duyanh
02-28-2024, 10:36 PM
Nông dân phun phân lỏng vào cảnh sát, biểu tình đòi công bằng cho nông nghiệp Liên Âu
BRUSSELS, Bỉ (NV) – Nông dân đụng độ với cảnh sát tại Bỉ hôm Thứ Hai, 26 Tháng Hai, phun phân lỏng vào các sĩ quan cảnh sát, ném trứng và pháo sáng trong màn phản kháng bằng võ lực mới trong lúc các bộ trưởng nông nghiệp của Liên Âu họp bàn tìm cách giải quyết những lo ngại của người biểu tình, theo hãng tin AP.
Nhà nông phẫn nộ vì thói quan liêu và sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập cảng giá rẻ từ các quốc gia không đáp ứng được tiêu chuẩn tương đối cao của Liên Âu.
Cảnh sát Brussels cho biết 900 cái máy cày xông vào thành phố, nhiều chiếc lao thẳng vào tòa nhà Hội Đồng Âu Châu nơi các bộ trưởng đang họp. Khói bốc lên không trung gần nơi cảnh sát trang bị quần áo chống bạo động trú ẩn sau hàng rào bê tông và dây thép gai, bắn hơi cay và vòi rồng vào đoàn nông dân tuần hành. Hàng loạt máy kéo cũng xếp dọc theo các con đường chính dẫn tới khu phố Âu Châu của thành phố, gây tắc nghẽn giao thông và cản trở giao thông công cộng.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/02/GettyImages-2033203546-scaled.jpg
Nông dân chạy xe máy cày vào đường phố Brussels, Bỉ, hôm 26 Tháng Hai, 2024 để biểu tình đòi quyền lợi (Hình: NICOLAS MAETERLINCK/BELGA MAG/AFP/Getty Images)
Vài cái máy cày còn ủi sập hàng rào, làm các sĩ quan cảnh sát chạy thục mạng. Bộ Trưởng Nội Vụ Bỉ Annelies Verlinden kêu gọi cảnh sát điểm mặt những “kẻ bạo loạn” làm tổn thương người dân hoặc không tuân thủ chỉ dẫn của cảnh sát.
“Quyền biểu tình rất quý giá với chúng tôi nên nó phải được áp dụng với sự tôn trọng,” Verlinden nói trong một bài viết trên X, từng là Twitter.
Hồi đầu tháng, một cuộc biểu tình tương tự cũng trở thành bạo động xuất phát từ hành động nông dân đốt cỏ khô, ném trứng và pháo vào cảnh sát gần hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Liên Âu.
Một vài cái máy kéo treo những tấm bảng oán thán về điều mà nông dân coi là sự chết dần chết mòn. “Nông nghiệp. Lúc còn nhỏ thì chúng tôi mơ về nó, nhưng tới lúc lớn lên thì tại nó mà chết,” một người nói.
“Chẳng ai đếm xỉa tới chúng tôi,” Marieke Van De Vivere, một nông dân ở vùng Ghent, miền Bắc nước Bỉ, nói với hãng thông tấn AP.
Bà có lời mời gửi tới các bộ trưởng rằng “hãy cư xử hợp tình hợp lý, xin quý vị đi với chúng tôi vào một ngày nào đó để thử lao động trên đồng ruộng, hoặc với ngựa hoặc với gia súc, để thấy rằng làm nông không hề dễ dàng… vì những lề luật mà quý vị áp đặt lên chúng tôi.”
Hôm Thứ Bảy, 24 Tháng Hai, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron bị những người nông dân tiếp đón bằng những tiếng la ó và huýt sáo trong lúc khai mạc Hội Chợ Nông Nghiệp Paris vì cho rằng ông chưa làm hết mình để giúp đỡ họ. Tây Ban Nha, Hà Lan và Bulgaria cũng hứng chịu các cuộc biểu tình trong những tuần gần đây.
Phong trào phản kháng, vốn tăng tốc khi các đảng phái chính trị vận động bầu cử trên toàn Âu Châu từ ngày 6 tới 9 Tháng Sáu, đem lại kết quả. Đầu tháng này, cơ quan hành pháp của Liên Âu gác lại đề nghị chống thuốc trừ sâu để nhượng bộ những người nông dân đã tạo nên khu vực bầu cử quan trọng.
Ở phía bên kia hàng rào tại Brussels, các bộ trưởng đều muốn thể hiện rằng họ đang lắng nghe và một nhóm đại diện nông dân được phép tọa đàm.
Chiếc ghế chủ tịch Liên Âu, đang do Bỉ nắm giữ, thừa nhận rằng mối lo ngại của nông dân gồm có gánh nặng về tôn trọng các chính sách môi trường, sự suy giảm nguồn tài lực hỗ trợ từ hệ thống trợ cấp nông nghiệp của khối và tác động của các cuộc tấn công mà Nga nhắm vào nguồn cung cấp ngũ cốc của Ukraine.
“Chúng tôi hiểu rằng tình hình này rất khó khăn,” David Clarinval, Bộ Trưởng Nông Nghiệp Bỉ cho biết.
