giahamdzui
04-10-2024, 12:31 AM
Hệ quả Ecuador đối mặt khi đột kích đại sứ quán Mexico
Cuộc đột kích đại sứ quán Mexico để bắt cựu phó tổng thống có thể khiến Ecuador bị nhiều nước quay lưng, đồng thời gây thiệt hại cả về mặt kinh tế.
Quan hệ ngoại giao giữa Mexico và Ecuador đang rạn nứt nghiêm trọng sau khi cảnh sát đặc nhiệm Ecuador tối 5/4 trèo tường xông vào đại sứ quán Mexico ở thủ đô Quito để bắt cựu phó tổng thống nước này Jorge Glas, người đang tị nạn tại đây.
Glas giữ chức phó tổng thống Ecuador nhiệm kỳ 2013-2017 dưới thời tổng thống cánh tả Rafael Correa và tại nhiệm trong vài tháng trong chính quyền tổng thống Lenin Moreno, trước khi bị bãi nhiệm và kết án 6 năm tù với cáo buộc tham nhũng.
Ông được ra tù trước thời hạn hồi tháng 11/2022, nhưng sau khi doanh nhân Daniel Noboa, 36 tuổi, nhậm chức Tổng thống vào tháng 11/2023, Glas tiếp tục bị điều tra với cáo buộc biển thủ khoản tiền khắc phục hậu quả trận động đất năm 2015 và được yêu cầu quay lại nhà tù.
Cựu phó tổng thống Ecuador kháng cáo quyết định này và xin tị nạn trong đại sứ quán Mexico ở Quito, cho rằng bản thân đang bị Bộ Tư pháp Ecuador đối xử bất công. Ông đã nương náu trong cơ sở ngoại giao này nhiều tháng qua.
Vụ đột kích đại sứ quán được giới chức Ecuador tiến hành chỉ vài giờ sau khi Mexico phê chuẩn đơn xin tị nạn của Glas vào ngày 5/4. Tuy nhiên, động thái triển khai lực lượng vũ trang đột nhập giữa đêm vào cơ sở ngoại giao được xem là "bất khả xâm phạm" đã khiến Ecuador hứng chịu hàng loạt chỉ trích và đối mặt nhiều hậu quả.
Mexico đã lập tức thông báo cắt quan hệ ngoại giao với Ecuador, rút nhân viên sứ quán về nước và nộp đơn khiếu nại lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2024/04/08/ecuador-police-mexico-embassy-6818-1673-1712550559.jpg
Cảnh sát đột kích đại sứ quán Mexico ở thủ đô Quito, Ecuador, tối 5/4. Ảnh: AP
Theo Esteban Nicholls, chuyên gia nghiên cứu Mỹ Latin tại Đại học Simon Bolivar Andean của Ecuador, sau khi thụ lý đơn kiện, ICJ có thể cho rằng Ecuador đã vi phạm Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao, nên sẽ trừng phạt bằng cách tước quyền bỏ phiếu của nước này tại các cơ quan đa phương như Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ (OAS).
Trước ICJ, Ecuador nhiều khả năng sẽ lập luận rằng đại sứ quán Mexico đã che chở cho một tù nhân bình thường, không phải người bị đàn áp về mặt chính trị. "Luật pháp quốc tế không cho phép một tội phạm bình thường trú ẩn trong đại sứ quán", Nicholls nói.
Nhưng chuyên gia này cho rằng ICJ chắc chắn sẽ ra phán quyết bất lợi cho Ecuador, bởi việc đột kích một đại sứ quán là hành động xâm phạm lãnh thổ "bất khả xâm phạm" của quốc gia khác.
Các chuyên gia luật quốc tế và lãnh đạo khu vực cũng cho rằng động thái của Ecuador đã vi phạm khuôn khổ luật pháp quốc tế lâu đời mà ít nhà cầm quyền dám vượt qua và chắc chắn sẽ khiến Quito phải chịu đòn giáng nặng nề về ngoại giao.
Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha tuyên bố "việc dùng vũ lực xông vào đại sứ quán Mexico ở Quito là hành vi vi phạm Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao năm 1961".
Công ước Vienna quy định khuôn viên các cơ quan ngoại giao là vùng bất khả xâm phạm, nhấn mạnh lực lượng nước sở tại không được phép vào nếu chưa có sự đồng thuận từ người đứng đầu phái bộ ngoại giao.
Bolivia đã rút đại sứ khỏi Quito. Nicaragua thông báo cắt quan hệ ngoại giao với Ecuador nhằm thể hiện lập trường phản đối.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho hay "Mỹ lên án mọi hành vi vi phạm Công ước Vienna", đồng thời kêu gọi Ecuador và Mexico giải quyết các bất đồng.
