duyanh
11-09-2023, 01:56 PM
Nhật Bản, Philippines, Mỹ hợp tác chống lại hoạt động bành trướng trên biển của Trung Quốc
https://img.ntdvn.net/2023/11/ntdvn_screenshot-2023-11-09-at-44721-pm.jpg
Các thành viên Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines tham gia cuộc tập trận hải quân ba bên, với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản và Hoa Kỳ, cách bờ biển tỉnh Bataan (miền tây Philippines) 15 hải lý, ngày 6/6/2023. (Ảnh: Jes Aznar/Getty Images)
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vừa kết thúc chuyến thăm Philippines, chuyến thăm tập trung vào việc củng cố một quan hệ đối tác quân sự mới. Cùng lúc đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines đang thành lập một liên minh để chống lại sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Ngày 4/11, ông Kishida đã có bài phát biểu trước Quốc hội Philippines ở thủ đô Manila. Ông kêu gọi Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác nhằm duy trì trật tự toàn cầu dựa trên nền tảng pháp quyền, trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động hàng hải gây hấn.
Thủ tướng Kishida nói: “Ở Biển Đông, hợp tác ba bên nhằm bảo vệ quyền tự do trên biển đang được tiến hành”.
Theo ông Kishida, cộng đồng quốc tế đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử, và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Ông bày tỏ rằng Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Philippines để bảo vệ tự do và pháp quyền, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với các quốc gia có cùng chí hướng như Hoa Kỳ.
Lần đầu tiên, Nhật Bản sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự cho Philippines theo khuôn khổ Hỗ trợ An ninh Chính thức (OSA) mới. Ngoài ra, ông Kishida cũng cam kết hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines.
Trước việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mở rộng quyền lực trong khu vực, Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Philippines bày tỏ quan ngại sâu sắc về hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Họ đồng ý rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đều không thể được dung thứ.
Việc Bắc Kinh sử dụng chiến thuật bắt nạt đối với các quốc gia láng giềng đã khiến Nhật Bản, Philippines và Mỹ xích lại gần nhau để đảm bảo tự do hàng hải và an ninh.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Kishida, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. bày tỏ hy vọng rằng Manila và Tokyo sẽ mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực thiết yếu như phát triển kinh tế và an ninh. Ông cũng đề cập rằng Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines đã thiết lập khuôn khổ tham vấn giữa các quan chức an ninh cấp cao vào tháng 6 năm nay. Ông cũng mong muốn khuôn khổ này sẽ được mở rộng hơn nữa để giải quyết các vấn đề quan trọng, đồng thời bày tỏ tầm quan trọng của sự hợp tác giữa ba nước.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm, ông Marcos cho biết chuyến thăm Philippines của ông Kishida đánh dấu một cột mốc mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Nhật Bản đã đồng ý cung cấp hệ thống radar quân sự cho Philippines. Hai nước cũng đạt được thỏa thuận về các vấn đề như an ninh và tập trận chung.
Nhật Bản, Philippines bị Trung Quốc đe dọa
Cả Philippines, Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền đối với Đá Vành Khăn (Mischief Reef) thuộc quần đảo Trường Sa (Spratly Islands). Năm nay, Cảnh sát biển Trung Quốc đã tăng cường quấy rối các tàu Philippines trong khu vực này. Ngày 22/10, một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã va chạm với một tàu tuần tra Philippines.
Năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết rằng Đá Vành Khăn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn thiết lập một căn cứ quân sự trên đảo, bao gồm radar quân sự, đường băng cho máy bay chiến đấu và kho tên lửa.
Đá Vành Khăn là cửa ngõ tiếp cận 1/3 thương mại hàng hải của thế giới. Nhưng do sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trong khu vực, nơi đây được coi là khu vực nguy hiểm và các tàu đánh cá mà không phải là tàu Trung Quốc đã buộc phải rời bỏ vùng biển mà họ đã đánh bắt trong nhiều thế hệ.
Theo bà Clarita Carlos - cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, các quan chức Trung Quốc thường rao giảng về “thịnh vượng chung”, nhưng họ lại tin rằng người Philippines dễ bị “lừa dối và bắt nạt”.
Nhật Bản cũng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố rằng quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại, trong khi Nhật Bản nói rằng quần đảo này đã được sáp nhập vào lãnh thổ Nhật Bản từ năm 1895 và tiếp tục là một phần của Nhật Bản theo luật pháp quốc tế sau Thế chiến II. ĐCSTQ đã ban hành một đạo luật vào năm 1992, trong đó xác định những hòn đảo đó là lãnh thổ của Trung Quốc. Kể từ năm 2008, Trung Quốc đã điều nhiều tàu vào vùng biển này và đã nhiều lần đối đầu với Nhật Bản.
Kể từ năm 2012, tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã tăng cường xâm nhập vùng biển Nhật Bản. Ngày 16/10, truyền thông Nhật Bản đưa tin hai tàu Trung Quốc đã tiến vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku.
