duyanh
01-24-2024, 01:58 PM
Cảng biển Baltic bị ném bom, tuyến phòng thủ sâu của Nga yếu?
https://img.ntdvn.net/2024/01/ntdvn_du-an-moi-71-1.jpg
Cảng biển Baltic bị ném bom, tuyến phòng thủ sâu của Nga yếu (Ảnh chụp video)
Phạm vi tấn công của máy bay không người lái Ukraine đã bắt đầu mở rộng tới biển Baltic, các trạm khí đốt tự nhiên của Nga cũng như các nhà máy sản xuất hệ thống phòng không bọc thép và tháp pháo xe tăng đã bị tấn công.
Vào khoảng 3:20 sáng ngày 21/1 theo giờ địa phương, máy bay không người lái cảm tử của Ukraine đã tấn công cơ sở phân chia, xử lý và vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất của Nga trên Biển Baltic ở Ust-Luga, thuộc sở hữu của Novatek (là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai của Nga). Mặc dù cảng Ust-Luga cách Ukraine gần 900 km nhưng nó đã bị tê liệt bởi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cảm tử Kamikaze của Ukraine.
Các cơ sở bị tấn công đã được sử dụng để xử lý khí tự nhiên hóa lỏng và sản xuất dầu thô nhẹ và nặng, xăng, dầu diesel và nhiên liệu cho tàu hải quân. Cơ sở này được đưa vào vận hành vào năm 2013 và mở rộng vào năm 2022, với các sản phẩm chủ yếu dành cho xuất khẩu.
Theo truyền thông đưa tin, ba tàu chở dầu lớn đã ở gần đó vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Sau cuộc tấn công, Moscow buộc phải di chuyển các hệ thống phòng không từ tiền tuyến về phía sau để bảo vệ các khu vực hậu phương. Các tàu chở dầu gần đó ngừng bốc hàng và hướng ra biển.
Cảng Ust-Luga là một nút quan trọng trong hệ thống xuất khẩu năng lượng của Nga, bao gồm các nhà máy xử lý khí đốt tự nhiên và là bến cảng quan trọng để vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ ra nước ngoài. Đây cũng là trung tâm cung cấp hậu cần cung cấp nhiên liệu cho quân đội Nga.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các hệ thống phòng không của Nga đã phá hủy 5 máy bay không người lái trên các vùng Tula, Orel và Smolensk.
Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái này của Ukraine rõ ràng đã gây ra tổn thất đáng kể về vật chất và danh tiếng cho Nga, chứng tỏ rằng Nga đang thiếu các hệ thống phòng không hiệu quả sâu hơn phía sau hậu phương, hoặc các hệ thống phòng không được ca ngợi của Nga thực sự có sơ hở.
Kyiv vẫn chưa bình luận về các vụ tấn công, mặc dù các nguồn tin đã tiết lộ một số chi tiết với giới truyền thông, cho biết vụ tấn công vào Ust-Luga do cơ quan an ninh Ukraine tổ chức, nhưng đây là thông tin không chính thức.
Một mục tiêu khác ở Nga bị tấn công đêm đó là khu công nghiệp quốc phòng Shcheglovsky Val ở Tula, nơi Nga lắp ráp các hệ thống tên lửa và pháo phòng không Pantsir trên đất liền và trên biển. Nhà máy cũng sản xuất hệ thống vũ khí và tháp pháo cho xe chiến đấu bộ binh, trong đó có mô-đun chiến đấu Berezok cho BMP-2M. Seglovsky Var Defense Industries là tổ hợp công nghiệp quân sự lớn thứ hai của Nga bị tấn công trong vài ngày qua.
Đây là lần thứ ba trong một loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái kể từ ngày 18/1, trong đợt tấn công đó cũng nhắm vào kho dầu ở Klintsy, nhà máy thuốc súng Tambov và các cơ sở quân sự của Nga ở tỉnh Leningrad.
Theo phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ cho rằng quân đội Nga hiện đang chuyển đổi Quân khu tỉnh Leningrad (LMD), nhằm chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh thông thường có thể xảy ra trong tương lai chống lại NATO và có thể triển khai khí tài quân sự dọc biên giới các quốc gia thành viên NATO. Cuộc tấn công của Ukraine vào tỉnh Leningrad có thể thúc đẩy quân đội Nga triển khai lại các hệ thống phòng không tầm ngắn chống lại đường bay dự kiến của máy bay không người lái Ukraine để bảo vệ tài sản quân sự có giá trị chiến lược ở Nga. Quân đội Nga sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn như Pantsir có thể không bảo vệ được tất cả các mục tiêu quan trọng, do đó việc Ukraine tiếp tục tấn công vào các khu vực sâu hậu phương Nga có thể làm tăng áp lực chung lên các hệ thống phòng không của Nga.
Ngày 19/1, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo các cuộc tấn công của Nga vào tiền tuyến đã tăng 27% so với ngày hôm trước, bao gồm 81 cuộc không kích và 45 cuộc tấn công bằng rocket. So sánh tình hình ngày 14 và 18/1 với 5 ngày trước đó, Bộ Tổng tham mưu Ukraine khẳng định rằng các cuộc tấn công của Nga đã gia tăng. Trong 5 ngày này, tổn thất về phương tiện quân sự của Nga tăng 88%, tổn thất xe tăng Nga tăng 95% và thương vong của Nga tăng 15%. Dữ liệu cho thấy cường độ hoạt động tấn công tiền tuyến của Nga đã tăng đều đặn trong hai tuần qua. Yếu tố then chốt trong vấn đề này có thể là điều kiện mặt đất băng giá, cho phép các xe bọc thép di chuyển.
Ngày 20/1, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố mặc dù Tập đoàn quân Dnieper của Nga gần như chắc chắn có lợi thế tuyệt đối trong khu vực nhưng quân phòng thủ Ukraine chưa bao giờ bị đánh đuổi khỏi bờ đông, và mọi nỗ lực của họ về cơ bản đều thất bại. Điều này có thể là do sự huấn luyện và phối hợp kém của các lực lượng Nga trong khu vực, khiến khả năng tấn công của họ bị hạn chế.
Trong cuộc phản công đầu tiên vào cuối năm 2022, Ukraine đã đạt được tiến bộ toàn diện ở khu vực phía nam Kherson, đẩy quân Nga lùi về bờ đông sông Dnieper. Kể từ đó, khu vực này trở thành trận chiến tiền tuyến giữa hai bên. Các lực lượng nhỏ của Ukraine đã thiết lập các vùng kiểm soát tại các ngôi làng như Krynky, và các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đã làm suy yếu khả năng phòng thủ của Nga trên bờ biển phía đông.
Tháng 4/2023, Điện Kremlin lần đầu tiên đề cập đến "quân đội Dnieper" hoạt động ở miền nam Ukraine. Tình báo Anh cho rằng đơn vị này rất có thể là đơn vị ban đầu của Nga xung quanh Kherson, sau khi đơn vị này chịu tổn thất nặng nề, tàn quân của nó đã thành lập Tập đoàn Dnieper. Tình báo Anh hôm thứ Bảy cho biết thêm rằng việc buộc Ukraine rời khỏi bờ Đông sông Dnieper vẫn là mục tiêu ưu tiên cho các hoạt động quân sự của Nga. Bất chấp thương vong ngày càng gia tăng, Nga có thể sẽ tiếp tục tấn công ở khu vực Krynky trong những tuần tới.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết trong phân tích mới nhất của mình rằng tính đến thứ Bảy (20/1), vị trí của quân đội Ukraine ở phía đông sông Dnieper không thay đổi. Nó cho thấy cuộc tấn công của quân đội Nga không có tiến triển.
https://www.youtube.com/watch?v=1rRhTLGzDJU
Bà Natalia Humeniuk, người phát ngôn của Lực lượng miền Nam Ukraine, hôm Chủ nhật (21) cho biết Nga đang tiếp tục nỗ lực đẩy lùi quân Ukraine khỏi tả ngạn (phía đông), nhưng quân đội Ukraine đã giết chết 14 lính Nga ở tả ngạn trong 24 giờ, 9 xe bọc thép và 5 máy bay không người lái. Bà Humeniuk cho biết lực lượng Kiev gặp khó khăn về hậu cần nhưng vẫn đang nỗ lực mở rộng đầu cầu mà họ đã thiết lập bắc qua sông Dnieper.
Ngày 20/1, quân du kích Ukraine phát hiện thiết bị quân sự hư hỏng của Nga đang được vận chuyển đến bán đảo Crimea, đồng nghĩa với việc quân đội Nga tiếp tục chịu tổn thất nặng nề ở vùng Zaporozhye.
Phong trào du kích Atesh thân Ukraine ở Crimea mới đây đưa tin trên kênh Telegram của mình rằng các đặc vụ của họ đã ghi hình thành công việc chuyển giao xe tăng T-62 của Nga bị hư hỏng cho Yevpatoria. Được biết, những chiếc xe tăng này đã tham gia cuộc chiến Ukraine ở vùng Zaporozhye.
