giahamdzui
12-13-2023, 02:04 AM
Chiến tranh Ukraina: Khi Châu Âu không giữ được lời hứa với Kiev
Những hứa hẹn viện trợ mới của phương Tây cho Kiev ở mức thấp nhất kể từ đầu cuộc xâm lược của Nga. Số phận của Ukraina bị đe dọa khi các đồng minh trở nên “ mệt mỏi ”.
https://s.rfi.fr/media/display/1c2fb3c6-98e8-11ee-8236-005056a97e36/w:980/p:16x9/AP23179501389589.webp
Pháo binh Ukraina sử dụng vũ khí Mỹ tấn công quân Nga tại một mặt trận ở Kharkiv, Ukraina, ngày 14/07/2022. AP - Evgeniy Maloletka
Tại Ukraina, Châu Âu nói thì nghe được, nhưng chưa tìm ra cách để biến lời nói thành hành động. Trong khi tại Hoa Kỳ, một bộ phận nhỏ nghị sĩ thân Trump đã từ chối đưa vấn đề viện trợ cho Ukraina vào chương trình nghị sự của Quốc Hội, thì Liên Âu lại vấp phải việc thủ tướng Hungary Victor Orban muốn rút vấn đề viện trợ cho Ukraina ra khỏi chương trình thảo luận ở Hội Đồng Châu Âu.
Nhưng nguy cơ khó khăn còn rộng lớn hơn thế. Jake Sullivan, cố vấn An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ xác nhận: “ Chúng ta đang cạn tiền và gần hết thời gian ! ”. Tình hình cũng tương tự ở Châu Âu. Các lãnh đạo Liên Âu thừa nhận không thể giữ được lời hứa cung cấp 1 triệu đạn pháo cho Ukraina trước mùa xuân tới. Liên Hiệp Châu Âu hiện mới chỉ giao được 300 nghìn quả đạn cho Kiev.
Mặc dù khả năng sản xuất của Châu Âu đã tăng từ 20 đến 30% kể từ cuộc xâm lược của Nga, các đơn đặt hàng vẫn chậm hoàn thành. Theo Viện Kiel của Đức, những lời hứa viện trợ mới của phương Tây đang ở mức thấp nhất kể từ đầu cuộc xâm lược của Nga. Do cuộc chiến giữa Israel và Hamas, cuộc xung đột ở Ukraine đã biến mất khỏi màn hình radar, bị đẩy ra ngoài thời sự cùng với sự “mệt mỏi” của các đồng minh của Kiev.
“ Có vẻ như Liên Hiệp Châu Âu và NATO đã quên mất rằng cuộc chiến tranh tại Ukraina liên quan đến biên giới của họ. Chúng tôi có cảm giác cùng với sự chuyển hướng chú ý sang Trung Đông, nỗi đau khổ của chúng tôi cũng bị giảm đi trên các mặt báo và có thể sẽ không còn nữa trong nay mai ”, phó thủ tướng Ukraina Olha Stefanichyna đã phát biểu như vậy trong chuyến thăm Paris mới đây. Bà nhấn mạnh những lời kêu gọi viện trợ của lãnh đạo Ukraina sẽ không có, nếu phương Tây không đề nghị Ukraina từ bỏ kho vũ khí hạt nhân hồi 1996 khi tách ra độc lập từ Liên Xô.
Nga sản xuất 2 triệu đạn pháo mỗi năm
Bà nhắc lại là “ Ukraina đã tuân thủ bản ghi nhớ Budapest sau khi đã có được bảo đảm an ninh ” của Hoa Kỳ, Anh và Nga. Vậy nên Kiev chỉ yêu cầu các nước phương Tây “ giữ lời hứa ”. Bà Olha Stefanichyna cũng lưu ý: “ Cuộc chiến của người Ukraina chống lại người Nga là cuộc chiến vì tự do và các giá trị của châu Âu, đồng thời bảo vệ các nước châu Âu khỏi chiến tranh. Nếu như Nga không hiện diện quân sự ở Liên Hiệp Châu Âu thì đó là do Ukraina ngăn sự xâm lược của Nga ”.
