duyanh
02-27-2024, 01:46 PM
Việc Biden phớt lờ Quad ẩn chứa rủi ro cho khu vực
https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2024/02/57.-Bidens-neglect-of-the-Quad-carries-Indo-Pacific-risks.jpg (https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2024/02/57.-Bidens-neglect-of-the-Quad-carries-Indo-Pacific-risks.jpg)
Các hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ (Quad) dường như đã bị tạm dừng trong bối cảnh Mỹ nỗ lực giảm căng thẳng với Trung Quốc.
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức vào năm 2021, ông nhiệt tình ủng hộ sáng kiến Quad mà người tiền nhiệm Donald Trump đã tái khởi động, nâng các cuộc thảo luận trong nhóm bốn quốc gia với Australia, Ấn Độ, và Nhật Bản lên cấp độ hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo quốc gia, thay vì chỉ là các cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao.
Tháng 3/2021, Biden lần đầu tiên nhóm họp với những người đồng cấp, tiến hành thảo luận trực tuyến vì đại dịch COVID-19. Sáu tháng sau, Nhà Trắng đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh Quad trực tiếp đầu tiên.
Tuy nhiên, sau một loạt các cuộc họp tương tự, bao gồm cả cuộc gặp không chính thức ở Hiroshima, Nhật Bản vào tháng 5 năm ngoái, bên lề hội nghị thượng đỉnh G-7, tại đó bốn lãnh đạo Quad cam kết cùng nhau “đối phó với những thách thức” mà khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang phải đối mặt, thì hiện tại vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào cho hội nghị thượng đỉnh tiếp theo.
Thật vậy, Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Eric Garcetti đã gợi ý rằng hội nghị thượng đỉnh tiếp theo có thể sẽ phải đợi đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Tuyên bố này trên thực tế có thể loại trừ bất kỳ hội nghị thượng đỉnh mới nào trước đầu năm 2025, ngay cả khi các thách thức an ninh khu vực tiếp tục chất chồng, trong lúc Trung Quốc đang gia tăng áp lực lên Đài Loan sau chiến thắng của Lại Thanh Đức từ Đảng Dân Tiến trong cuộc bầu cử tổng thống, đồng thời leo thang căng thẳng dọc theo biên giới với Ấn Độ và Bhutan, cũng như đụng độ với Philippines trên Biển Đông.
Nếu tình hình này còn chưa đủ đáng lo ngại, cần lưu ý thêm rằng có rất ít tiến triển đạt được trong sáu nhóm công tác của Quad được thành lập trong ba năm qua, bao gồm các công nghệ quan trọng và mới nổi, biến đổi khí hậu, an ninh mạng, cơ sở hạ tầng, không gian, và vaccine COVID-19.
Rõ ràng là chương trình nghị sự quá tham vọng, được thể hiện qua sự tập trung của các nhóm công tác vào các vấn đề toàn cầu đa dạng, đã hạn chế khả năng của Quad trong việc tạo ra các kết quả cụ thể.
Quad, với tư cách là một nhóm chỉ gồm bốn nền dân chủ, gần như không có khả năng để giải quyết những thách thức phổ quát, toàn cầu. Tuy nhiên, đây lại chính là con đường mà Biden hướng Quad đi theo. Kết quả là, các mục tiêu an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của nhóm đôi khi bị đẩy xuống hàng dưới trong các cuộc thảo luận về các thách thức toàn cầu.
Chương trình nghị sự cốt lõi của Quad, như Mỹ đã khẳng định vào năm 2019, được cho là sẽ tập trung vào việc hiện thực hóa tầm nhìn của các thành viên về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do. Điều này có nghĩa là phải hành động như một bức tường thành chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, và đảm bảo cân bằng quyền lực ổn định để gắn kết Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Nhưng chính sách can dự với Trung Quốc của Biden có thể giúp giải thích tại sao, bất chấp những thay đổi về địa chính trị ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Quad vẫn thiếu định hướng chiến lược và quyết tâm rõ ràng.
Trong lúc các cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông thu hút sự chú ý và nguồn lực của nước Mỹ, đồng thời làm cạn kiệt kho vũ khí và hệ thống phòng không quan trọng, điều cuối cùng mà Biden muốn là xung đột hoặc thậm chí là căng thẳng lớn hơn với Trung Quốc.
Điều này có thể giải thích cho động thái của ông nhằm xoa dịu những lo ngại của Trung Quốc.