Những người theo nhóm du kích này cho biết họ thường xuyên nhìn thấy các thiết bị hư hỏng của quân đội Nga ở Crimea. Điều này có nghĩa là Lực lượng Phòng vệ Ukraine đang đẩy lùi thành công các nỗ lực chiếm giữ lãnh thổ của Nga.
Các nhóm du kích đã theo dõi quân đội Nga và các đơn vị khác của quân chiếm đóng Crimea. Họ ghi lại việc triển khai quân xâm lược, kho đạn dược, nguồn cung cấp nhiên liệu và dầu mỏ, v.v.
Người Nga đang tích cực khai thác Yevpatoria và thành phố này đã trở thành trung tâm hậu cần lớn cho quân Nga ở Crimea.
Hôm 21/1, ông Budanov, Giám đốc tình báo chính của Bộ Quốc phòng Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn, rằng nếu không có sự trợ giúp của Triều Tiên, tình hình ở Moscow sẽ rất thảm khốc. Ông Budanov cho biết Liên bang Nga đang chi nhiều hơn cho vũ khí và đạn dược so với mức họ có thể sản xuất trong khi đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng. Đây là lý do thực sự khiến Nga tìm kiếm vũ khí ở các nước khác. Triều Tiên đóng vai trò là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho quân đội Nga. Họ đã di chuyển rất nhiều đạn pháo. Điều này đã mang lại cho Nga một số khoảng trống để thở. Ông nói thêm rằng nếu không có viện trợ của Triều Tiên, tình hình của quân đội Nga sẽ rất thảm khốc.
Quan chức tình báo Ukraine cũng lưu ý rằng Nga có truyền thống không muốn dựa vào sự trợ giúp từ bên ngoài. Điều này luôn bị coi là thiếu phẩm giá và là một sự xúc phạm. Nói cách khác, Nga không có lựa chọn nào khác khi nhận hỗ trợ cung cấp đạn dược từ bên ngoài. Ngoài ra, một vấn đề khác mà Nga phải đối mặt là tình trạng thiếu nhân lực. Moscow đang mất nhiều quân hơn mức có thể tuyển được.
Theo Shishi Junshi
Lý Ngọc biên dịch
https://img.ntdvn.net/2024/01/ntdvn_du-an-moi-71-1.jpg
Cảng biển Baltic bị ném bom, tuyến phòng thủ sâu của Nga yếu (Ảnh chụp video)
Phạm vi tấn công của máy bay không người lái Ukraine đã bắt đầu mở rộng tới biển Baltic, các trạm khí đốt tự nhiên của Nga cũng như các nhà máy sản xuất hệ thống phòng không bọc thép và tháp pháo xe tăng đã bị tấn công.
Vào khoảng 3:20 sáng ngày 21/1 theo giờ địa phương, máy bay không người lái cảm tử của Ukraine đã tấn công cơ sở phân chia, xử lý và vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất của Nga trên Biển Baltic ở Ust-Luga, thuộc sở hữu của Novatek (là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai của Nga). Mặc dù cảng Ust-Luga cách Ukraine gần 900 km nhưng nó đã bị tê liệt bởi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cảm tử Kamikaze của Ukraine.
Các cơ sở bị tấn công đã được sử dụng để xử lý khí tự nhiên hóa lỏng và sản xuất dầu thô nhẹ và nặng, xăng, dầu diesel và nhiên liệu cho tàu hải quân. Cơ sở này được đưa vào vận hành vào năm 2013 và mở rộng vào năm 2022, với các sản phẩm chủ yếu dành cho xuất khẩu.
Theo truyền thông đưa tin, ba tàu chở dầu lớn đã ở gần đó vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Sau cuộc tấn công, Moscow buộc phải di chuyển các hệ thống phòng không từ tiền tuyến về phía sau để bảo vệ các khu vực hậu phương. Các tàu chở dầu gần đó ngừng bốc hàng và hướng ra biển.
Cảng Ust-Luga là một nút quan trọng trong hệ thống xuất khẩu năng lượng của Nga, bao gồm các nhà máy xử lý khí đốt tự nhiên và là bến cảng quan trọng để vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ ra nước ngoài. Đây cũng là trung tâm cung cấp hậu cần cung cấp nhiên liệu cho quân đội Nga.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các hệ thống phòng không của Nga đã phá hủy 5 máy bay không người lái trên các vùng Tula, Orel và Smolensk.
Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái này của Ukraine rõ ràng đã gây ra tổn thất đáng kể về vật chất và danh tiếng cho Nga, chứng tỏ rằng Nga đang thiếu các hệ thống phòng không hiệu quả sâu hơn phía sau hậu phương, hoặc các hệ thống phòng không được ca ngợi của Nga thực sự có sơ hở.
Kyiv vẫn chưa bình luận về các vụ tấn công, mặc dù các nguồn tin đã tiết lộ một số chi tiết với giới truyền thông, cho biết vụ tấn công vào Ust-Luga do cơ quan an ninh Ukraine tổ chức, nhưng đây là thông tin không chính thức.
Một mục tiêu khác ở Nga bị tấn công đêm đó là khu công nghiệp quốc phòng Shcheglovsky Val ở Tula, nơi Nga lắp ráp các hệ thống tên lửa và pháo phòng không Pantsir trên đất liền và trên biển. Nhà máy cũng sản xuất hệ thống vũ khí và tháp pháo cho xe chiến đấu bộ binh, trong đó có mô-đun chiến đấu Berezok cho BMP-2M. Seglovsky Var Defense Industries là tổ hợp công nghiệp quân sự lớn thứ hai của Nga bị tấn công trong vài ngày qua.
Đây là lần thứ ba trong một loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái kể từ ngày 18/1, trong đợt tấn công đó cũng nhắm vào kho dầu ở Klintsy, nhà máy thuốc súng Tambov và các cơ sở quân sự của Nga ở tỉnh Leningrad.
Theo phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ cho rằng quân đội Nga hiện đang chuyển đổi Quân khu tỉnh Leningrad (LMD), nhằm chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh thông thường có thể xảy ra trong tương lai chống lại NATO và có thể triển khai khí tài quân sự dọc biên giới các quốc gia thành viên NATO. Cuộc tấn công của Ukraine vào tỉnh Leningrad có thể thúc đẩy quân đội Nga triển khai lại các hệ thống phòng không tầm ngắn chống lại đường bay dự kiến của máy bay không người lái Ukraine để bảo vệ tài sản quân sự có giá trị chiến lược ở Nga. Quân đội Nga sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn như Pantsir có thể không bảo vệ được tất cả các mục tiêu quan trọng, do đó việc Ukraine tiếp tục tấn công vào các khu vực sâu hậu phương Nga có thể làm tăng áp lực chung lên các hệ thống phòng không của Nga.
Ngày 19/1, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo các cuộc tấn công của Nga vào tiền tuyến đã tăng 27% so với ngày hôm trước, bao gồm 81 cuộc không kích và 45 cuộc tấn công bằng rocket. So sánh tình hình ngày 14 và 18/1 với 5 ngày trước đó, Bộ Tổng tham mưu Ukraine khẳng định rằng các cuộc tấn công của Nga đã gia tăng. Trong 5 ngày này, tổn thất về phương tiện quân sự của Nga tăng 88%, tổn thất xe tăng Nga tăng 95% và thương vong của Nga tăng 15%. Dữ liệu cho thấy cường độ hoạt động tấn công tiền tuyến của Nga đã tăng đều đặn trong hai tuần qua. Yếu tố then chốt trong vấn đề này có thể là điều kiện mặt đất băng giá, cho phép các xe bọc thép di chuyển.
Ngày 20/1, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố mặc dù Tập đoàn quân Dnieper của Nga gần như chắc chắn có lợi thế tuyệt đối trong khu vực nhưng quân phòng thủ Ukraine chưa bao giờ bị đánh đuổi khỏi bờ đông, và mọi nỗ lực của họ về cơ bản đều thất bại. Điều này có thể là do sự huấn luyện và phối hợp kém của các lực lượng Nga trong khu vực, khiến khả năng tấn công của họ bị hạn chế.
Trong cuộc phản công đầu tiên vào cuối năm 2022, Ukraine đã đạt được tiến bộ toàn diện ở khu vực phía nam Kherson, đẩy quân Nga lùi về bờ đông sông Dnieper. Kể từ đó, khu vực này trở thành trận chiến tiền tuyến giữa hai bên. Các lực lượng nhỏ của Ukraine đã thiết lập các vùng kiểm soát tại các ngôi làng như Krynky, và các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đã làm suy yếu khả năng phòng thủ của Nga trên bờ biển phía đông.
