PDA

View Full Version : Tịch thu tài sản Nga như một cách bồi thường chiến phí cho Ukraina ?



giahamdzui
05-09-2024, 11:50 PM
Tịch thu tài sản Nga như một cách bồi thường chiến phí cho Ukraina ?




« Buộc Nga phải trả giá ! » - trước nỗi đau và nhu cầu của đất nước Ukraina bị xâm lược, phương Tây đã đề ra khẩu hiệu này nhưng thực hiện không dễ dàng, châu Âu còn rất e dè. Theo Le Monde ngày 23/04/2024, khả năng sử dụng 300 tỉ đô la của Ngân hàng Trung ương Nga, bị phong tỏa từ tháng 2/2022 bắt đầu được ủng hộ, nhất là kế hoạch vừa được Hạ Viện thông qua cho phép Hoa Kỳ bán các tích sản Nga để tài trợ cho việc tái thiết Ukraina.



https://s.rfi.fr/media/display/c27b141e-fccf-11ee-a8c2-005056bf30b7/w:980/p:16x9/2024-04-17T144304Z_1281641736_RC2987ATK3R3_RTRMADP_3_UKRAI NE-CRISIS-ATTACK-CHERNIHIV.webp (https://s.rfi.fr/media/display/c27b141e-fccf-11ee-a8c2-005056bf30b7/w:980/p:16x9/2024-04-17T144304Z_1281641736_RC2987ATK3R3_RTRMADP_3_UKRAI NE-CRISIS-ATTACK-CHERNIHIV.webp)

Đội cứu hộ làm việc tại một tòa nhà đổ nát vì hỏa tiễn Nga ở Chernihiv, Ukraina ngày 17/04/2024. REUTERS - Valentyn Ogirenko

Trang nhất và hồ sơ của Libération hôm nay dành cho việc điều tra về những hợp đồng béo bở của bà Rachida Dati, hiện là bộ trưởng văn hóa. Le Figaro đưa tít « Kế hoạch của thủ tướng Attal chống lại cơn ác mộng hành chánh », Les Echos quan tâm đến việc chính phủ chuẩn bị siết chặt trợ cấp thất nghiệp. Tại châu Phi, La Croix nói về « Sahel, sa mạc thông tin », Le Monde nhấn mạnh đến « Ukraina : Châu Âu trước thách thức gia tăng sự ủng hộ ».in; padding-left: 0in; padding-right: 0in; margin: 1em 0% 0em 0%;"

300 tỉ đô la của Nga vẫn bị phương Tây phong tỏa

Sau sáu tháng phong tỏa, Hạ Viện Mỹ vừa thông qua kế hoạch viện trợ 61 tỉ đô la cho Kiev. Trong chiến hào, dưới lưới lửa liên tục của đại bác Nga, những chiến binh Ukraina không thể dửng dưng trước tin trên. Số tiền này giúp họ mua được khí tài mới và đạn dược đang quá cần trước hỏa lực áp đảo của địch. Theo Le Monde, một sự kiện được nêu ra hai ngày trước đó, bên lề hội nghị Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế ngày 17 và 18/04, cũng liên quan đến họ không kém. Đó là việc sử dụng 300 tỉ đô la của Ngân hàng Trung ương Nga, bị phong tỏa từ tháng 2/2022. Khả năng này bắt đầu được ủng hộ, và kế hoạch vừa được Hạ Viện thông qua cho phép Hoa Kỳ bán các tích sản Nga để tài trợ cho việc tái thiết Ukraina.

« Buộc Nga phải trả giá ! » - trước nỗi đau và nhu cầu của đất nước bị xâm lược, phương Tây đã đưa ra khẩu hiệu này, nhưng thực hiện thì chậm. Nếu việc thiếu đạn pháo là do năng lực kỹ nghệ không đủ, thiếu tiền để tái vũ trang Kiev do thiếu quyết tâm chính trị. Cho đến đầu 2024, trước nguy cơ Kiev thất bại và sự tê liệt của Quốc Hội Mỹ, châu Âu mới cảm thấy là cấp bách. Càng chính đáng hơn khi Matxcơva tung ra chiến dịch hủy diệt hàng loạt cơ sở hạ tầng thiết yếu như nhà máy và mạng lưới điện để phá hoại kinh tế Ukraina.