Bộ Trưởng Nông Nghiệp Pháp Marc Fesneau nói với một số phóng viên được cảnh sát cho phép vào tòa nhà rằng “cần phải làm gì đó ngay lập tức để nói cho nông dân rằng chúng ta đang làm điều gì đó để sửa đổi, không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong trung và dài hạn.” (TTHN)
BRUSSELS, Bỉ (NV) – Nông dân đụng độ với cảnh sát tại Bỉ hôm Thứ Hai, 26 Tháng Hai, phun phân lỏng vào các sĩ quan cảnh sát, ném trứng và pháo sáng trong màn phản kháng bằng võ lực mới trong lúc các bộ trưởng nông nghiệp của Liên Âu họp bàn tìm cách giải quyết những lo ngại của người biểu tình, theo hãng tin AP.
Nhà nông phẫn nộ vì thói quan liêu và sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập cảng giá rẻ từ các quốc gia không đáp ứng được tiêu chuẩn tương đối cao của Liên Âu.
Cảnh sát Brussels cho biết 900 cái máy cày xông vào thành phố, nhiều chiếc lao thẳng vào tòa nhà Hội Đồng Âu Châu nơi các bộ trưởng đang họp. Khói bốc lên không trung gần nơi cảnh sát trang bị quần áo chống bạo động trú ẩn sau hàng rào bê tông và dây thép gai, bắn hơi cay và vòi rồng vào đoàn nông dân tuần hành. Hàng loạt máy kéo cũng xếp dọc theo các con đường chính dẫn tới khu phố Âu Châu của thành phố, gây tắc nghẽn giao thông và cản trở giao thông công cộng.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/02/GettyImages-2033203546-scaled.jpg
Nông dân chạy xe máy cày vào đường phố Brussels, Bỉ, hôm 26 Tháng Hai, 2024 để biểu tình đòi quyền lợi (Hình: NICOLAS MAETERLINCK/BELGA MAG/AFP/Getty Images)
Vài cái máy cày còn ủi sập hàng rào, làm các sĩ quan cảnh sát chạy thục mạng. Bộ Trưởng Nội Vụ Bỉ Annelies Verlinden kêu gọi cảnh sát điểm mặt những “kẻ bạo loạn” làm tổn thương người dân hoặc không tuân thủ chỉ dẫn của cảnh sát.
“Quyền biểu tình rất quý giá với chúng tôi nên nó phải được áp dụng với sự tôn trọng,” Verlinden nói trong một bài viết trên X, từng là Twitter.
Hồi đầu tháng, một cuộc biểu tình tương tự cũng trở thành bạo động xuất phát từ hành động nông dân đốt cỏ khô, ném trứng và pháo vào cảnh sát gần hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Liên Âu.
Một vài cái máy kéo treo những tấm bảng oán thán về điều mà nông dân coi là sự chết dần chết mòn. “Nông nghiệp. Lúc còn nhỏ thì chúng tôi mơ về nó, nhưng tới lúc lớn lên thì tại nó mà chết,” một người nói.
“Chẳng ai đếm xỉa tới chúng tôi,” Marieke Van De Vivere, một nông dân ở vùng Ghent, miền Bắc nước Bỉ, nói với hãng thông tấn AP.
Bà có lời mời gửi tới các bộ trưởng rằng “hãy cư xử hợp tình hợp lý, xin quý vị đi với chúng tôi vào một ngày nào đó để thử lao động trên đồng ruộng, hoặc với ngựa hoặc với gia súc, để thấy rằng làm nông không hề dễ dàng… vì những lề luật mà quý vị áp đặt lên chúng tôi.”
Hôm Thứ Bảy, 24 Tháng Hai, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron bị những người nông dân tiếp đón bằng những tiếng la ó và huýt sáo trong lúc khai mạc Hội Chợ Nông Nghiệp Paris vì cho rằng ông chưa làm hết mình để giúp đỡ họ. Tây Ban Nha, Hà Lan và Bulgaria cũng hứng chịu các cuộc biểu tình trong những tuần gần đây.
Phong trào phản kháng, vốn tăng tốc khi các đảng phái chính trị vận động bầu cử trên toàn Âu Châu từ ngày 6 tới 9 Tháng Sáu, đem lại kết quả. Đầu tháng này, cơ quan hành pháp của Liên Âu gác lại đề nghị chống thuốc trừ sâu để nhượng bộ những người nông dân đã tạo nên khu vực bầu cử quan trọng.
Ở phía bên kia hàng rào tại Brussels, các bộ trưởng đều muốn thể hiện rằng họ đang lắng nghe và một nhóm đại diện nông dân được phép tọa đàm.
Chiếc ghế chủ tịch Liên Âu, đang do Bỉ nắm giữ, thừa nhận rằng mối lo ngại của nông dân gồm có gánh nặng về tôn trọng các chính sách môi trường, sự suy giảm nguồn tài lực hỗ trợ từ hệ thống trợ cấp nông nghiệp của khối và tác động của các cuộc tấn công mà Nga nhắm vào nguồn cung cấp ngũ cốc của Ukraine.
“Chúng tôi hiểu rằng tình hình này rất khó khăn,” David Clarinval, Bộ Trưởng Nông Nghiệp Bỉ cho biết.
Bộ Trưởng Nông Nghiệp Pháp Marc Fesneau nói với một số phóng viên được cảnh sát cho phép vào tòa nhà rằng “cần phải làm gì đó ngay lập tức để nói cho nông dân rằng chúng ta đang làm điều gì đó để sửa đổi, không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong trung và dài hạn.” (TTHN)