giavui
11-21-2023, 02:38 AM
Điều gì phía sau diễn ngôn ‘ngoại giao cây tre’ của Việt Nam?
https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2021/05/Vietnam-democracy.jpg
Thuật ngữ ‘ngoại giao cây tre’ đã gần đây trở nên phổ biến trong diễn ngôn về chính sách đối ngoại của Việt Nam. Từng là một thuật ngữ trước đây còn xa lạ, ngoại giao cây tre đã được áp dụng để miêu tả thành tựu ngoại giao của Việt Nam từ sau chính sách Đổi mới năm 1986 và bàn luận về bài học cho các quốc gia nhỏ từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Trong một môi trường quốc tế ngày càng phân cực, ‘ngoại giao cây tre’ là đúc kết kinh nghiệm của Việt Nam sau hơn ba thập niên cân bằng các lợi ích địa chính trị mâu thuẫn nhau.
Hình ảnh cây tre vốn không xa lạ gì trong văn hóa và ngoại giao của các quốc gia châu Á khác. Ví dụ, chính sách đối ngoại của Thái Lan từ lâu đã được ví như cây tre “uốn mình theo gió”. Cũng như Thái Lan, chính sách ngoại giao cây tre của Việt Nam mang tính linh hoạt và thực tiễn, lấy độc lập và lợi ích quốc gia làm cơ sở.
Tuy nhiên, hai quốc gia này thể hiện sự linh hoạt và thực tiễn theo những cách khác nhau. Đối với Thái Lan, ‘ngoại giao cây tre’ trong lịch sử là nghiêng về một bên và đứng về phía cường quốc chiếm ưu thế hơn để đảm bảo lợi ích quốc gia của mình. Ví dụ, khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây sau cuộc đảo chính năm 2014, chính quyền Thái Lan đã xa lánh đồng minh lâu đời là Hoa Kỳ và tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc để đạt được lợi ích kinh tế. Nhưng ngược lại, đối với Việt Nam, chính sách ngoại giao cây tre có nghĩa là nỗ lực duy trì độc lập và đối xử bình đẳng với tất cả các cường quốc nhằm tối đa hóa lợi ích và phòng ngừa bất ổn chiến lược.
Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong những thập kỷ qua đã tạo tiền đề thực tiễn đầy đủ cho việc khái niệm hóa trường phái ngoại giao Việt Nam. Từ sau Đổi mới, Việt Nam chuyển từ chính sách đối ngoại dựa trên ý thức hệ sang chính sách đối ngoại chủ yếu dựa trên lợi ích quốc gia và các nguyên tắc độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa. Điều này đã cho phép Việt Nam xây dựng mạng lưới quan hệ đối tác toàn diện và chiến lược đa dạng để duy trì mức độ phát triển kinh tế xã hội cao và tạo được uy tín trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Việc thúc đẩy khái niệm ngoại giao cây tre đồng thời thể hiện sự tự tin của Việt Nam đối với hoạt động đối ngoại của mình. Như ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đánh giá, giống như cây tre với “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, ngoại giao Việt Nam “…mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân… kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc.”
Phép so sánh này tóm gọn xác đáng cách Việt Nam đã và đang củng cố vị thế của mình trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh giữa các nước lớn. Tuy Việt Nam đã tăng cường quan hệ với phương Tây nhằm đối phó với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam vẫn kiên quyết duy trì chính sách ‘bốn không’ được nêu trong sách Trắng Quốc phòng năm 2019 (không liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác, và không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế). Việt Nam cũng mong muốn duy trì quan hệ hữu hảo với nước láng giềng phương Bắc. Có thể thấy ‘ngoại giao cây tre’ dường như thể hiện một phong cách ngoại giao riêng của Việt Nam, không thân Mỹ mà cũng không thân Trung.
Giữa tình hình môi trường quốc tế bị phân cực bởi cuộc chiến Nga-Ukraine, Việt Nam nhận thấy theo đuổi ngoại giao cây tre là phù hợp. Trong nước, công chúng Việt Nam chia rẽ về cuộc chiến này do mối quan hệ lâu đời của Việt Nam với Liên Xô cũ. Những bất đồng nội bộ này và những chỉ trích bên ngoài về lập trường của Việt Nam về cuộc xung đột có thể gây chia rẽ nhiều hơn trong tương lai. Tuy Việt Nam nhấn mạnh rằng tất cả các bên tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, Việt Nam từ chối đứng về phía phương Tây trong việc lên án Nga.