Tuy nhiên, tại nhiều thủ đô trong Liên Âu, đã bắt đầu xuất hiện những lời to nhỏ bàn về mong muốn ngừng bắn. Sự chậm trễ và lưỡng lự của phương Tây trong việc cung cấp cho Kiev các loại vũ khí cần thiết, đúng thời điểm, để đánh đuổi quân Nga ra khỏi Ukraina, có thể lý giải phần lớn cho thất bại của cuộc phản công mùa xuân vừa qua.
Trong khi EU và Mỹ nhấn phanh viện trợ cho Ukraina, đầu tiên là giữ lại xe tăng, sau đó là máy bay chiến đấu và bây giờ là đạn dược, quân đội Nga, vốn bị phương Tây đánh giá thấp, đã bảo vệ được mình sau một tuyến phòng thủ vững chắc.
“Nền kinh tế chiến tranh” được tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói đến chưa bao giờ trở thành hiện thực ở châu Âu. Trái lại, Nga đã đưa ngành công nghiệp chiến tranh của mình vào thế trận. Họ sẽ sớm đạt mục tiêu sản xuất hai triệu đạn pháo mỗi năm, nghĩa là nhiều hơn cả Hoa Kỳ và Châu Âu cộng lại. Mối nguy hiểm có lẽ chưa bao giờ lớn đến thế kể từ đầu năm. Nguy cơ chính là tương quan lực lượng trên chiến trường đã bị đảo ngược.
“Các nước Châu Âu rõ ràng chưa sẵn sàng chấp nhận những hy sinh cần thiết để giúp Ukraina chống lại sự xâm lược của Nga trong điều kiện tốt nhất. Hành động hoặc sự thiếu hành động của họ đều đi ngược lại những lời phát biểu của họ”, cựu đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ Gérard Araud lấy làm tiếc trên mạng X.
Các nước châu Âu vẫn đang vất vả để hiểu được những thách thức chiến lược của thế giới mới. Sau khi thành công, với rất nhiều khó khăn, trong việc tạo được sự đoàn kết ở đầu cuộc chiến tranh, họ lại một lần nữa bị chia rẽ về chủ đề này. Trong Liên Âu, Hungary không ngại ngùng bảo vệ lợi ích của Nga. Ba Lan thì đang xét lại các nguyên tắc chính ủng hộ Ukraina do lợi ích ích kỷ của một số thành phần kinh tế.
Putin ngẩng cao đầu
Sự mệt mỏi và chia rẽ trong Liên Hiệp Châu Âu chính là điều mà Vladimir Putin đang tính đến để thay đổi cục diện cuộc chiến. Từ nhiều tuần qua, tổng thống Nga đã ngẩng cao đầu trước những hoàn cảnh có lợi cho ông. Quân đội của ông đã trụ được trước quân Ukraina được phương Tây hậu thuẫn. Các nhà lãnh đạo Ukraina bắt đầu tỏ mâu thuẫn công khai. Vladimir Putin đã phá vỡ sự cô lập ở phương Tây và né tránh các biện pháp trừng phạt bằng cách dựa vào các đồng minh chống phương Tây ở "Nam bán cầu".
Ông Putin sẽ sớm tận dụng được khả năng tên lửa đạn đạo của Iran và Bắc Triều Tiên. Ông bắt đầu trở lại các chuyến công du tới Trung Quốc, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Xê Út. Tiền bán dầu lửa, khí đốt đang tiếp sức cho nền kinh tế Nga. Những thành phần chống đối ông ta bị bịt miệng và chiến dịch tranh cử tổng thống cho tháng 3 tới đang diễn ra tốt đẹp. Cuối cùng, Putin có thể hy vọng vào một cuộc “chuyển hướng” tốt nhất, như cuộc chiến ở Trung Đông đang thu hút mọi sự chú ý.