Tổng thống Colombia Gustavo Petro nói rằng quyền tị nạn của ông Glas đã "bị vi phạm một cách trắng trợn", trong khi Tổng thống Honduras Xiomara Castro gọi vụ đột kích đại sứ quán Mexico "là hành động không thể dung thứ đối với cộng đồng quốc tế".
Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ông rất "bất ngờ" trước cuộc đột kích, đồng thời tái khẳng định "nguyên tắc cơ bản về quyền bất khả xâm phạm của các cơ sở, nhân sự ngoại giao và lãnh sự".
Natalia Saltalamacchia, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Viện Công nghệ Tự quản Mexico, giải thích việc cảnh sát Ecuador xông vào đại sứ quán để bắt người là hành động cố tình xâm nhập lãnh thổ có chủ quyền của Mexico.
Mặt khác, theo Saltalamacchia, việc lực lượng an ninh Ecuador làm bị thương nhân viên ngoại giao trong sứ quán cũng vi phạm một phần khác trong Công ước Vienna.
https://www.youtube.com/watch?v=mtYhM9Fch2o
https://i.ytimg.com/vi/mtYhM9Fch2o/maxresdefault.jpg
Nhà ngoại giao Mexico Roberto Canseco bị quật ngã khi cố ngăn đoàn xe chở cựu phó tổng thống Ecuador Jorge Glas rời khỏi đại sứ quán nước này ở Quito ngày 5/4.
Video từ truyền thông địa phương cho thấy tham tán công sứ Roberto Canseco, lãnh đạo bộ phận lãnh sự tại đại sứ quán Mexico ở Quito, đã bị cảnh sát quật ngã khi cố đuổi theo ngăn đoàn xe chở cựu phó tổng thống Ecuador rời khỏi khu vực.
Saltalamacchia thêm rằng khi bắt ông Glas, chính phủ Ecuador có thể cũng đã vi phạm một thỏa thuận khu vực được gọi là Công ước về Tị nạn Ngoại giao năm 1954, cho phép các cá nhân xin tị nạn tại đại sứ quán.
"Khi một quốc gia như Ecuador đưa ra quyết định như vậy, họ thực sự đang gây nguy hiểm cho tất cả đại sứ quán của tất cả các quốc gia trên thế giới" bằng cách "phớt lờ tiền lệ", Saltalamacchia cho hay. "Họ đang tạo ra hỗn loạn".
Những quy định trong Công ước Vienna được thiết lập nhằm duy trì mối quan hệ ngoại giao lành mạnh trên toàn thế giới và cho phép các nhà ngoại giao thực hiện công việc của mình mà không sợ bị trả thù, Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý, khẳng định quyền miễn trừ tồn tại để đảm bảo các nhân viên ngoại giao "thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thay mặt cho chính phủ của họ".
Theo giới quan sát, cuộc đột kích tối 5/4 là hành động mà ngay cả các chính phủ bị chỉ trích nhiều nhất trong khu vực cũng ngần ngại thực hiện và chính phủ Ecuador cũng từng tuyên bố hành động như vậy là bất hợp pháp.
Ecuador chính là quốc gia từng cho nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange tị nạn trong đại sứ quán ở London vào năm 2012. Khi cảnh sát Anh đe dọa sẽ đột kích cơ sở này để truy lùng Assange, Ecuador lúc bấy giờ nói họ "vô cùng sốc", nhấn mạnh "đây là hành động vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế và các quy định trong Công ước Vienna". Cảnh sát Anh cuối cùng không xông vào đại sứ quán, mà liên tục canh giữ cơ sở này để đề phòng Assange trốn ra ngoài.
Roberto Beltran, giáo sư về quản lý xung đột tại Đại học Kỹ thuật Tư nhân Loja của Ecuador, mô tả mối rạn nứt quan hệ giữa quốc gia này với Mexico là "cực kỳ nguy hiểm", cảnh báo nó có thể cản trở hợp tác trong nỗ lực chống buôn bán ma túy.
Cuộc đột kích vào đại sứ quán cũng gây ra hậu quả kinh tế. Mexico cho biết các cuộc đàm phán với Ecuador về một thỏa thuận thương mại tự do, yêu cầu để Ecuador gia nhập khối thương mại Liên minh Thái Bình Dương, đã bị đình chỉ.
"Việc Mexico cắt quan hệ với Ecuador là một hình phạt không nhỏ. Họ có rất nhiều ảnh hưởng trong khu vực", Michel Levi, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Simon Bolivar Andean, nhận xét. "Động thái rút toàn bộ nhân viên ngoại giao, không để lại bất kỳ cơ quan lãnh sự nào ở Quito cũng là biện pháp khá triệt để của Mexico".