Khái niệm ngoại giao cây tre đã xuất hiện từ năm 2016, trong bài phát biểu của ông Trọng trong Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29. Vị Tổng Bí thư nói rằng Việt Nam đã “xây dựng nên một trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Tại hội nghị toàn quốc đầu tiên của Việt Nam về các vấn đề đối ngoại năm 2021, ông Trọng đã tái khẳng định và trình bày rõ hơn ý tưởng này.
Là lời nói của vị chính khách có thâm niên nhất Việt Nam, những bài phát biểu trên của ông Trọng rất được dư luận quan tâm. Ông Trọng là người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng ‘đốt lò’ kéo dài nhiều năm, hiện đang gây chú ý ở Việt Nam và được nhiều người dân ủng hộ trong thời gian gần đây.
Sau Đổi mới, Hà Nội ưu tiên việc hội nhập quốc tế và định hình lại dần bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc ngoại giao, trong đó ‘ngoại giao cây tre’ và Tư tưởng Hồ Chí Minh được đặt lên hàng đầu. Chính sách ngoại giao cây tre của Việt Nam phần nào được hình thành dựa trên các tác phẩm của Hồ Chí Minh, vốn được đúc kết từ những hiểu biết về ngoại giao và sự nhấn mạnh của Hồ Chí Minh về quan hệ hài hòa, chủ nghĩa nhân đạo, sự mềm dẻo, tự cường và độc lập dân tộc.
Khái niệm này sẽ còn được tiếp tục sử dụng và cụ thể hóa thông qua các nghiên cứu học thuật và chính sách trong tương lai của Hà Nội. Nỗ lực nghiên cứu và phát triển trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh của các học giả Việt Nam gần đây cho thấy rằng ngoại giao cây tre đang nhen nhóm một bản sắc Việt Nam ‘Đổi mới’ linh hoạt hơn thay vì giáo điều như trước cải cách.
Phan Xuân Dũng và Tô Minh Sơn
Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế
https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2021/05/Vietnam-democracy.jpg
Thuật ngữ ‘ngoại giao cây tre’ đã gần đây trở nên phổ biến trong diễn ngôn về chính sách đối ngoại của Việt Nam. Từng là một thuật ngữ trước đây còn xa lạ, ngoại giao cây tre đã được áp dụng để miêu tả thành tựu ngoại giao của Việt Nam từ sau chính sách Đổi mới năm 1986 và bàn luận về bài học cho các quốc gia nhỏ từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Trong một môi trường quốc tế ngày càng phân cực, ‘ngoại giao cây tre’ là đúc kết kinh nghiệm của Việt Nam sau hơn ba thập niên cân bằng các lợi ích địa chính trị mâu thuẫn nhau.
Hình ảnh cây tre vốn không xa lạ gì trong văn hóa và ngoại giao của các quốc gia châu Á khác. Ví dụ, chính sách đối ngoại của Thái Lan từ lâu đã được ví như cây tre “uốn mình theo gió”. Cũng như Thái Lan, chính sách ngoại giao cây tre của Việt Nam mang tính linh hoạt và thực tiễn, lấy độc lập và lợi ích quốc gia làm cơ sở.
Tuy nhiên, hai quốc gia này thể hiện sự linh hoạt và thực tiễn theo những cách khác nhau. Đối với Thái Lan, ‘ngoại giao cây tre’ trong lịch sử là nghiêng về một bên và đứng về phía cường quốc chiếm ưu thế hơn để đảm bảo lợi ích quốc gia của mình. Ví dụ, khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây sau cuộc đảo chính năm 2014, chính quyền Thái Lan đã xa lánh đồng minh lâu đời là Hoa Kỳ và tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc để đạt được lợi ích kinh tế. Nhưng ngược lại, đối với Việt Nam, chính sách ngoại giao cây tre có nghĩa là nỗ lực duy trì độc lập và đối xử bình đẳng với tất cả các cường quốc nhằm tối đa hóa lợi ích và phòng ngừa bất ổn chiến lược.
Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong những thập kỷ qua đã tạo tiền đề thực tiễn đầy đủ cho việc khái niệm hóa trường phái ngoại giao Việt Nam. Từ sau Đổi mới, Việt Nam chuyển từ chính sách đối ngoại dựa trên ý thức hệ sang chính sách đối ngoại chủ yếu dựa trên lợi ích quốc gia và các nguyên tắc độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa. Điều này đã cho phép Việt Nam xây dựng mạng lưới quan hệ đối tác toàn diện và chiến lược đa dạng để duy trì mức độ phát triển kinh tế xã hội cao và tạo được uy tín trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Việc thúc đẩy khái niệm ngoại giao cây tre đồng thời thể hiện sự tự tin của Việt Nam đối với hoạt động đối ngoại của mình. Như ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đánh giá, giống như cây tre với “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, ngoại giao Việt Nam “…mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân… kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc.”
Phép so sánh này tóm gọn xác đáng cách Việt Nam đã và đang củng cố vị thế của mình trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh giữa các nước lớn. Tuy Việt Nam đã tăng cường quan hệ với phương Tây nhằm đối phó với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam vẫn kiên quyết duy trì chính sách ‘bốn không’ được nêu trong sách Trắng Quốc phòng năm 2019 (không liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác, và không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế). Việt Nam cũng mong muốn duy trì quan hệ hữu hảo với nước láng giềng phương Bắc. Có thể thấy ‘ngoại giao cây tre’ dường như thể hiện một phong cách ngoại giao riêng của Việt Nam, không thân Mỹ mà cũng không thân Trung.
Giữa tình hình môi trường quốc tế bị phân cực bởi cuộc chiến Nga-Ukraine, Việt Nam nhận thấy theo đuổi ngoại giao cây tre là phù hợp. Trong nước, công chúng Việt Nam chia rẽ về cuộc chiến này do mối quan hệ lâu đời của Việt Nam với Liên Xô cũ. Những bất đồng nội bộ này và những chỉ trích bên ngoài về lập trường của Việt Nam về cuộc xung đột có thể gây chia rẽ nhiều hơn trong tương lai. Tuy Việt Nam nhấn mạnh rằng tất cả các bên tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, Việt Nam từ chối đứng về phía phương Tây trong việc lên án Nga.
Khái niệm ngoại giao cây tre đã xuất hiện từ năm 2016, trong bài phát biểu của ông Trọng trong Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29. Vị Tổng Bí thư nói rằng Việt Nam đã “xây dựng nên một trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Tại hội nghị toàn quốc đầu tiên của Việt Nam về các vấn đề đối ngoại năm 2021, ông Trọng đã tái khẳng định và trình bày rõ hơn ý tưởng này.
Là lời nói của vị chính khách có thâm niên nhất Việt Nam, những bài phát biểu trên của ông Trọng rất được dư luận quan tâm. Ông Trọng là người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng ‘đốt lò’ kéo dài nhiều năm, hiện đang gây chú ý ở Việt Nam và được nhiều người dân ủng hộ trong thời gian gần đây.
Sau Đổi mới, Hà Nội ưu tiên việc hội nhập quốc tế và định hình lại dần bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc ngoại giao, trong đó ‘ngoại giao cây tre’ và Tư tưởng Hồ Chí Minh được đặt lên hàng đầu. Chính sách ngoại giao cây tre của Việt Nam phần nào được hình thành dựa trên các tác phẩm của Hồ Chí Minh, vốn được đúc kết từ những hiểu biết về ngoại giao và sự nhấn mạnh của Hồ Chí Minh về quan hệ hài hòa, chủ nghĩa nhân đạo, sự mềm dẻo, tự cường và độc lập dân tộc.
Khái niệm này sẽ còn được tiếp tục sử dụng và cụ thể hóa thông qua các nghiên cứu học thuật và chính sách trong tương lai của Hà Nội. Nỗ lực nghiên cứu và phát triển trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh của các học giả Việt Nam gần đây cho thấy rằng ngoại giao cây tre đang nhen nhóm một bản sắc Việt Nam ‘Đổi mới’ linh hoạt hơn thay vì giáo điều như trước cải cách.
Phan Xuân Dũng và Tô Minh Sơn
Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế