duyanh
05-08-2024, 12:38 PM
Hàng trăm người Việt và Khmer Krom biểu tình trước LHQ tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vnm-demonstration-in-front-of-un-headquarter-upr-2024-05082024055620.html/@@images/7d37b665-bc2e-489f-a10b-2facb816b630.jpeg
Người biểu tình mang theo chân dung của TNLT Trịnh Bá Phương và cờ vàng ba sọc đỏ ngày 7/5/2024. RFA
Trong khi phái đoàn lãnh đạo các bộ ngành của Chính phủ Việt Nam bị đại diện các quốc gia chất vấn, chỉ trích trong phòng họp của Liên Hiệp Quốc về tình trạng đàn áp nhân quyền, ở bên ngoài, người biểu tình nêu bật vấn nạn này ở trong nước.
Sáng 07/05/2024, hàng trăm người Việt và người Khmer Krom từ nhiều quốc gia khác nhau tập trung trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thuỵ Sĩ, biểu tình phản đối tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
Ước tính có khoảng 150 người Khmers Krom mang theo lá cờ ba màu của Liên đoàn Khmers Kampuchea-Krom (KKF) và hình ảnh của những người Khmer ở các tỉnh Nam Bộ bị cơ quan công an bắt giữ trong thời gian gần đây với các tội danh về "tuyên truyền chống Nhà nước".
Ông Trần Xa Rộng - Phó Chủ tịch thứ hai của KKF từ Ý cũng đến tham dự cuộc biểu tình, cho biết những người như ông muốn cho thế giới hiểu rõ rằng Chính phủ Việt Nam đã bắt giữ các Phật tử và các nhà sư Khmer Krom không đúng pháp luật.
Ông nói với cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do:
"Tôi hi vọng rằng các nước tự do trên thế giới này sẽ dùng những biện pháp có thể bắt buộc Chính quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng quyền tự do, nhất là về mặt nhân quyền mà Chính quyền cộng sản Việt Nam là thành viên nhưng không áp dụng.
Tôi hi vọng rằng những áp lực này sẽ làm chính phủ Cộng sản Việt Nam sẽ thay đổi một cách nào đó đối với người Khmer Krom chúng tôi."
Từ đầu năm đến nay, cơ quan công an các tỉnh Nam bộ đã bắt giữ và kết án ít nhất 13 nhà hoạt động vì quyền của người bản địa, trong đó có sư trụ trì Thạch Chanh Đa Ra, các nhà sư và Phật tử trong vụ tranh chấp ở chùa Đại Thọ, tỉnh Vĩnh Long.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vnm-demonstration-in-front-of-un-headquarter-upr-2024-05082024055620.html/dsc01903.jpg/@@images/4b499121-8185-45f1-b580-5bf7406400fa.jpeg
Người Khmer Krom yêu cầu chính phủ Việt Nam phóng thích các nhà hoạt động vì quyền của người bản địa hôm 7/5/2024. Ảnh: RFA
Cuộc biểu tình diễn ra trong lúc phái đoàn Việt Nam bị các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc chất vấn về nhân quyền tại Phiên Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR).
Khoảng 100 người Việt cũng mang theo lá cờ ba sọc đỏ - lá cờ di sản đại diện cho cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại cùng với lá cờ của Liên minh Châu Âu (EU) đến cuộc biểu tình.
Những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu yêu cầu nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền con người và thả tự do cho các tù nhân lương tâm như Lê Đình Lượng, Trần Huỳnh Duy Thức...
Hoàng Tứ Duy - Tổng bí thư đảng Việt Tân cầm theo bức chân dung của nhà báo, tù nhân lương tâm Phạm Đoan Trang, cho hay ông và tổ chức của mình trong vài ngày qua đã vận động các phái bộ ngoại giao cũng như tòa đại sứ của các nước tự do để nêu khuyến nghị cải thiện tình trạng nhân quyền ở trong nước.
Ông Duy cho biết, một mặt chính phủ Việt Nam đàn áp các quyền tự do của người dân nhưng mặt khác họ rất quan tâm và lo ngại sự chỉ trích của quốc tế nên đó là cơ hội để những nhà hoạt động "vận động quốc tế có những biện pháp mạnh hơn để cải thiện nhân quyền Việt Nam."
Ông bày tỏ thêm với cộng tác viên đài RFA:
"Tôi rất quan tâm về vấn đề vận động quốc tế nhưng mà cuộc kiểm điểm thực sự quan trọng hơn đó chính là cuộc kiểm điểm của chính người Việt Nam về tình trạng nhân quyền của chính mình, của gia đình, của bạn bè mình và những gì chúng ta có thể làm được để làm sao có thêm quyền cơ bản cho đời sống của chúng ta."
Cô Helene Nguyễn, đến từ Đan Mạch cho biết, mặc dù có một số sự cải thiện nhưng việc đàn áp quyền tự do ngôn luận ở trong nước của chính quyền ngày càng nghiêm trọng hơn, số người bị bỏ tù ngày một nhiều hơn.
Bên cạnh việc biểu tình, cô cũng đi vận động các tổ chức quốc tế, các chính giới của các nước tự do quan tâm đến tình trạng này. Cô cho hay, sẽ tiếp tục cất lên tiếng nói cho những người không có tiếng nói ở Việt Nam:
"Tôi biết tình trạng đàn áp rất khốc liệt ở trong nước và vì lý do an toàn nên thật ra rằng nhiều tiếng nói cũng im lặng hơn trước, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục ở ngoài đây để tiếp tục đi vận động. Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng đối với sự đàn áp ở trong nước."