“Tôi không muốn kiềm chế Trung Quốc,” Biden tuyên bố khi đến thăm Hà Nội vào tháng 9 năm ngoái. “Chúng tôi không cố gắng làm tổn thương Trung Quốc.”
Ông nói, mục tiêu là “xây dựng quan hệ đúng đắn” giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Trước đó, Biden đã đảm bảo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Mỹ sẽ không tìm cách thay đổi hệ thống chính trị của Trung Quốc, cũng như không thiết lập liên minh chống lại nước này.
https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%3A%2F%2Fcms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2.s3.ap-northeast-1.amazonaws.com%2Fimages%2F_aliases%2Farticleimage %2F3%2F7%2F0%2F9%2F47309073-3-eng-GB%2FCropped-17084801082023-11-15T200243Z_488534924_RC2UD4AGB2P7_RTRMADP_3_APEC-USA-CHINA.JPG?source=nar-cms (https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%3A%2F%2Fcms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2.s3.ap-northeast-1.amazonaws.com%2Fimages%2F_aliases%2Farticleimage %2F3%2F7%2F0%2F9%2F47309073-3-eng-GB%2FCropped-17084801082023-11-15T200243Z_488534924_RC2UD4AGB2P7_RTRMADP_3_APEC-USA-CHINA.JPG?source=nar-cms)
Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình tại California vào tháng 11: Việc Biden thúc đẩy ổn định quan hệ Mỹ-Trung có thể đã góp phần khiến Quad thiếu hành động. © Reuters
Sau khi cử một loạt quan chức nội các tới Bắc Kinh để thảo luận, Biden đã hứa sẽ “quản lý quan hệ một cách có trách nhiệm” trong cuộc hội đàm với Tập tại San Francisco bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 11 năm ngoái.
Theo đó, những nỗ lực nhằm ổn định quan hệ Mỹ-Trung đang căng thẳng có thể đã góp phần khiến Mỹ có bước đi mềm mỏng hơn với Quad. Thật vậy, bốn nhà lãnh đạo Quad rõ ràng đã không gặp mặt dù cùng nhau tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở New Delhi vào tháng 9 năm ngoái, như họ đã làm ở Hiroshima bốn tháng trước đó.
Câu hỏi đặt ra là liệu chính sách cùng tồn tại và hợp tác với Trung Quốc của Biden có mang lại lợi ích hay không.
Câu trả lời có lẽ là không. Tập, nhận thấy Mỹ đang bị phân tâm bởi châu Âu và Trung Đông, đã tăng cường áp lực lên Đài Loan. Trung Quốc cũng có những hành động khiêu khích và gây sự cố thường xuyên hơn ở Biển Đông, bao gồm cả với máy bay và tàu của Mỹ.
Tập thậm chí có thể xem đây là cơ hội để có những hành động mạnh mẽ hơn về vấn đề Đài Loan. Đồng thời, cuộc chiến tranh lạnh mới của Mỹ với Nga đã đẩy Moscow đến gần Bắc Kinh hơn, biến Trung Quốc thành chủ ngân hàng và đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga, tiềm ẩn nguy cơ tạo ra một trục Á-Âu có thể khiến Mỹ bị quá sức và đẩy nhanh sự suy thoái tương đối của nước này.
Dù Tập vẫn sẵn sàng đàm phán với Mỹ, nhưng hành động của ông cho thấy rằng, bất chấp nền kinh tế đang chậm lại, ông tin rằng Trung Quốc, với kho vũ khí hạt nhân được tăng cường, đang ở vị thế có sức mạnh chiến lược mà nước này phải tận dụng.
Trong bối cảnh đó, việc gạt Quad sang bên lề hoặc biến nó thành “vật trưng bày” sẽ là một sai lầm.
Dù sao đi nữa, đã đến lúc cần tái tập trung sự chú ý của Quad vào các thách thức chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vì khu vực này vẫn rất quan trọng đối với cán cân quyền lực toàn cầu và hòa bình thế giới. Điều này có nghĩa là tái khẳng định sứ mệnh chiến lược của Quad nhằm duy trì trật tự khu vực hiện tại. Nếu không, mục tiêu về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do có thể trở nên quá xa vời.
Nguồn: Brahma Chellaney, “Biden’s neglect of the Quad carries Indo-Pacific risks (https://asia.nikkei.com/Opinion/Biden-s-neglect-of-the-Quad-carries-Indo-Pacific-risks)”, Nikkei Asia, 22/02/2024.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Brahma Chellaney là giáo sư về nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi và là cựu cố vấn cho Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ. Ông là tác giả của 9 cuốn sách, trong đó có cuốn “Water: Asia’s New Battleground.”
https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2024/02/57.-Bidens-neglect-of-the-Quad-carries-Indo-Pacific-risks.jpg (https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2024/02/57.-Bidens-neglect-of-the-Quad-carries-Indo-Pacific-risks.jpg)
Các hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ (Quad) dường như đã bị tạm dừng trong bối cảnh Mỹ nỗ lực giảm căng thẳng với Trung Quốc.