Vũ Hoàng (Theo AFP, AP, CNN)
Cuộc đột kích đại sứ quán Mexico để bắt cựu phó tổng thống có thể khiến Ecuador bị nhiều nước quay lưng, đồng thời gây thiệt hại cả về mặt kinh tế.
Quan hệ ngoại giao giữa Mexico và Ecuador đang rạn nứt nghiêm trọng sau khi cảnh sát đặc nhiệm Ecuador tối 5/4 trèo tường xông vào đại sứ quán Mexico ở thủ đô Quito để bắt cựu phó tổng thống nước này Jorge Glas, người đang tị nạn tại đây.
Glas giữ chức phó tổng thống Ecuador nhiệm kỳ 2013-2017 dưới thời tổng thống cánh tả Rafael Correa và tại nhiệm trong vài tháng trong chính quyền tổng thống Lenin Moreno, trước khi bị bãi nhiệm và kết án 6 năm tù với cáo buộc tham nhũng.
Ông được ra tù trước thời hạn hồi tháng 11/2022, nhưng sau khi doanh nhân Daniel Noboa, 36 tuổi, nhậm chức Tổng thống vào tháng 11/2023, Glas tiếp tục bị điều tra với cáo buộc biển thủ khoản tiền khắc phục hậu quả trận động đất năm 2015 và được yêu cầu quay lại nhà tù.
Cựu phó tổng thống Ecuador kháng cáo quyết định này và xin tị nạn trong đại sứ quán Mexico ở Quito, cho rằng bản thân đang bị Bộ Tư pháp Ecuador đối xử bất công. Ông đã nương náu trong cơ sở ngoại giao này nhiều tháng qua.
Vụ đột kích đại sứ quán được giới chức Ecuador tiến hành chỉ vài giờ sau khi Mexico phê chuẩn đơn xin tị nạn của Glas vào ngày 5/4. Tuy nhiên, động thái triển khai lực lượng vũ trang đột nhập giữa đêm vào cơ sở ngoại giao được xem là "bất khả xâm phạm" đã khiến Ecuador hứng chịu hàng loạt chỉ trích và đối mặt nhiều hậu quả.
Mexico đã lập tức thông báo cắt quan hệ ngoại giao với Ecuador, rút nhân viên sứ quán về nước và nộp đơn khiếu nại lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2024/04/08/ecuador-police-mexico-embassy-6818-1673-1712550559.jpg
Cảnh sát đột kích đại sứ quán Mexico ở thủ đô Quito, Ecuador, tối 5/4. Ảnh: AP
Theo Esteban Nicholls, chuyên gia nghiên cứu Mỹ Latin tại Đại học Simon Bolivar Andean của Ecuador, sau khi thụ lý đơn kiện, ICJ có thể cho rằng Ecuador đã vi phạm Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao, nên sẽ trừng phạt bằng cách tước quyền bỏ phiếu của nước này tại các cơ quan đa phương như Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ (OAS).
Trước ICJ, Ecuador nhiều khả năng sẽ lập luận rằng đại sứ quán Mexico đã che chở cho một tù nhân bình thường, không phải người bị đàn áp về mặt chính trị. "Luật pháp quốc tế không cho phép một tội phạm bình thường trú ẩn trong đại sứ quán", Nicholls nói.
Nhưng chuyên gia này cho rằng ICJ chắc chắn sẽ ra phán quyết bất lợi cho Ecuador, bởi việc đột kích một đại sứ quán là hành động xâm phạm lãnh thổ "bất khả xâm phạm" của quốc gia khác.
Các chuyên gia luật quốc tế và lãnh đạo khu vực cũng cho rằng động thái của Ecuador đã vi phạm khuôn khổ luật pháp quốc tế lâu đời mà ít nhà cầm quyền dám vượt qua và chắc chắn sẽ khiến Quito phải chịu đòn giáng nặng nề về ngoại giao.
Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha tuyên bố "việc dùng vũ lực xông vào đại sứ quán Mexico ở Quito là hành vi vi phạm Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao năm 1961".
Công ước Vienna quy định khuôn viên các cơ quan ngoại giao là vùng bất khả xâm phạm, nhấn mạnh lực lượng nước sở tại không được phép vào nếu chưa có sự đồng thuận từ người đứng đầu phái bộ ngoại giao.
Bolivia đã rút đại sứ khỏi Quito. Nicaragua thông báo cắt quan hệ ngoại giao với Ecuador nhằm thể hiện lập trường phản đối.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho hay "Mỹ lên án mọi hành vi vi phạm Công ước Vienna", đồng thời kêu gọi Ecuador và Mexico giải quyết các bất đồng.