RFA
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vnm-demonstration-in-front-of-un-headquarter-upr-2024-05082024055620.html/@@images/7d37b665-bc2e-489f-a10b-2facb816b630.jpeg
Người biểu tình mang theo chân dung của TNLT Trịnh Bá Phương và cờ vàng ba sọc đỏ ngày 7/5/2024. RFA
Trong khi phái đoàn lãnh đạo các bộ ngành của Chính phủ Việt Nam bị đại diện các quốc gia chất vấn, chỉ trích trong phòng họp của Liên Hiệp Quốc về tình trạng đàn áp nhân quyền, ở bên ngoài, người biểu tình nêu bật vấn nạn này ở trong nước.
Sáng 07/05/2024, hàng trăm người Việt và người Khmer Krom từ nhiều quốc gia khác nhau tập trung trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thuỵ Sĩ, biểu tình phản đối tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
Ước tính có khoảng 150 người Khmers Krom mang theo lá cờ ba màu của Liên đoàn Khmers Kampuchea-Krom (KKF) và hình ảnh của những người Khmer ở các tỉnh Nam Bộ bị cơ quan công an bắt giữ trong thời gian gần đây với các tội danh về "tuyên truyền chống Nhà nước".
Ông Trần Xa Rộng - Phó Chủ tịch thứ hai của KKF từ Ý cũng đến tham dự cuộc biểu tình, cho biết những người như ông muốn cho thế giới hiểu rõ rằng Chính phủ Việt Nam đã bắt giữ các Phật tử và các nhà sư Khmer Krom không đúng pháp luật.
Ông nói với cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do:
"Tôi hi vọng rằng các nước tự do trên thế giới này sẽ dùng những biện pháp có thể bắt buộc Chính quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng quyền tự do, nhất là về mặt nhân quyền mà Chính quyền cộng sản Việt Nam là thành viên nhưng không áp dụng.
Tôi hi vọng rằng những áp lực này sẽ làm chính phủ Cộng sản Việt Nam sẽ thay đổi một cách nào đó đối với người Khmer Krom chúng tôi."
Từ đầu năm đến nay, cơ quan công an các tỉnh Nam bộ đã bắt giữ và kết án ít nhất 13 nhà hoạt động vì quyền của người bản địa, trong đó có sư trụ trì Thạch Chanh Đa Ra, các nhà sư và Phật tử trong vụ tranh chấp ở chùa Đại Thọ, tỉnh Vĩnh Long.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vnm-demonstration-in-front-of-un-headquarter-upr-2024-05082024055620.html/dsc01903.jpg/@@images/4b499121-8185-45f1-b580-5bf7406400fa.jpeg
Người Khmer Krom yêu cầu chính phủ Việt Nam phóng thích các nhà hoạt động vì quyền của người bản địa hôm 7/5/2024. Ảnh: RFA
Cuộc biểu tình diễn ra trong lúc phái đoàn Việt Nam bị các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc chất vấn về nhân quyền tại Phiên Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR).
Khoảng 100 người Việt cũng mang theo lá cờ ba sọc đỏ - lá cờ di sản đại diện cho cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại cùng với lá cờ của Liên minh Châu Âu (EU) đến cuộc biểu tình.
Những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu yêu cầu nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền con người và thả tự do cho các tù nhân lương tâm như Lê Đình Lượng, Trần Huỳnh Duy Thức...
Hoàng Tứ Duy - Tổng bí thư đảng Việt Tân cầm theo bức chân dung của nhà báo, tù nhân lương tâm Phạm Đoan Trang, cho hay ông và tổ chức của mình trong vài ngày qua đã vận động các phái bộ ngoại giao cũng như tòa đại sứ của các nước tự do để nêu khuyến nghị cải thiện tình trạng nhân quyền ở trong nước.
Ông Duy cho biết, một mặt chính phủ Việt Nam đàn áp các quyền tự do của người dân nhưng mặt khác họ rất quan tâm và lo ngại sự chỉ trích của quốc tế nên đó là cơ hội để những nhà hoạt động "vận động quốc tế có những biện pháp mạnh hơn để cải thiện nhân quyền Việt Nam."
Ông bày tỏ thêm với cộng tác viên đài RFA:
"Tôi rất quan tâm về vấn đề vận động quốc tế nhưng mà cuộc kiểm điểm thực sự quan trọng hơn đó chính là cuộc kiểm điểm của chính người Việt Nam về tình trạng nhân quyền của chính mình, của gia đình, của bạn bè mình và những gì chúng ta có thể làm được để làm sao có thêm quyền cơ bản cho đời sống của chúng ta."
Cô Helene Nguyễn, đến từ Đan Mạch cho biết, mặc dù có một số sự cải thiện nhưng việc đàn áp quyền tự do ngôn luận ở trong nước của chính quyền ngày càng nghiêm trọng hơn, số người bị bỏ tù ngày một nhiều hơn.
Bên cạnh việc biểu tình, cô cũng đi vận động các tổ chức quốc tế, các chính giới của các nước tự do quan tâm đến tình trạng này. Cô cho hay, sẽ tiếp tục cất lên tiếng nói cho những người không có tiếng nói ở Việt Nam:
"Tôi biết tình trạng đàn áp rất khốc liệt ở trong nước và vì lý do an toàn nên thật ra rằng nhiều tiếng nói cũng im lặng hơn trước, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục ở ngoài đây để tiếp tục đi vận động. Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng đối với sự đàn áp ở trong nước."
RFA