PDA

View Full Version : Maduro tái tranh cử, đàn áp bầu cử tự do ở Venezuela



giahamdzui
03-27-2024, 01:19 AM
Maduro tái tranh cử, đàn áp bầu cử tự do ở Venezuela





CARACAS, Venezuela (NV) – Hôm Thứ Hai, 25 Tháng Ba, đoàn tuần hành ủng hộ Tổng Thống Nicolás Maduro tập hợp tại một sân khấu khổng lồ với ba màu đỏ, vàng và xanh theo quốc kỳ Venezuela bên ngoài trụ sở hội đồng bầu cử, nơi ông chính thức ứng cử cho nhiệm kỳ thứ ba kéo dài tới 2031. Trong khi đó, các đối thủ tương lai của ông cố gắng ghi danh ứng cử viên của họ, một người 80 tuổi vô danh, trước thời hạn sắp mãn nhưng nhận thấy họ không thể làm được – điều mà phe đối lập tố cáo là cuộc tấn công mới nhất nhắm vào thể chế dân chủ Venezuela, theo hãng tin AP.

Các cuộc thăm dò cho thấy ông Maduro không được lòng dân sẽ bị đánh bại nặng nề nếu cử tri Venezuela được trao cơ hội.

Nhưng lãnh tụ xã hội chủ nghĩa tự xưng hiện nay vừa tìm cách ngăn chặn các đối thủ chính tranh cử trong lúc vừa luân phiên đàm phán và sau đó từ bỏ bảo đảm bầu cử tối thiểu từng hứa hẹn với chính phủ Hoa Kỳ hòng đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt dầu mỏ.


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/GettyImages-2105333766-scaled.jpg

Tổng Thống Venezuela Nicolas Maduro (giữa) ở Caracas ngày 25 Tháng Ba, 2024 (Hình: RONALD PENA/AFP/Getty Images)

Trong một nỗ lực sáng tạo nhằm khóa tay nhà độc tài Maduro, hai đảng phái đối lập nhỏ hơn từng được ủy quyền tham gia cuộc bầu cử bị siết chặt vào Tháng Bảy, đề cử cựu học giả Corina Yoris vào tuần trước.

Sự ứng cử với mục đích phản đối làm cho cả đồng minh lẫn kẻ thù đều phải ngạc nhiên. Là một học giả từng dạy logic và triết học ở vài trường đại học Venezuela, Yoris hầu như không được biết đến ngay cả trong giới đối lập. Vai trò chính trị công khai duy nhất của bà cho tới nay là thành viên của ủy ban tổ chức vòng bầu cử sơ bộ của phe đối lập vào năm ngoái, trong đó 2.4 triệu cử tri ở Venezuela và ngoại quốc bất chấp chính phủ hăm dọa truy tố hình sự để chọn ra một ứng cử viên tranh cử chống lại Maduro.

Nhưng với sự kín đáo tương đối, lý lịch rõ ràng và cảm giác trìu mến mà một người cao niên đem lại giúp bà nhanh chóng chiếm lĩnh sức hút từ công chúng. Ngay cả tên của bà – Corina – cũng được coi như một tài sản, một lời nhắc nhở đanh thép về người cùng tên, Maria Corina Machado, bị Tối Cao Pháp Viện do Maduro nắm quyền tước bỏ quyền ứng cử sau khi Machado giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ hồi Tháng Mười năm ngoái với đa số áp đảo.

Khi ghi danh ứng cử, Maduro, không nêu đích danh Yoris, coi đối thủ tương lai của ông là “con rối” của giới tinh hoa truyền thống.

Ông đưa ra nỗ lực tái tranh cử của riêng mình bằng cách khơi dậy lịch sử, nói rằng đó là sự tiếp nối của cuộc cách mạng Bolivar do cố lãnh tụ Hugo Chavez khởi sự cách đây một phần tư thế kỷ và là cách duy nhất để bảo vệ chủ quyền của Venezuela trong bối cảnh “đế quốc” Hoa Kỳ cố gắng bấu chặt “móng vuốt” của mình vào nền kinh tế dầu mỏ thịnh vượng của quốc gia OPEC.

Tính tới nay, có 10 ứng cử viên ghi danh tham gia bầu cử Tháng Bảy, không ai trong số họ dính líu tới liên minh đối lập chính và vài người được coi là khó lòng đe dọa bộ sậu quyền lực của Maduro. Sau khi các đảng phái ghi danh ứng cử viên, họ có hạn chót tới 16 Tháng Tư để chỉ định người thay thế.

Những người ủng hộ Maduro không chú tâm nhắm vào Yoris từ lúc bà được chọn để lãnh đạo cuộc chiến bầu cử của phe đối lập.

Cuối tuần qua, một số thành viên của Đảng Xã Hội cầm quyền lên mạng xã hội khẳng định Yoris là công dân Uruguay, làm bà không đủ tư cách tranh cử do hiến pháp Venezuela yêu cầu tổng thống phải là công dân bẩm sinh không có hai quốc tịch.

Hôm Thứ Hai, Yoris bác bỏ cáo buộc kể trên như một âm mưu nhằm triệt hạ tư cách ứng cử của bà.

Cuộc bầu cử ở Venezuela đang diễn ra trong bối cảnh làn sóng đàn áp ngày càng leo thang nhắm vào những người bất đồng chính kiến nhằm bảo đảm Maduro vẫn tại vị. Ngoài việc ngăn chặn không cho Machado ứng cử, tuần trước họ còn ban hành lệnh bắt giữ vài phụ tá của bà. Đầu năm nay, họ cũng bỏ tù một luật sư nhân quyền danh tiếng và sau đó niêm phong văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc vì chỉ trích vụ bắt giữ, đồng thời cho nhân viên quốc tế của Liên Hiệp Quốc 72 giờ để rời khỏi Venezuela.

Nhưng thay vì tẩy chay cuộc bỏ phiếu, như những gì từng xảy ra khi Maduro tái đắc cử nhiệm kỳ 6 năm lần thứ hai vào năm 2018, phe đối lập đang tìm cách vạch trần sự bịp bợm của Maduro và làm cách nào đó để người ta thấy Maduro cướp phiếu bầu trắng trợn.

Geoff Ramsey, nhà phân tích cấp cao về Venezuela tại Hội Đồng Đại Tây Dương ở Washington, cho biết chính quyền Tổng Thống Joe Biden đang ở thế kẹt khi vừa cố gắng duy trì đòn bẩy nhằm hất cẳng Maduro vừa làm dịu đi những hoài nghi cho rằng họ quá nương tay với Venezuela. (TTHN)