Tại Wasshington, một bộ phận nhỏ các nghị sĩ theo Trump đã chặn viện trợ cho Ukraina, bất chấp rủi ro Kiev thất bại quân sự. “ Bỏ phiếu chống lại viện trợ cho Ukraina là bỏ phiếu để cải thiện vị thế chiến lược của Vladimir Putin. Đó chính là thực tế người ta không thể lẩn tránh được ”, ông Jake Sullivan cảnh báo. Thế nhưng, Liên Hiệp Châu Âu giờ không có khả năng thay thế cho Mỹ, nếu Washington đóng van viện trợ quân sự. Liên Âu không có cả phương tiện lẫn quyết tâm chính trị. Một quan chức ngoại giao cao cấp của Pháp khẳng định : “ Châu Âu phải thức tỉnh. Châu Âu phải hỗ trợ Ukraina nối lại phản công. Với chúng ta, không có giải pháp thay thế. Nếu như hồi năm 1942, Mỹ và Anh đã bỏ rơi các nước Châu Âu thì chúng ta không có như bây giờ. Ukraina ngày nay chính là Châu Âu của 1942 ”. Quan chức này không cho rằng “ kịch bản Ukraina thất bại sẽ lại là thắng lợi cho Mỹ ”. Nếu tình hình cứ tiếp tục, sự “ mệt mỏi ” của phương Tây sẽ phải trả giá rất đắt ở Châu Âu. Nhà ngoại giao Pháp khẳng định “ với một mặt trận đóng băng, Putin sẽ tấn công trở lại. Không thể để Nga thắng trong cuộc chiến này ”. Nhưng Pháp và các đồng minh Châu Âu liệu có đủ khả năng tạo cho mình phương tiện và thể hiện thiện chí của trên thực tế ?
Như phóng viên Ba Lan gốc Mỹ Anne Applebaum viết trong một bài báo, “ thách thức mà Vladimir Putin đặt ra cho châu Âu và phần còn lại của thế giới vẫn không thay đổi kể từ tháng 2/2022. Sự thật khắc nghiệt là cuộc chiến này sẽ chỉ kết thúc dứt điểm khi giấc mơ đế quốc mới của Nga tàn lụi. Thời thế đã thay đổi. Chúng ta phải bắt đầu giúp người Ukraina chiến đấu trong cuộc chiến này như thể chính chúng ta đang chiến đấu, bằng cách thay đổi quy trình quyết định chậm chạp để thích ứng với tình hình khẩn cấp lúc này”.
(Theo Le Figaro)RFI
Những hứa hẹn viện trợ mới của phương Tây cho Kiev ở mức thấp nhất kể từ đầu cuộc xâm lược của Nga. Số phận của Ukraina bị đe dọa khi các đồng minh trở nên “ mệt mỏi ”.
https://s.rfi.fr/media/display/1c2fb3c6-98e8-11ee-8236-005056a97e36/w:980/p:16x9/AP23179501389589.webp
Pháo binh Ukraina sử dụng vũ khí Mỹ tấn công quân Nga tại một mặt trận ở Kharkiv, Ukraina, ngày 14/07/2022. AP - Evgeniy Maloletka
Tại Ukraina, Châu Âu nói thì nghe được, nhưng chưa tìm ra cách để biến lời nói thành hành động. Trong khi tại Hoa Kỳ, một bộ phận nhỏ nghị sĩ thân Trump đã từ chối đưa vấn đề viện trợ cho Ukraina vào chương trình nghị sự của Quốc Hội, thì Liên Âu lại vấp phải việc thủ tướng Hungary Victor Orban muốn rút vấn đề viện trợ cho Ukraina ra khỏi chương trình thảo luận ở Hội Đồng Châu Âu.
Nhưng nguy cơ khó khăn còn rộng lớn hơn thế. Jake Sullivan, cố vấn An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ xác nhận: “ Chúng ta đang cạn tiền và gần hết thời gian ! ”. Tình hình cũng tương tự ở Châu Âu. Các lãnh đạo Liên Âu thừa nhận không thể giữ được lời hứa cung cấp 1 triệu đạn pháo cho Ukraina trước mùa xuân tới. Liên Hiệp Châu Âu hiện mới chỉ giao được 300 nghìn quả đạn cho Kiev.