Tổng thống Colombia Gustavo Petro nói rằng quyền tị nạn của ông Glas đã "bị vi phạm một cách trắng trợn", trong khi Tổng thống Honduras Xiomara Castro gọi vụ đột kích đại sứ quán Mexico "là hành động không thể dung thứ đối với cộng đồng quốc tế".
Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ông rất "bất ngờ" trước cuộc đột kích, đồng thời tái khẳng định "nguyên tắc cơ bản về quyền bất khả xâm phạm của các cơ sở, nhân sự ngoại giao và lãnh sự".
Natalia Saltalamacchia, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Viện Công nghệ Tự quản Mexico, giải thích việc cảnh sát Ecuador xông vào đại sứ quán để bắt người là hành động cố tình xâm nhập lãnh thổ có chủ quyền của Mexico.
Mặt khác, theo Saltalamacchia, việc lực lượng an ninh Ecuador làm bị thương nhân viên ngoại giao trong sứ quán cũng vi phạm một phần khác trong Công ước Vienna.
https://www.youtube.com/watch?v=mtYhM9Fch2o
https://i.ytimg.com/vi/mtYhM9Fch2o/maxresdefault.jpg
Nhà ngoại giao Mexico Roberto Canseco bị quật ngã khi cố ngăn đoàn xe chở cựu phó tổng thống Ecuador Jorge Glas rời khỏi đại sứ quán nước này ở Quito ngày 5/4.
Video từ truyền thông địa phương cho thấy tham tán công sứ Roberto Canseco, lãnh đạo bộ phận lãnh sự tại đại sứ quán Mexico ở Quito, đã bị cảnh sát quật ngã khi cố đuổi theo ngăn đoàn xe chở cựu phó tổng thống Ecuador rời khỏi khu vực.
Saltalamacchia thêm rằng khi bắt ông Glas, chính phủ Ecuador có thể cũng đã vi phạm một thỏa thuận khu vực được gọi là Công ước về Tị nạn Ngoại giao năm 1954, cho phép các cá nhân xin tị nạn tại đại sứ quán.
"Khi một quốc gia như Ecuador đưa ra quyết định như vậy, họ thực sự đang gây nguy hiểm cho tất cả đại sứ quán của tất cả các quốc gia trên thế giới" bằng cách "phớt lờ tiền lệ", Saltalamacchia cho hay. "Họ đang tạo ra hỗn loạn".
Những quy định trong Công ước Vienna được thiết lập nhằm duy trì mối quan hệ ngoại giao lành mạnh trên toàn thế giới và cho phép các nhà ngoại giao thực hiện công việc của mình mà không sợ bị trả thù, Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý, khẳng định quyền miễn trừ tồn tại để đảm bảo các nhân viên ngoại giao "thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thay mặt cho chính phủ của họ".
Theo giới quan sát, cuộc đột kích tối 5/4 là hành động mà ngay cả các chính phủ bị chỉ trích nhiều nhất trong khu vực cũng ngần ngại thực hiện và chính phủ Ecuador cũng từng tuyên bố hành động như vậy là bất hợp pháp.
Ecuador chính là quốc gia từng cho nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange tị nạn trong đại sứ quán ở London vào năm 2012. Khi cảnh sát Anh đe dọa sẽ đột kích cơ sở này để truy lùng Assange, Ecuador lúc bấy giờ nói họ "vô cùng sốc", nhấn mạnh "đây là hành động vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế và các quy định trong Công ước Vienna". Cảnh sát Anh cuối cùng không xông vào đại sứ quán, mà liên tục canh giữ cơ sở này để đề phòng Assange trốn ra ngoài.
Roberto Beltran, giáo sư về quản lý xung đột tại Đại học Kỹ thuật Tư nhân Loja của Ecuador, mô tả mối rạn nứt quan hệ giữa quốc gia này với Mexico là "cực kỳ nguy hiểm", cảnh báo nó có thể cản trở hợp tác trong nỗ lực chống buôn bán ma túy.
Cuộc đột kích vào đại sứ quán cũng gây ra hậu quả kinh tế. Mexico cho biết các cuộc đàm phán với Ecuador về một thỏa thuận thương mại tự do, yêu cầu để Ecuador gia nhập khối thương mại Liên minh Thái Bình Dương, đã bị đình chỉ.
"Việc Mexico cắt quan hệ với Ecuador là một hình phạt không nhỏ. Họ có rất nhiều ảnh hưởng trong khu vực", Michel Levi, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Simon Bolivar Andean, nhận xét. "Động thái rút toàn bộ nhân viên ngoại giao, không để lại bất kỳ cơ quan lãnh sự nào ở Quito cũng là biện pháp khá triệt để của Mexico".
Vũ Hoàng (Theo AFP, AP, CNN)