần đây Ấn Độ và Malaysia đã hoàn tất hai cuộc tập trận quân sự chung là MILAN 2024 và Ex Samudra Lakshmana 2024.
Quan hệ quốc phòng Việt - Ấn trong 'thế kỷ của đại dương'
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/331b/live/df663a40-10f7-11ef-b9d8-4f52aebe147d.jpg
Chụp lại hình ảnh,Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trong chuyến thăm Ấn Độ vào ngày 19/6/2023
Trong một bài viết ngày 10/5 trên chuyên trang The Diplomat, nghiên cứu sinh tiến sĩ Nguyễn Thế Phương từ Đại học New South Wales (Úc) đánh giá Việt Nam thời gian qua đã có chuyển biến chiến lược quốc phòng quan trọng khi chuyển hướng ra biển nhiều hơn thay vì chỉ chú trọng đất liền.
Năm 2015, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định trong Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” như sau:
“Thế kỷ 21 được thế giới xem là 'thế kỷ của đại dương'. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực Biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng,… với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước” .
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 cũng đã xác định lộ trình hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam đến năm 2030.
Theo tác giả Nguyễn Thế Phương, Việt Nam đang đối mặt với những mối đe dọa tiềm tàng và đáng kể từ biển, từ chiến lược vùng xám của Trung Quốc cho đến xung đột trên biển với giả định là xảy ra hải chiến, đánh chặn.
Ông cũng cho rằng các kịch bản chiến tranh biên giới quy mô lớn trên đất liền như từng đã xảy ra như Chiến tranh biên giới Tây Nam vào năm 1978, Chiến tranh biên giới Việt-Trung hồi năm 1979 là có khả năng cao sẽ không xảy ra, mặc dù không thể loại trừ hoàn toàn khả năng này.
Ấn Độ là một trong 7 nước mà Việt Nam đã xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cho đến nay.
Hai nước đã nâng cấp mối quan hệ lên mức cao nhất trong thang bậc ngoại giao của Việt Nam vào năm 2016.
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Ấn Độ và Việt Nam cho đến nay nhìn chung vẫn tốt đẹp và hợp tác quốc phòng, an ninh là trụ cột quan trọng.
Hai nước đã cho thấy những hợp tác quan trọng trong lĩnh vực hàng hải và quốc phòng như chuyển giao tàu chiến hải quân, tàu tuần tra cao tốc tên lửa hành trình, huấn luyện hải quân cho Việt Nam, chương trình đào tạo và diễn tập song phương, hợp tác thăm dò dầu khí...
Các tàu hải quân Ấn Độ INS Sahyadri và INS Kadmatt đã cập cảng Nhà Rồng ở TP HCM hồi tháng 6/2022.
Trước đó, vào tháng 2/2022, tàu hộ vệ tên lửa 016 Quang Trung của Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đến Ấn Độ để tham gia Cuộc tập trận hải quân đa phương MILAN.
Ấn Độ lần đầu tiên tặng một tàu hộ vệ tên lửa lớp Khukri cho Việt Nam là hồi tháng 6/2023.
Với công nghệ quốc phòng phát triển, Ấn Độ cũng là một trong các nhà cung cấp tiềm năng trong chiến lược đa dạng hóa kho vũ khí của Việt Nam.
Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ đối tác quốc phòng đến năm 2030.
Ấn Độ vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh "Chính sách Hành động Hướng Đông" và điều này được đánh giá là đã và sẽ mang lại nhiều lợi ích về quốc phòng cho Việt Nam.
Tiền thân của chính sách này là "Chính sách Hướng Đông" được Thủ tướng Narasimha Rao khởi xướng vào năm 1992 nhằm tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á về kinh tế, ngoại giao.
Năm 2014, Thủ tướng Narenda Modi chính thức tuyên bố “nâng cấp” LEP thành "Chính sách Hành động hướng Đông", nhấn mạnh hội nhập cả về kinh tế và an ninh với ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc.
Cho đến nay, quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ với khối ASEAN là một trụ cột trong "Chính sách hành động hướng Đông" với lập trường của Ấn Độ ngày càng rõ rệt liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Ấn Độ cũng đang là thành viên trong Bộ tứ QUAD, còn gọi là Bộ tứ Kim cương (Quadrilateral Security Dialogue), ra đời từ năm 2007 cùng với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bộ tứ QUAD ngày càng đóng vai trò là một cơ chế hợp tác đa phương, đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, mở với trật tự dựa theo luật pháp, nhằm tạo thế đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trên Biển Đông.
BBC