Mặc dù khả năng sản xuất của Châu Âu đã tăng từ 20 đến 30% kể từ cuộc xâm lược của Nga, các đơn đặt hàng vẫn chậm hoàn thành. Theo Viện Kiel của Đức, những lời hứa viện trợ mới của phương Tây đang ở mức thấp nhất kể từ đầu cuộc xâm lược của Nga. Do cuộc chiến giữa Israel và Hamas, cuộc xung đột ở Ukraine đã biến mất khỏi màn hình radar, bị đẩy ra ngoài thời sự cùng với sự “mệt mỏi” của các đồng minh của Kiev.
“ Có vẻ như Liên Hiệp Châu Âu và NATO đã quên mất rằng cuộc chiến tranh tại Ukraina liên quan đến biên giới của họ. Chúng tôi có cảm giác cùng với sự chuyển hướng chú ý sang Trung Đông, nỗi đau khổ của chúng tôi cũng bị giảm đi trên các mặt báo và có thể sẽ không còn nữa trong nay mai ”, phó thủ tướng Ukraina Olha Stefanichyna đã phát biểu như vậy trong chuyến thăm Paris mới đây. Bà nhấn mạnh những lời kêu gọi viện trợ của lãnh đạo Ukraina sẽ không có, nếu phương Tây không đề nghị Ukraina từ bỏ kho vũ khí hạt nhân hồi 1996 khi tách ra độc lập từ Liên Xô.
Nga sản xuất 2 triệu đạn pháo mỗi năm
Bà nhắc lại là “ Ukraina đã tuân thủ bản ghi nhớ Budapest sau khi đã có được bảo đảm an ninh ” của Hoa Kỳ, Anh và Nga. Vậy nên Kiev chỉ yêu cầu các nước phương Tây “ giữ lời hứa ”. Bà Olha Stefanichyna cũng lưu ý: “ Cuộc chiến của người Ukraina chống lại người Nga là cuộc chiến vì tự do và các giá trị của châu Âu, đồng thời bảo vệ các nước châu Âu khỏi chiến tranh. Nếu như Nga không hiện diện quân sự ở Liên Hiệp Châu Âu thì đó là do Ukraina ngăn sự xâm lược của Nga ”.
Tuy nhiên, tại nhiều thủ đô trong Liên Âu, đã bắt đầu xuất hiện những lời to nhỏ bàn về mong muốn ngừng bắn. Sự chậm trễ và lưỡng lự của phương Tây trong việc cung cấp cho Kiev các loại vũ khí cần thiết, đúng thời điểm, để đánh đuổi quân Nga ra khỏi Ukraina, có thể lý giải phần lớn cho thất bại của cuộc phản công mùa xuân vừa qua.
Trong khi EU và Mỹ nhấn phanh viện trợ cho Ukraina, đầu tiên là giữ lại xe tăng, sau đó là máy bay chiến đấu và bây giờ là đạn dược, quân đội Nga, vốn bị phương Tây đánh giá thấp, đã bảo vệ được mình sau một tuyến phòng thủ vững chắc.
“Nền kinh tế chiến tranh” được tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói đến chưa bao giờ trở thành hiện thực ở châu Âu. Trái lại, Nga đã đưa ngành công nghiệp chiến tranh của mình vào thế trận. Họ sẽ sớm đạt mục tiêu sản xuất hai triệu đạn pháo mỗi năm, nghĩa là nhiều hơn cả Hoa Kỳ và Châu Âu cộng lại. Mối nguy hiểm có lẽ chưa bao giờ lớn đến thế kể từ đầu năm. Nguy cơ chính là tương quan lực lượng trên chiến trường đã bị đảo ngược.
“Các nước Châu Âu rõ ràng chưa sẵn sàng chấp nhận những hy sinh cần thiết để giúp Ukraina chống lại sự xâm lược của Nga trong điều kiện tốt nhất. Hành động hoặc sự thiếu hành động của họ đều đi ngược lại những lời phát biểu của họ”, cựu đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ Gérard Araud lấy làm tiếc trên mạng X.
Các nước châu Âu vẫn đang vất vả để hiểu được những thách thức chiến lược của thế giới mới. Sau khi thành công, với rất nhiều khó khăn, trong việc tạo được sự đoàn kết ở đầu cuộc chiến tranh, họ lại một lần nữa bị chia rẽ về chủ đề này. Trong Liên Âu, Hungary không ngại ngùng bảo vệ lợi ích của Nga. Ba Lan thì đang xét lại các nguyên tắc chính ủng hộ Ukraina do lợi ích ích kỷ của một số thành phần kinh tế.