Tháng 4/2023, Điện Kremlin lần đầu tiên đề cập đến "quân đội Dnieper" hoạt động ở miền nam Ukraine. Tình báo Anh cho rằng đơn vị này rất có thể là đơn vị ban đầu của Nga xung quanh Kherson, sau khi đơn vị này chịu tổn thất nặng nề, tàn quân của nó đã thành lập Tập đoàn Dnieper. Tình báo Anh hôm thứ Bảy cho biết thêm rằng việc buộc Ukraine rời khỏi bờ Đông sông Dnieper vẫn là mục tiêu ưu tiên cho các hoạt động quân sự của Nga. Bất chấp thương vong ngày càng gia tăng, Nga có thể sẽ tiếp tục tấn công ở khu vực Krynky trong những tuần tới.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết trong phân tích mới nhất của mình rằng tính đến thứ Bảy (20/1), vị trí của quân đội Ukraine ở phía đông sông Dnieper không thay đổi. Nó cho thấy cuộc tấn công của quân đội Nga không có tiến triển.
https://www.youtube.com/watch?v=1rRhTLGzDJU
Bà Natalia Humeniuk, người phát ngôn của Lực lượng miền Nam Ukraine, hôm Chủ nhật (21) cho biết Nga đang tiếp tục nỗ lực đẩy lùi quân Ukraine khỏi tả ngạn (phía đông), nhưng quân đội Ukraine đã giết chết 14 lính Nga ở tả ngạn trong 24 giờ, 9 xe bọc thép và 5 máy bay không người lái. Bà Humeniuk cho biết lực lượng Kiev gặp khó khăn về hậu cần nhưng vẫn đang nỗ lực mở rộng đầu cầu mà họ đã thiết lập bắc qua sông Dnieper.
Ngày 20/1, quân du kích Ukraine phát hiện thiết bị quân sự hư hỏng của Nga đang được vận chuyển đến bán đảo Crimea, đồng nghĩa với việc quân đội Nga tiếp tục chịu tổn thất nặng nề ở vùng Zaporozhye.
Phong trào du kích Atesh thân Ukraine ở Crimea mới đây đưa tin trên kênh Telegram của mình rằng các đặc vụ của họ đã ghi hình thành công việc chuyển giao xe tăng T-62 của Nga bị hư hỏng cho Yevpatoria. Được biết, những chiếc xe tăng này đã tham gia cuộc chiến Ukraine ở vùng Zaporozhye.
Những người theo nhóm du kích này cho biết họ thường xuyên nhìn thấy các thiết bị hư hỏng của quân đội Nga ở Crimea. Điều này có nghĩa là Lực lượng Phòng vệ Ukraine đang đẩy lùi thành công các nỗ lực chiếm giữ lãnh thổ của Nga.
Các nhóm du kích đã theo dõi quân đội Nga và các đơn vị khác của quân chiếm đóng Crimea. Họ ghi lại việc triển khai quân xâm lược, kho đạn dược, nguồn cung cấp nhiên liệu và dầu mỏ, v.v.
Người Nga đang tích cực khai thác Yevpatoria và thành phố này đã trở thành trung tâm hậu cần lớn cho quân Nga ở Crimea.
Hôm 21/1, ông Budanov, Giám đốc tình báo chính của Bộ Quốc phòng Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn, rằng nếu không có sự trợ giúp của Triều Tiên, tình hình ở Moscow sẽ rất thảm khốc. Ông Budanov cho biết Liên bang Nga đang chi nhiều hơn cho vũ khí và đạn dược so với mức họ có thể sản xuất trong khi đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng. Đây là lý do thực sự khiến Nga tìm kiếm vũ khí ở các nước khác. Triều Tiên đóng vai trò là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho quân đội Nga. Họ đã di chuyển rất nhiều đạn pháo. Điều này đã mang lại cho Nga một số khoảng trống để thở. Ông nói thêm rằng nếu không có viện trợ của Triều Tiên, tình hình của quân đội Nga sẽ rất thảm khốc.
Quan chức tình báo Ukraine cũng lưu ý rằng Nga có truyền thống không muốn dựa vào sự trợ giúp từ bên ngoài. Điều này luôn bị coi là thiếu phẩm giá và là một sự xúc phạm. Nói cách khác, Nga không có lựa chọn nào khác khi nhận hỗ trợ cung cấp đạn dược từ bên ngoài. Ngoài ra, một vấn đề khác mà Nga phải đối mặt là tình trạng thiếu nhân lực. Moscow đang mất nhiều quân hơn mức có thể tuyển được.
Theo Shishi Junshi
Lý Ngọc biên dịch