Đến cuối tháng Ba, 27 nước EU mới thỏa thuận được về việc sử dụng số tiền lời khoảng 3 tỉ đô la một năm, sẽ được chuyển cho Quỹ hòa bình châu Âu - cơ chế hoàn trả cho các nước những khoản đã chi ra để mua thiết bị quân sự gởi cho Kiev. Bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban Châu Âu ước tính có thể chuyển 1 tỉ đô la từ tháng Bảy. Một số giải pháp khác đang được nghiên cứu, chẳng hạn dùng tài sản Nga để bảo đảm tiền vay của Ukraina, hay G7 đứng ra vay.

Tịch biên : « Vũ khí nguyên tử » !

Giải pháp được cho là « vũ khí nguyên tử » : tịch biên. Bộ trưởng tài chánh Mỹ Janet Yellen và các nhà lãnh đạo Anh không loại trừ khả năng này. Từ 2023, các cựu viên chức cao cấp Mỹ như Larry Summers (Dân Chủ) hay Robert Zoellick (Cộng Hòa) khẳng định có cơ sở « đạo đức và pháp lý » để thực hiện, nhất là một đạo luật Mỹ năm 1977. Ngân hàng Trung ương Châu Âu thì lo ngại vũ khí sốc này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của đồng euro. Pháp, Đức ngần ngại không muốn gây lo sợ cho những nước « thứ ba » - mà theo Le Monde là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các vương quốc dầu lửa vùng Vịnh.

Đây sẽ là một quyết định vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Người chiến thắng luôn đòi hỏi bồi thường chiến tranh. Nhưng nếu Ukraina tái chiếm được toàn bộ lãnh thổ đi nữa, Nga cũng không ở cùng tình thế bại trận như Đức năm 1918, hoặc như Irak năm 1991 - bị Liên Hiệp Quốc buộc bồi thường 52 tỉ đô la chủ yếu cho Koweït. Nga vẫn là cường quốc nguyên tử và là một trong năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an.

Phát ngôn viên Kremlin Dmitri Peskov cảnh báo châu Âu về những thiệt hại cho nền kinh tế và hình ảnh nếu quyết định như trên - dù Matxcơva vẫn ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế và nhân quyền. Tương lai « gia tài » 300 tỉ đô la của Nga cũng có thể được bàn bạc trong khuôn khổ một thỏa thuận hòa bình - trước mắt chưa thể nghĩ đến. Nhưng chỉ riêng cái giá của việc phá hủy nhà dân và cơ sở hạ tầng đã lên đến 152 tỉ đô la, việc tái thiết mất đến 500 tỉ đô la, tức cao hơn cả tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Ukraina, theo Ngân hàng Thế giới. Làm thế nào Nga có thể thoát được trách nhiệm này ?

Kẻ xâm lăng phải trả giá cho tội ác

Les Echos dẫn báo cáo của Cepa (Center for European Policy Analysis) có trụ sở tại Washington và đại học kinh tế Kiev cho biết thiệt hại nhiều nhất là nhà dân (gần 60 tỉ đô la), tiếp đến là cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại và kỹ nghệ. Riêng về hạ tầng năng lượng bị hư hại đến 80 % : Lợi dụng thời cơ hệ thống phòng không Ukraina không còn hỏa tiễn, Nga liên tục oanh kích. Chỉ từ 22 đến 29/03, đã có 7 nhà máy nhiệt điện và 2 nhà máy thủy điện bị hỏa tiễn và drone Nga đánh trúng.

Trước đó trên Le Monde, một tập thể gồm các giảng viên đại học và luật gia tên tuổi Pháp đã từng kiến nghị về việc tịch biên tài sản Nga tại các ngân hàng châu Âu. Lá thư nhấn mạnh, làm thế nào Ukraina mà thu nhập đã bị giảm sút nặng nề vì cuộc chiến, có thể bảo đảm được trợ cấp cho thương binh, cho vợ góa con côi của tử sĩ ? Làm thế nào chăm sóc sức khỏe lâu dài và tốn kém cho vô số người bị thương tật vì chiến tranh ? Làm sao tái thiết hàng trăm ngàn căn nhà đã bị Nga phá hủy, tiếp tục giáo dục trung và đại học cho thế hệ sẽ phải xây dựng lại Ukraina thời hậu chiến ?

