duyanh
04-19-2024, 05:53 PM
Ngân Hàng Nhà Nước thừa nhận chuyện bơm tiền giải cứu ngân hàng SCB của Trương Mỹ Lan
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hai ngày sau khi hãng Reuters tiết lộ chính phủ Việt Nam thực hiện cuộc giải cứu $24 tỷ “chưa có tiền lệ” cho ngân hàng SCB, giới chức Ngân Hàng Nhà Nước thừa nhận có chuyện này nhưng không xác nhận số tiền nêu trên.
Theo báo Tuổi Trẻ, tại cuộc họp báo diễn ra hôm 19 Tháng Tư, ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, cho hay cơ quan này có những giải pháp can thiệp vào nhà băng SCB để “đảm bảo sự ổn định cho ngân hàng, ổn định hệ thống và đảm bảo an ninh trật tự xã hội.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/VN-Ngan-Hang-Nha-Nuoc-SCB-1.webp
Ông Đào Minh Tú (đứng), phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, tại cuộc họp báo hôm 19 Tháng Tư. (Hình: Tuổi Trẻ)
“SCB là ngân hàng có quy mô, tổng tài sản lớn. Do đó đòi hỏi giải pháp xử lý cũng phải đủ lớn để thực hiện,” ông Tú nói.
“Chúng tôi tiếp tục xây dựng lộ trình tái cơ cấu từng bước ngân hàng SCB. Nghiên cứu khẩn trương, tích cực tìm ra giải pháp cơ chế, tạo điều kiện cho SCB từng bước ổn định, phục hồi và hoạt động bình thường,” ông Tú nhấn mạnh.
Theo ông này, việc Ngân Hàng Nhà Nước “cho vay cung ứng tiền,” dù ít hay nhiều đều có “công cụ điều hòa lượng tiền đưa ra.”
Tuy vậy, ông Đào Minh Tú không đả động gì đến bình luận của Reuters cho rằng chính phủ Việt Nam trong tình thế nếu không bơm tiền cho vay, SCB “sẽ sụp đổ,” nhưng nếu cứ bơm tiền thế này, kho bạc nhà nước “sẽ dần cạn kiệt.”
Trước đó, bản tin hôm 17 Tháng Tư của hãng tin nêu trên tiết lộ rằng khối lượng tiền mặt khổng lồ được Ngân Hàng Nhà Nước bơm vào SCB cho thấy quy mô thiệt hại tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính Việt Nam.
Theo tuyên bố của Ngân Hàng Nhà Nước, dự trữ ngoại hối đạt khoảng $100 tỷ vào hồi cuối năm ngoái. Tuy vậy, tính đến đầu Tháng Tư, cơ quan này đã phải bơm $24 tỷ “khoản vay đặc biệt” vào SCB.
Theo các tài liệu mà Reuters thu thập được, tốc độ bơm tiền vào SCB hiện đã “chậm lại một chút” nhưng đạt bình quân hơn $900 triệu mỗi tháng trong vòng năm tháng qua.
Đáng lưu ý, khoản bơm tiền mặt vào SCB được ghi nhận lên tới 5.6% sản lượng kinh tế hằng năm và tương đương 1/4 dự trữ ngoại hối của Việt Nam.
Ngân Hàng Nhà Nước đưa SCB vào diện giám sát đặc biệt để ngăn chặn tình trạng tháo chạy khỏi ngân hàng sau vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan hồi Tháng Mười, 2022.
SCB được ghi nhận sử dụng số tiền được bơm vào để chi trả cho việc rút tiền mặt, theo một báo cáo mà nhà băng này gửi Ngân Hàng Nhà Nước hồi Tháng Mười Một năm ngoái.
Sau khi bị Ngân Hàng Nhà Nước kiểm soát, lượng tiền gửi tiết kiệm tại SCB đã giảm 80% xuống còn khoảng $6 tỷ, tính đến Tháng Mười Hai cùng năm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/VN-Ngan-Hang-Nha-Nuoc-SCB-2.webp
Một phòng giao dịch của ngân hàng SCB. (Hình: Tuổi Trẻ)
Dự báo với tốc độ hiện tại, SCB có thể hết sạch lượng tiền gửi của khách hàng vào giữa năm nay trong lúc nợ xấu đã tăng lên 97% dư nợ tín dụng của nhà băng này.
