giavui
11-24-2023, 02:09 AM
Mỹ giám sát chặt chẽ hàng điện tử nhập từ Việt Nam và Malaysia
Trong tháng 9/2023, khoảng 74 triệu đô la hàng điện tử của Việt Nam và Malaysia, như tấm pin mặt trời và vi mạch, đã bị từ chối nhập vào Mỹ hoặc phải qua khâu kiểm tra ''các thành phần liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức từ Trung Quốc''.
https://s.rfi.fr/media/display/c6fb41f8-d810-11eb-9705-005056bf87d6/w:980/p:16x9/Polysilicon.jpg
Ảnh minh họa: Khoảng 45% polysilicon, nguyên liệu chủ yếu của pin mặt trời, trên thế giới là được sản xuất tại Tân Cương, Trung Quốc. ©
Theo số liệu hải quan Mỹ được công bố vào tháng 10/2023, tính đến hết tháng Chín, hơn 6.000 chuyến hàng hóa trị giá hơn 2 tỷ đô la đã bị kiểm soát, kể từ khi Mỹ áp dụng những quy định chặt chẽ hơn vào tháng 6/2022 nhằm ngăn chặn các vi phạm nhân quyền ở vùng Tân Cương, Trung Quốc, nơi có đa số dân là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
Dữ liệu được cập nhật vào đầu tháng 11 này cho thấy, gần một nửa trong số đó đã bị từ chối nhập khẩu hoặc đang chờ phê duyệt nhập khẩu. Riêng trong tháng Chín, tổng giá trị các lô hàng bị từ chối hoặc bị giữ lại để kiểm tra là 82 triệu đô la, và 90% trong số này là các mặt hàng điện tử, tăng gấp bốn lần so với tháng Tám .
Tuy nhiên, theo Reuters, 2/3 số hàng hóa bị từ chối hoặc bị giữ lại trong tháng Chín này chủ yếu đến từ Malaysia và Việt Nam, những nước xuất khẩu chủ yếu các tấm pin năng lượng mặt trời và linh kiện bán dẫn sang Mỹ. Vùng Tân Cương Trung Quốc là nơi sản xuất bông và polysilicon lớn, được dùng trong sản xuất tấm quang điện và linh kiện bán dẫn. Việt Nam còn là một trong số các nhà cung cấp hàng đầu về sản phẩm dệt may và da giầy.
Tính đến tháng Chín, Malaysia và Việt Nam, mỗi nước có các lô hàng trị giá khoảng 320 triệu đô la bị từ chối hay bị giữ lại để kiểm tra kể từ khi quy định mới có hiệu lực. Mặc dù chiếm một thị phần nhỏ trong giao thương với Mỹ, xuất khẩu linh kiện bán dẫn của hai nước cộng lại trị giá hơn 730 triệu đô la, chỉ riêng trong tháng 8.
Hãng tin Reuters đã có yêu cầu nhưng hiện giờ bộ Thương Mại của Malaysia và Việt Nam chưa có bình luận gì về thông tin nói trên.
RFI
Trong tháng 9/2023, khoảng 74 triệu đô la hàng điện tử của Việt Nam và Malaysia, như tấm pin mặt trời và vi mạch, đã bị từ chối nhập vào Mỹ hoặc phải qua khâu kiểm tra ''các thành phần liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức từ Trung Quốc''.
https://s.rfi.fr/media/display/c6fb41f8-d810-11eb-9705-005056bf87d6/w:980/p:16x9/Polysilicon.jpg
Ảnh minh họa: Khoảng 45% polysilicon, nguyên liệu chủ yếu của pin mặt trời, trên thế giới là được sản xuất tại Tân Cương, Trung Quốc. ©
Theo số liệu hải quan Mỹ được công bố vào tháng 10/2023, tính đến hết tháng Chín, hơn 6.000 chuyến hàng hóa trị giá hơn 2 tỷ đô la đã bị kiểm soát, kể từ khi Mỹ áp dụng những quy định chặt chẽ hơn vào tháng 6/2022 nhằm ngăn chặn các vi phạm nhân quyền ở vùng Tân Cương, Trung Quốc, nơi có đa số dân là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
Dữ liệu được cập nhật vào đầu tháng 11 này cho thấy, gần một nửa trong số đó đã bị từ chối nhập khẩu hoặc đang chờ phê duyệt nhập khẩu. Riêng trong tháng Chín, tổng giá trị các lô hàng bị từ chối hoặc bị giữ lại để kiểm tra là 82 triệu đô la, và 90% trong số này là các mặt hàng điện tử, tăng gấp bốn lần so với tháng Tám .
Tuy nhiên, theo Reuters, 2/3 số hàng hóa bị từ chối hoặc bị giữ lại trong tháng Chín này chủ yếu đến từ Malaysia và Việt Nam, những nước xuất khẩu chủ yếu các tấm pin năng lượng mặt trời và linh kiện bán dẫn sang Mỹ. Vùng Tân Cương Trung Quốc là nơi sản xuất bông và polysilicon lớn, được dùng trong sản xuất tấm quang điện và linh kiện bán dẫn. Việt Nam còn là một trong số các nhà cung cấp hàng đầu về sản phẩm dệt may và da giầy.
Tính đến tháng Chín, Malaysia và Việt Nam, mỗi nước có các lô hàng trị giá khoảng 320 triệu đô la bị từ chối hay bị giữ lại để kiểm tra kể từ khi quy định mới có hiệu lực. Mặc dù chiếm một thị phần nhỏ trong giao thương với Mỹ, xuất khẩu linh kiện bán dẫn của hai nước cộng lại trị giá hơn 730 triệu đô la, chỉ riêng trong tháng 8.
Hãng tin Reuters đã có yêu cầu nhưng hiện giờ bộ Thương Mại của Malaysia và Việt Nam chưa có bình luận gì về thông tin nói trên.
RFI