Cuộc xâm lăng của Nga đã từng bị nhất trí coi là bất hợp pháp và bị lên án bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), Hội Đồng Châu Âu, Liên Hiệp Châu Âu, Tòa án Nhân quyền Châu Âu. Tại sao EU và các thành viên lại do dự, trong khi Nga không ngần ngại trực tiếp vi phạm luật quốc tế, cưỡng bức các công ty châu Âu phải bán lại tài sản với giá rẻ mạt cho các bạn bè của Putin ? Kẻ xâm lăng phải trả giá cho tội ác, chứ không phải là những người đóng thuế tại các nước đồng minh của Ukraina.

Ukraina lo ngại đợt tấn công mới của Nga

Vui mừng trước gói viện trợ mới, nhưng những người lính chiến chưa thể biết được tình hình sẽ diễn biến ra sao khi vũ khí chưa tới tay. Quân Nga ban đầu ngỡ chiếm được Kiev trong vài ngày, sau những thất bại cay đắng năm 2022 bèn lo củng cố phòng tuyến. Trong 18 tháng qua, Nga chỉ chiếm được hai thành phố nhỏ ở Donbass là Bakhmut và Avdiivka, nay thì đang đe dọa Tchassiv Yar ở phía tây Bakhmut.

Tổng thống Volodymyr Zelensky dự đoán quân Nga sẽ lại tấn công « khoảng từ tháng Năm đến tháng Bảy », còn tướng Kyrylo Boudanov, giám đốc tình báo quân đội cho rằng vào « tháng Sáu ». Trong khi đó theo Le Monde, không ít nước châu Âu vẫn chần chừ không muốn chi viện hệ thống phòng không - ngoài Hà Lan sẵn sàng mua lại để chuyển cho Ukraina và Đức sắp tặng thêm một giàn Patriot. Riêng trường hợp Ba Lan có thể hiểu được vì phải lo phòng vệ khi nằm sát bên Ukraina và Belarus.

Đức mạnh tay trước gián điệp

Liên quan đến Trung Quốc, Les Echos chú ý đến sự kiện gây chấn động : Đức bắt giữ trợ lý của một nghị sĩ châu Âu là thủ lãnh đảng cực hữu AfD vì tội « làm gián điệp ». Người này bị cáo buộc chuyển giao cho Trung Quốc « những thông tin liên quan đến các thương thảo và quyết định của Nghị Viện Châu Âu ». Bộ trưởng Nội Vụ Đức coi đây là một vụ trầm trọng.

Jian G., 43 tuổi mang hai quốc tịch Đức và Trung Quốc, theo kênh ARD và tuần báo « Die Zeit », cách đây mười mấy năm đã đề nghị làm việc cho chính quyền nhưng bị từ chối vì nghi ngờ là gián điệp hai mang. Ông ta trở thành trợ lý cho Maximilian Krah từ năm 2019. Được biết trong đảng cực hữu AfD, Maximilian Krah từ nhiều năm qua vẫn dành ưu ái cho Bắc Kinh, từng coi báo cáo về việc tập trung cải tạo người Duy Ngô Nhĩ là « đáng ngờ » và đòi hỏi châu Âu chấm dứt trừng phạt Trung Quốc.

Les Echos nhận thấy Đức không còn muốn trở thành thiên đường cho gián điệp. Vụ bắt giữ này diễn ra một hôm sau khi bắt ba công dân Đức hôm qua vì nghi ngờ làm việc cho tình báo Trung Quốc, chuyển giao thông tin về các « phát minh công nghệ » dùng cho động cơ chiến hạm. Chỉ vài ngày sau khi thủ tướng Olaf Scholz từ Bắc Kinh trở về, Viện Công tố liên bang đã ra tay.