Theo phán quyết của Tòa Án ở Sài Gòn mới đây, ngân hàng SCB thuộc sở hữu của bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, và do bà này nắm quyền kiểm soát, chi phối toàn bộ hoạt động tín dụng. (N.H.K)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hai ngày sau khi hãng Reuters tiết lộ chính phủ Việt Nam thực hiện cuộc giải cứu $24 tỷ “chưa có tiền lệ” cho ngân hàng SCB, giới chức Ngân Hàng Nhà Nước thừa nhận có chuyện này nhưng không xác nhận số tiền nêu trên.
Theo báo Tuổi Trẻ, tại cuộc họp báo diễn ra hôm 19 Tháng Tư, ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, cho hay cơ quan này có những giải pháp can thiệp vào nhà băng SCB để “đảm bảo sự ổn định cho ngân hàng, ổn định hệ thống và đảm bảo an ninh trật tự xã hội.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/VN-Ngan-Hang-Nha-Nuoc-SCB-1.webp
Ông Đào Minh Tú (đứng), phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, tại cuộc họp báo hôm 19 Tháng Tư. (Hình: Tuổi Trẻ)
“SCB là ngân hàng có quy mô, tổng tài sản lớn. Do đó đòi hỏi giải pháp xử lý cũng phải đủ lớn để thực hiện,” ông Tú nói.
“Chúng tôi tiếp tục xây dựng lộ trình tái cơ cấu từng bước ngân hàng SCB. Nghiên cứu khẩn trương, tích cực tìm ra giải pháp cơ chế, tạo điều kiện cho SCB từng bước ổn định, phục hồi và hoạt động bình thường,” ông Tú nhấn mạnh.
Theo ông này, việc Ngân Hàng Nhà Nước “cho vay cung ứng tiền,” dù ít hay nhiều đều có “công cụ điều hòa lượng tiền đưa ra.”
Tuy vậy, ông Đào Minh Tú không đả động gì đến bình luận của Reuters cho rằng chính phủ Việt Nam trong tình thế nếu không bơm tiền cho vay, SCB “sẽ sụp đổ,” nhưng nếu cứ bơm tiền thế này, kho bạc nhà nước “sẽ dần cạn kiệt.”
Trước đó, bản tin hôm 17 Tháng Tư của hãng tin nêu trên tiết lộ rằng khối lượng tiền mặt khổng lồ được Ngân Hàng Nhà Nước bơm vào SCB cho thấy quy mô thiệt hại tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính Việt Nam.
Theo tuyên bố của Ngân Hàng Nhà Nước, dự trữ ngoại hối đạt khoảng $100 tỷ vào hồi cuối năm ngoái. Tuy vậy, tính đến đầu Tháng Tư, cơ quan này đã phải bơm $24 tỷ “khoản vay đặc biệt” vào SCB.
Theo các tài liệu mà Reuters thu thập được, tốc độ bơm tiền vào SCB hiện đã “chậm lại một chút” nhưng đạt bình quân hơn $900 triệu mỗi tháng trong vòng năm tháng qua.
Đáng lưu ý, khoản bơm tiền mặt vào SCB được ghi nhận lên tới 5.6% sản lượng kinh tế hằng năm và tương đương 1/4 dự trữ ngoại hối của Việt Nam.
Ngân Hàng Nhà Nước đưa SCB vào diện giám sát đặc biệt để ngăn chặn tình trạng tháo chạy khỏi ngân hàng sau vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan hồi Tháng Mười, 2022.
SCB được ghi nhận sử dụng số tiền được bơm vào để chi trả cho việc rút tiền mặt, theo một báo cáo mà nhà băng này gửi Ngân Hàng Nhà Nước hồi Tháng Mười Một năm ngoái.
Sau khi bị Ngân Hàng Nhà Nước kiểm soát, lượng tiền gửi tiết kiệm tại SCB đã giảm 80% xuống còn khoảng $6 tỷ, tính đến Tháng Mười Hai cùng năm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/VN-Ngan-Hang-Nha-Nuoc-SCB-2.webp
Một phòng giao dịch của ngân hàng SCB. (Hình: Tuổi Trẻ)
Dự báo với tốc độ hiện tại, SCB có thể hết sạch lượng tiền gửi của khách hàng vào giữa năm nay trong lúc nợ xấu đã tăng lên 97% dư nợ tín dụng của nhà băng này.
Theo phán quyết của Tòa Án ở Sài Gòn mới đây, ngân hàng SCB thuộc sở hữu của bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, và do bà này nắm quyền kiểm soát, chi phối toàn bộ hoạt động tín dụng. (N.H.K)