Putin ngẩng cao đầu
Sự mệt mỏi và chia rẽ trong Liên Hiệp Châu Âu chính là điều mà Vladimir Putin đang tính đến để thay đổi cục diện cuộc chiến. Từ nhiều tuần qua, tổng thống Nga đã ngẩng cao đầu trước những hoàn cảnh có lợi cho ông. Quân đội của ông đã trụ được trước quân Ukraina được phương Tây hậu thuẫn. Các nhà lãnh đạo Ukraina bắt đầu tỏ mâu thuẫn công khai. Vladimir Putin đã phá vỡ sự cô lập ở phương Tây và né tránh các biện pháp trừng phạt bằng cách dựa vào các đồng minh chống phương Tây ở "Nam bán cầu".
Ông Putin sẽ sớm tận dụng được khả năng tên lửa đạn đạo của Iran và Bắc Triều Tiên. Ông bắt đầu trở lại các chuyến công du tới Trung Quốc, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Xê Út. Tiền bán dầu lửa, khí đốt đang tiếp sức cho nền kinh tế Nga. Những thành phần chống đối ông ta bị bịt miệng và chiến dịch tranh cử tổng thống cho tháng 3 tới đang diễn ra tốt đẹp. Cuối cùng, Putin có thể hy vọng vào một cuộc “chuyển hướng” tốt nhất, như cuộc chiến ở Trung Đông đang thu hút mọi sự chú ý.
Tại Wasshington, một bộ phận nhỏ các nghị sĩ theo Trump đã chặn viện trợ cho Ukraina, bất chấp rủi ro Kiev thất bại quân sự. “ Bỏ phiếu chống lại viện trợ cho Ukraina là bỏ phiếu để cải thiện vị thế chiến lược của Vladimir Putin. Đó chính là thực tế người ta không thể lẩn tránh được ”, ông Jake Sullivan cảnh báo. Thế nhưng, Liên Hiệp Châu Âu giờ không có khả năng thay thế cho Mỹ, nếu Washington đóng van viện trợ quân sự. Liên Âu không có cả phương tiện lẫn quyết tâm chính trị. Một quan chức ngoại giao cao cấp của Pháp khẳng định : “ Châu Âu phải thức tỉnh. Châu Âu phải hỗ trợ Ukraina nối lại phản công. Với chúng ta, không có giải pháp thay thế. Nếu như hồi năm 1942, Mỹ và Anh đã bỏ rơi các nước Châu Âu thì chúng ta không có như bây giờ. Ukraina ngày nay chính là Châu Âu của 1942 ”. Quan chức này không cho rằng “ kịch bản Ukraina thất bại sẽ lại là thắng lợi cho Mỹ ”. Nếu tình hình cứ tiếp tục, sự “ mệt mỏi ” của phương Tây sẽ phải trả giá rất đắt ở Châu Âu. Nhà ngoại giao Pháp khẳng định “ với một mặt trận đóng băng, Putin sẽ tấn công trở lại. Không thể để Nga thắng trong cuộc chiến này ”. Nhưng Pháp và các đồng minh Châu Âu liệu có đủ khả năng tạo cho mình phương tiện và thể hiện thiện chí của trên thực tế ?
Như phóng viên Ba Lan gốc Mỹ Anne Applebaum viết trong một bài báo, “ thách thức mà Vladimir Putin đặt ra cho châu Âu và phần còn lại của thế giới vẫn không thay đổi kể từ tháng 2/2022. Sự thật khắc nghiệt là cuộc chiến này sẽ chỉ kết thúc dứt điểm khi giấc mơ đế quốc mới của Nga tàn lụi. Thời thế đã thay đổi. Chúng ta phải bắt đầu giúp người Ukraina chiến đấu trong cuộc chiến này như thể chính chúng ta đang chiến đấu, bằng cách thay đổi quy trình quyết định chậm chạp để thích ứng với tình hình khẩn cấp lúc này”.
(Theo Le Figaro)RFI