« Nga là bão tố, Trung Quốc là biến đổi khí hậu »

Thomas R. 59 tuổi, bị cáo buộc là « gián điệp của bộ Công An Trung Quốc » với sự giúp sức của cặp vợ chồng Herwig F. (72 tuổi) và Ina F. (58 tuổi), chủ một công ty ở Düsseldorf. Ông ta có « thỏa thuận hợp tác » với một trường đại học để nghiên cứu về các thiết bị dùng cho động cơ các tàu công suất lớn. Khi bị bắt, nghi can đang thương lượng các dự án khác bị nghi là nhằm tăng cường « khả năng chiến đấu của Trung Quốc », mua một thiết bị laser đặc biệt và chuyển bất hợp pháp cho tình báo Trung Quốc.

Le Figaro cho biết trước đó năm ngày, hai người quốc tịch Nga và Đức cũng đã bị bắt vì ý đồ phá hoại việc trợ giúp cho Ukraina. Trong đó có các giao điểm đường sắt để vận chuyển thiết bị quân sự, các nhà máy vũ khí, căn cứ quân sự Mỹ Grafenwöhr - nơi các quân nhân Ukraina được huấn luyện sử dụng chiến xa Abram. Các nhà điều tra tịch thu được nhiều hình ảnh và video về căn cứ này, tình báo quân đội Đức ghi nhận năm ngoái có trên 400 vụ drone bay phía trên doanh trại. Chưa kể trưởng một bộ phận tình báo liên bang của Đức phải ra tòa vì tội cung cấp thông tin cho Nga. Nhà sử học Robert Kindler gọi Đức là « mắt xích yếu ở châu Âu ».

Giữa gián điệp Nga và Trung Quốc, bên nào nguy hiểm hơn ? Les Echos nhắc lại, trước chuyến công du Bắc Kinh đầu tiên của ông Olaf Scholz tháng 11/2022, các cơ quan tình báo Đức giải thích với Quốc Hội « Nga là bão tố, còn Trung Quốc là biến đổi khí hậu ». Vào lúc đó, tình báo đã tố cáo sự ngây thơ của Đức trước Trung Quốc.

Israel : Tướng tình báo quân đội từ chức

Nhìn sang Trung Đông, Libération và La Croix đều quan tâm đến việc tướng Aharon Haliva từ chức. Đỉnh điểm căng thẳng với Iran đã trôi qua, bây giờ là lúc bộ máy an ninh Israel phải tự kiểm điểm, và giám đốc tình báo quân đội Israel là người đầu tiên đứng ra nhận trách nhiệm.

La Croix tự hỏi, phải chăng đây là vụ từ chức đầu tiên của một loạt quân cờ domino tiếp theo ? Tướng Aharon Haliva hôm qua đã thông báo ông sẽ rời chức vụ sau 38 năm phục vụ trong quân đội. Trong lá thư gởi cho tổng tham mưu trưởng Herzi Halevi, ông viết : « Ngày 07/10/2023, cơ quan tình báo dưới quyền của tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao (…). Từ đó đến nay, thời điểm đen tối ấy luôn ám ảnh tôi, ngày cũng như đêm. Tôi luôn mang theo trong mình nỗi đau khủng khiếp này ».

Vị tướng 56 tuổi có tiếng là trực tính, sẽ rời quân ngũ một khi người kế nhiệm được chỉ định. Chuyên gia David Khalfa, Fondation Jean-Jaurès nhận định loan báo của tướng Haliva, sáu tháng sau sự kiện cho thấy giai đoạn căng thẳng nhất của chiến dịch phối hợp liên quân đã qua đi. Và việc tổng tham mưu trưởng chấp nhận cho từ chức có nghĩa là quân đội cảm thấy đã đến lúc nhìn lại, tự vấn lương tâm. Libération nhận thấy trong lúc việc tướng Aharon Haliva từ chức chiếm trang nhất tất cả báo chí Israel vào dịp lễ lớn Pessah của người Do Thái, không ít người đặt câu hỏi : « Tại sao lại là ông ấy mà không phải là những người khác ? »


RFI