duyanh
05-02-2024, 11:55 AM
Mỹ tố Nga sử dụng hóa chất bị cấm để tấn công quân Ukraina
Hoa Kỳ hôm qua, 01/05/2024, tố cáo Nga đã sử dụng hóa chất Chloropicrine, vốn đã bị cấm sử dụng trong các cuộc xung đột, để tấn công lực lượng Ukraina.
https://s.rfi.fr/media/display/cd934284-0861-11ef-9724-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP24102553579593.jpg
Ảnh chụp từ video do Cơ quan báo chí bộ Quốc Phòng Nga, công bố ngày 09/04/2024: Binh sĩ Nga bắn súng phun lửa về phía các vị trí của quân đội Ukraina tại một địa điểm không được tiết lộ ở Ukraina. AP
Theo báo cáo do bộ Ngoại Giao Mỹ công bố, Nga không chỉ sử dụng hóa chất bị cấm trong chiến tranh Ukraina, mà còn sử dụng « các hóa chất chống bạo động » như một « phương pháp chiến tranh ở Ukraina », và như vậy là « vi phạm Công ước cấm vũ khí hóa học ». Theo AFP, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết thêm là việc sử dụng những hóa chất nói trên « không phải là một sự cố cá biệt mà rất có thể là được thúc đẩy bởi mong muốn của quân Nga nhằm đánh bật lực lượng Ukraina khỏi các công sự và nhằm đạt được những bước tiến chiến thuật trên chiến trường ».
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH) của Mỹ, chất hóa học Chloropicrine là một hoạt chất rất độc, thường có trong thuốc trừ sâu diệt cỏ, việc hít phải chất này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vào thời Đệ Nhất Thế Chiến, khí Chloropicrine đã từng được sử dụng trong các trận đánh khiến đối phương ngạt thở, nhưng nay đã bị cấm sử dụng trong các cuộc xung đột, theo Công ước Cấm Vũ khí Hóa học.
Hôm nay, điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc nói trên của bộ Ngoại Giao Mỹ, cho đó là những cáo buộc "không có cơ sở".
Thực ra, đây không phải lần đầu tiên Nga bị nghi sử dụng chất độc, chất hóa học trong chiến tranh Ukraina. Báo Pháp Le Figaro nhắc lại binh lính Ukraina đã nhiều lần báo cáo về tác động từ « các chất bí ẩn ». Trong thông cáo hồi tháng 12/2023, bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraina thống kê là Nga đã thực hiện 81 vụ tấn công hóa học. Hồi tháng 08/2023, một viên tướng Ukraina khẳng định là phía Nga đã tiến hành 2 đợt tấn công ồ ạt với các bệ phóng tên lửa đa nòng và đạn pháo có chứa Chloropicrine, « một hóa chất độc ». Thông tín viên đài France 24 cũng nói đến « hai loạt đạn pháo chứa Chloropicrine » mà lực lượng Nga đã phóng đi, nhưng theo Le Figaro, thông tin nói trên chưa được một nguồn độc lập kiểm chứng.
Về phía Nga, hồi tháng 02/2024, Matxcơva cũng cáo buộc Ukraina dùng drone mang theo các hóa chất độc hại, trong đó có Chloropicrine, để tấn công vào vị trí của quân đội Nga ở vùng Zaporijjia.
RFI
Hoa Kỳ hôm qua, 01/05/2024, tố cáo Nga đã sử dụng hóa chất Chloropicrine, vốn đã bị cấm sử dụng trong các cuộc xung đột, để tấn công lực lượng Ukraina.
https://s.rfi.fr/media/display/cd934284-0861-11ef-9724-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP24102553579593.jpg
Ảnh chụp từ video do Cơ quan báo chí bộ Quốc Phòng Nga, công bố ngày 09/04/2024: Binh sĩ Nga bắn súng phun lửa về phía các vị trí của quân đội Ukraina tại một địa điểm không được tiết lộ ở Ukraina. AP
Theo báo cáo do bộ Ngoại Giao Mỹ công bố, Nga không chỉ sử dụng hóa chất bị cấm trong chiến tranh Ukraina, mà còn sử dụng « các hóa chất chống bạo động » như một « phương pháp chiến tranh ở Ukraina », và như vậy là « vi phạm Công ước cấm vũ khí hóa học ». Theo AFP, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết thêm là việc sử dụng những hóa chất nói trên « không phải là một sự cố cá biệt mà rất có thể là được thúc đẩy bởi mong muốn của quân Nga nhằm đánh bật lực lượng Ukraina khỏi các công sự và nhằm đạt được những bước tiến chiến thuật trên chiến trường ».
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH) của Mỹ, chất hóa học Chloropicrine là một hoạt chất rất độc, thường có trong thuốc trừ sâu diệt cỏ, việc hít phải chất này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vào thời Đệ Nhất Thế Chiến, khí Chloropicrine đã từng được sử dụng trong các trận đánh khiến đối phương ngạt thở, nhưng nay đã bị cấm sử dụng trong các cuộc xung đột, theo Công ước Cấm Vũ khí Hóa học.
Hôm nay, điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc nói trên của bộ Ngoại Giao Mỹ, cho đó là những cáo buộc "không có cơ sở".
Thực ra, đây không phải lần đầu tiên Nga bị nghi sử dụng chất độc, chất hóa học trong chiến tranh Ukraina. Báo Pháp Le Figaro nhắc lại binh lính Ukraina đã nhiều lần báo cáo về tác động từ « các chất bí ẩn ». Trong thông cáo hồi tháng 12/2023, bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraina thống kê là Nga đã thực hiện 81 vụ tấn công hóa học. Hồi tháng 08/2023, một viên tướng Ukraina khẳng định là phía Nga đã tiến hành 2 đợt tấn công ồ ạt với các bệ phóng tên lửa đa nòng và đạn pháo có chứa Chloropicrine, « một hóa chất độc ». Thông tín viên đài France 24 cũng nói đến « hai loạt đạn pháo chứa Chloropicrine » mà lực lượng Nga đã phóng đi, nhưng theo Le Figaro, thông tin nói trên chưa được một nguồn độc lập kiểm chứng.
Về phía Nga, hồi tháng 02/2024, Matxcơva cũng cáo buộc Ukraina dùng drone mang theo các hóa chất độc hại, trong đó có Chloropicrine, để tấn công vào vị trí của quân đội Nga ở vùng Zaporijjia.
RFI