duyanh
11-21-2023, 03:07 PM
Tổng thống Philippines nói tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đang 'khốc liệt hơn'
https://img.ntdvn.net/2022/11/ntdvn_1-1.jpeg
Chiến hạm BRP Jose Rizal của Hải quân Philippines. (Ảnh: Hải quân Philippines)
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. hôm thứ 2 (20/11) cho biết căng thẳng ở Biển Đông đang trở nên "khốc liệt hơn" khi Bắc Kinh mở rộng hoạt động cải tạo gần vùng biển Philippines.
Nói chuyện với các phóng viên ở Honolulu (Hawaii, Mỹ) vào ngày 20/11, ông Marcos cho biết Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện của họ tại các đảo san hô và các bãi cạn mà gần bờ biển Philippines hơn, trong đó nơi gần nhất chỉ cách Philippines khoảng 111 km.
“Thật không may, tôi không thể nói rằng tình hình đang được cải thiện”, Tổng thống Philippines cho biết sau một buổi nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á - Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu.
Ông nói thêm rằng “tình hình đã trở nên khốc liệt hơn trước đây”, đồng thời khẳng định đất nước ông sẽ không nhượng bộ dù chỉ “một inch vuông” lãnh thổ của mình cho bất kỳ thế lực nước ngoài nào.
Ông Marcos cảnh báo rằng các khu vực kể trên ở Biển Đông đang “đang dần bị biến thành căn cứ”. Ông cho biết Đô đốc John Aquilino, chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đã cho ông xem mô hình của một căn cứ của Trung Quốc trong cuộc gặp giữa họ trước đó cùng ngày.
Ông Marcos cho hay, công sức mà Trung Quốc bỏ ra “đối với các căn cứ quân sự đó” là “rất đáng kể”.
Trước đó, ông Marcos đã có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại San Francisco (California, Mỹ) vào ngày 18/11.
Tại đây, ông Marcos đã truyền đạt đến ông Tập sự quan ngại của ông về những cuộc chạm trán giữa tàu Trung Quốc và tàu Philippines ở Biển Đông và hoàn cảnh khó khăn của ngư dân Philippines.
Theo một hãng thông tấn nhà nước Philippines, ông Marcos nói rằng cả hai bên đã đồng ý tìm cách giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông và đảm bảo ngư dân của họ có thể "cùng đánh cá" một cách an toàn ở vùng biển tranh chấp.
Ông Marcos nói: “Về cơ bản, đó là thông điệp mà chúng tôi đã trao đổi với nhau”.
"Tuy nhiên, vấn đề vẫn còn đó. Đó là điều mà chúng tôi cần tiếp tục trao đổi để tìm cách tránh những sự cố như vậy".
Ông Marcos cũng đã gặp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ngày 16/11 và thảo luận về tình hình Biển Đông.
Phó Tổng thống Harris khẳng định Mỹ luôn “sát cánh” với đồng minh Philippines và nhắc lại rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào tàu Philippines đều có thể kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung.
Bắc Kinh đã đưa ra các yêu sách lãnh thổ đối với gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm các rạn san hô và các đảo mà chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Philippines.
Theo The Epoch Times
Xuân Hoa biên dịch
https://img.ntdvn.net/2022/11/ntdvn_1-1.jpeg
Chiến hạm BRP Jose Rizal của Hải quân Philippines. (Ảnh: Hải quân Philippines)
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. hôm thứ 2 (20/11) cho biết căng thẳng ở Biển Đông đang trở nên "khốc liệt hơn" khi Bắc Kinh mở rộng hoạt động cải tạo gần vùng biển Philippines.
Nói chuyện với các phóng viên ở Honolulu (Hawaii, Mỹ) vào ngày 20/11, ông Marcos cho biết Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện của họ tại các đảo san hô và các bãi cạn mà gần bờ biển Philippines hơn, trong đó nơi gần nhất chỉ cách Philippines khoảng 111 km.
“Thật không may, tôi không thể nói rằng tình hình đang được cải thiện”, Tổng thống Philippines cho biết sau một buổi nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á - Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu.
Ông nói thêm rằng “tình hình đã trở nên khốc liệt hơn trước đây”, đồng thời khẳng định đất nước ông sẽ không nhượng bộ dù chỉ “một inch vuông” lãnh thổ của mình cho bất kỳ thế lực nước ngoài nào.
Ông Marcos cảnh báo rằng các khu vực kể trên ở Biển Đông đang “đang dần bị biến thành căn cứ”. Ông cho biết Đô đốc John Aquilino, chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đã cho ông xem mô hình của một căn cứ của Trung Quốc trong cuộc gặp giữa họ trước đó cùng ngày.
Ông Marcos cho hay, công sức mà Trung Quốc bỏ ra “đối với các căn cứ quân sự đó” là “rất đáng kể”.
Trước đó, ông Marcos đã có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại San Francisco (California, Mỹ) vào ngày 18/11.
Tại đây, ông Marcos đã truyền đạt đến ông Tập sự quan ngại của ông về những cuộc chạm trán giữa tàu Trung Quốc và tàu Philippines ở Biển Đông và hoàn cảnh khó khăn của ngư dân Philippines.
Theo một hãng thông tấn nhà nước Philippines, ông Marcos nói rằng cả hai bên đã đồng ý tìm cách giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông và đảm bảo ngư dân của họ có thể "cùng đánh cá" một cách an toàn ở vùng biển tranh chấp.
Ông Marcos nói: “Về cơ bản, đó là thông điệp mà chúng tôi đã trao đổi với nhau”.
"Tuy nhiên, vấn đề vẫn còn đó. Đó là điều mà chúng tôi cần tiếp tục trao đổi để tìm cách tránh những sự cố như vậy".
Ông Marcos cũng đã gặp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ngày 16/11 và thảo luận về tình hình Biển Đông.
Phó Tổng thống Harris khẳng định Mỹ luôn “sát cánh” với đồng minh Philippines và nhắc lại rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào tàu Philippines đều có thể kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung.
Bắc Kinh đã đưa ra các yêu sách lãnh thổ đối với gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm các rạn san hô và các đảo mà chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Philippines.
Theo The Epoch Times
Xuân Hoa biên dịch