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức vào năm 2021, ông nhiệt tình ủng hộ sáng kiến Quad mà người tiền nhiệm Donald Trump đã tái khởi động, nâng các cuộc thảo luận trong nhóm bốn quốc gia với Australia, Ấn Độ, và Nhật Bản lên cấp độ hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo quốc gia, thay vì chỉ là các cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao.
Tháng 3/2021, Biden lần đầu tiên nhóm họp với những người đồng cấp, tiến hành thảo luận trực tuyến vì đại dịch COVID-19. Sáu tháng sau, Nhà Trắng đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh Quad trực tiếp đầu tiên.
Tuy nhiên, sau một loạt các cuộc họp tương tự, bao gồm cả cuộc gặp không chính thức ở Hiroshima, Nhật Bản vào tháng 5 năm ngoái, bên lề hội nghị thượng đỉnh G-7, tại đó bốn lãnh đạo Quad cam kết cùng nhau “đối phó với những thách thức” mà khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang phải đối mặt, thì hiện tại vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào cho hội nghị thượng đỉnh tiếp theo.
Thật vậy, Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Eric Garcetti đã gợi ý rằng hội nghị thượng đỉnh tiếp theo có thể sẽ phải đợi đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Tuyên bố này trên thực tế có thể loại trừ bất kỳ hội nghị thượng đỉnh mới nào trước đầu năm 2025, ngay cả khi các thách thức an ninh khu vực tiếp tục chất chồng, trong lúc Trung Quốc đang gia tăng áp lực lên Đài Loan sau chiến thắng của Lại Thanh Đức từ Đảng Dân Tiến trong cuộc bầu cử tổng thống, đồng thời leo thang căng thẳng dọc theo biên giới với Ấn Độ và Bhutan, cũng như đụng độ với Philippines trên Biển Đông.
Nếu tình hình này còn chưa đủ đáng lo ngại, cần lưu ý thêm rằng có rất ít tiến triển đạt được trong sáu nhóm công tác của Quad được thành lập trong ba năm qua, bao gồm các công nghệ quan trọng và mới nổi, biến đổi khí hậu, an ninh mạng, cơ sở hạ tầng, không gian, và vaccine COVID-19.
Rõ ràng là chương trình nghị sự quá tham vọng, được thể hiện qua sự tập trung của các nhóm công tác vào các vấn đề toàn cầu đa dạng, đã hạn chế khả năng của Quad trong việc tạo ra các kết quả cụ thể.
Quad, với tư cách là một nhóm chỉ gồm bốn nền dân chủ, gần như không có khả năng để giải quyết những thách thức phổ quát, toàn cầu. Tuy nhiên, đây lại chính là con đường mà Biden hướng Quad đi theo. Kết quả là, các mục tiêu an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của nhóm đôi khi bị đẩy xuống hàng dưới trong các cuộc thảo luận về các thách thức toàn cầu.
Chương trình nghị sự cốt lõi của Quad, như Mỹ đã khẳng định vào năm 2019, được cho là sẽ tập trung vào việc hiện thực hóa tầm nhìn của các thành viên về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do. Điều này có nghĩa là phải hành động như một bức tường thành chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, và đảm bảo cân bằng quyền lực ổn định để gắn kết Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Nhưng chính sách can dự với Trung Quốc của Biden có thể giúp giải thích tại sao, bất chấp những thay đổi về địa chính trị ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Quad vẫn thiếu định hướng chiến lược và quyết tâm rõ ràng.
Trong lúc các cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông thu hút sự chú ý và nguồn lực của nước Mỹ, đồng thời làm cạn kiệt kho vũ khí và hệ thống phòng không quan trọng, điều cuối cùng mà Biden muốn là xung đột hoặc thậm chí là căng thẳng lớn hơn với Trung Quốc.
Điều này có thể giải thích cho động thái của ông nhằm xoa dịu những lo ngại của Trung Quốc.
“Tôi không muốn kiềm chế Trung Quốc,” Biden tuyên bố khi đến thăm Hà Nội vào tháng 9 năm ngoái. “Chúng tôi không cố gắng làm tổn thương Trung Quốc.”
Ông nói, mục tiêu là “xây dựng quan hệ đúng đắn” giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Trước đó, Biden đã đảm bảo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Mỹ sẽ không tìm cách thay đổi hệ thống chính trị của Trung Quốc, cũng như không thiết lập liên minh chống lại nước này.
https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%3A%2F%2Fcms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2.s3.ap-northeast-1.amazonaws.com%2Fimages%2F_aliases%2Farticleimage %2F3%2F7%2F0%2F9%2F47309073-3-eng-GB%2FCropped-17084801082023-11-15T200243Z_488534924_RC2UD4AGB2P7_RTRMADP_3_APEC-USA-CHINA.JPG?source=nar-cms (https://www.ft.com/__origami/service/image/v2/images/raw/https%3A%2F%2Fcms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2.s3.ap-northeast-1.amazonaws.com%2Fimages%2F_aliases%2Farticleimage %2F3%2F7%2F0%2F9%2F47309073-3-eng-GB%2FCropped-17084801082023-11-15T200243Z_488534924_RC2UD4AGB2P7_RTRMADP_3_APEC-USA-CHINA.JPG?source=nar-cms)
Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình tại California vào tháng 11: Việc Biden thúc đẩy ổn định quan hệ Mỹ-Trung có thể đã góp phần khiến Quad thiếu hành động. © Reuters
Sau khi cử một loạt quan chức nội các tới Bắc Kinh để thảo luận, Biden đã hứa sẽ “quản lý quan hệ một cách có trách nhiệm” trong cuộc hội đàm với Tập tại San Francisco bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 11 năm ngoái.
Theo đó, những nỗ lực nhằm ổn định quan hệ Mỹ-Trung đang căng thẳng có thể đã góp phần khiến Mỹ có bước đi mềm mỏng hơn với Quad. Thật vậy, bốn nhà lãnh đạo Quad rõ ràng đã không gặp mặt dù cùng nhau tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở New Delhi vào tháng 9 năm ngoái, như họ đã làm ở Hiroshima bốn tháng trước đó.
Câu hỏi đặt ra là liệu chính sách cùng tồn tại và hợp tác với Trung Quốc của Biden có mang lại lợi ích hay không.
Câu trả lời có lẽ là không. Tập, nhận thấy Mỹ đang bị phân tâm bởi châu Âu và Trung Đông, đã tăng cường áp lực lên Đài Loan. Trung Quốc cũng có những hành động khiêu khích và gây sự cố thường xuyên hơn ở Biển Đông, bao gồm cả với máy bay và tàu của Mỹ.
Tập thậm chí có thể xem đây là cơ hội để có những hành động mạnh mẽ hơn về vấn đề Đài Loan. Đồng thời, cuộc chiến tranh lạnh mới của Mỹ với Nga đã đẩy Moscow đến gần Bắc Kinh hơn, biến Trung Quốc thành chủ ngân hàng và đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga, tiềm ẩn nguy cơ tạo ra một trục Á-Âu có thể khiến Mỹ bị quá sức và đẩy nhanh sự suy thoái tương đối của nước này.
Dù Tập vẫn sẵn sàng đàm phán với Mỹ, nhưng hành động của ông cho thấy rằng, bất chấp nền kinh tế đang chậm lại, ông tin rằng Trung Quốc, với kho vũ khí hạt nhân được tăng cường, đang ở vị thế có sức mạnh chiến lược mà nước này phải tận dụng.
Trong bối cảnh đó, việc gạt Quad sang bên lề hoặc biến nó thành “vật trưng bày” sẽ là một sai lầm.
Dù sao đi nữa, đã đến lúc cần tái tập trung sự chú ý của Quad vào các thách thức chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vì khu vực này vẫn rất quan trọng đối với cán cân quyền lực toàn cầu và hòa bình thế giới. Điều này có nghĩa là tái khẳng định sứ mệnh chiến lược của Quad nhằm duy trì trật tự khu vực hiện tại. Nếu không, mục tiêu về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do có thể trở nên quá xa vời.
Nguồn: Brahma Chellaney, “Biden’s neglect of the Quad carries Indo-Pacific risks (https://asia.nikkei.com/Opinion/Biden-s-neglect-of-the-Quad-carries-Indo-Pacific-risks)”, Nikkei Asia, 22/02/2024.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Brahma Chellaney là giáo sư về nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi và là cựu cố vấn cho Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ. Ông là tác giả của 9 cuốn sách, trong đó có cuốn “Water: Asia’s New Battleground.”