Liên minh Mỹ - Philippines
Liên minh quân sự Mỹ - Philippines được gây dựng dựa trên Hiệp ước Phòng thủ Chung năm 1951, Thỏa thuận Lực lượng Thăm viếng năm 1999 và Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường năm 2014. Thỏa thuận năm 2014 cho phép quân đội Mỹ triển khai quân đội và vũ khí tới 5 căn cứ quân sự ở Philippines.
Vào ngày 2/2 năm nay, Hoa Kỳ và Philippines đã đạt được thỏa thuận cho phép quân đội Hoa Kỳ tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự nữa ở Philippines, bao gồm các căn cứ ở phía bắc của đất nước (gần Đài Loan) và quần đảo Trường Sa.
Khi căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông leo thang, vị trí chiến lược của Philippines ngày càng trở nên quan trọng đối với Hoa Kỳ trong các hoạt động quân sự và trong chiến lược phòng thủ nhằm chống lại chủ nghĩa bành trướng của ĐCSTQ.
Ngày 1/5, Tổng thống Philippines Marcos đã tới Mỹ hội đàm với Tổng thống Joe Biden. Trước các mối đe dọa hàng hải mà Trung Quốc tạo ra, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ vững chắc quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Tổng thống Biden nói với ông Marcos: “Chúng ta đang đối mặt với những thách thức mới và tôi không thể nghĩ ra đối tác nào tốt hơn ông”.
Tổng thống Biden đã tái khẳng định Hiệp ước Phòng thủ Chung năm 1951, nhấn mạnh Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang. Ông nói rằng hai nước "không chỉ có mối quan hệ đối tác mạnh mẽ" mà còn có "tình hữu nghị sâu sắc" và cam kết quốc phòng của Mỹ dành cho Philippines là "bền chặt".
Ông Marcos bày tỏ rằng Philippines muốn Mỹ tăng cường và xác định lại mối quan hệ cũng như vai trò của nước này ở Biển Đông, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Các quan chức Mỹ cho hay hai nước sẽ tăng cường hợp tác quân sự và an ninh mạng, đồng thời Washington sẽ hỗ trợ hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang Philippines, bao gồm việc cung cấp 3 máy bay vận tải C-130 cho Manila.
Theo The Epoch Times
Xuân Hoa biên dịch
https://img.ntdvn.net/2023/11/ntdvn_screenshot-2023-11-09-at-44721-pm.jpg
Các thành viên Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines tham gia cuộc tập trận hải quân ba bên, với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản và Hoa Kỳ, cách bờ biển tỉnh Bataan (miền tây Philippines) 15 hải lý, ngày 6/6/2023. (Ảnh: Jes Aznar/Getty Images)
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vừa kết thúc chuyến thăm Philippines, chuyến thăm tập trung vào việc củng cố một quan hệ đối tác quân sự mới. Cùng lúc đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines đang thành lập một liên minh để chống lại sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Ngày 4/11, ông Kishida đã có bài phát biểu trước Quốc hội Philippines ở thủ đô Manila. Ông kêu gọi Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác nhằm duy trì trật tự toàn cầu dựa trên nền tảng pháp quyền, trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động hàng hải gây hấn.
Thủ tướng Kishida nói: “Ở Biển Đông, hợp tác ba bên nhằm bảo vệ quyền tự do trên biển đang được tiến hành”.
Theo ông Kishida, cộng đồng quốc tế đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử, và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Ông bày tỏ rằng Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Philippines để bảo vệ tự do và pháp quyền, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với các quốc gia có cùng chí hướng như Hoa Kỳ.
Lần đầu tiên, Nhật Bản sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự cho Philippines theo khuôn khổ Hỗ trợ An ninh Chính thức (OSA) mới. Ngoài ra, ông Kishida cũng cam kết hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines.
Trước việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mở rộng quyền lực trong khu vực, Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Philippines bày tỏ quan ngại sâu sắc về hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Họ đồng ý rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đều không thể được dung thứ.
Việc Bắc Kinh sử dụng chiến thuật bắt nạt đối với các quốc gia láng giềng đã khiến Nhật Bản, Philippines và Mỹ xích lại gần nhau để đảm bảo tự do hàng hải và an ninh.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Kishida, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. bày tỏ hy vọng rằng Manila và Tokyo sẽ mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực thiết yếu như phát triển kinh tế và an ninh. Ông cũng đề cập rằng Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines đã thiết lập khuôn khổ tham vấn giữa các quan chức an ninh cấp cao vào tháng 6 năm nay. Ông cũng mong muốn khuôn khổ này sẽ được mở rộng hơn nữa để giải quyết các vấn đề quan trọng, đồng thời bày tỏ tầm quan trọng của sự hợp tác giữa ba nước.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm, ông Marcos cho biết chuyến thăm Philippines của ông Kishida đánh dấu một cột mốc mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Nhật Bản đã đồng ý cung cấp hệ thống radar quân sự cho Philippines. Hai nước cũng đạt được thỏa thuận về các vấn đề như an ninh và tập trận chung.
Nhật Bản, Philippines bị Trung Quốc đe dọa
Cả Philippines, Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền đối với Đá Vành Khăn (Mischief Reef) thuộc quần đảo Trường Sa (Spratly Islands). Năm nay, Cảnh sát biển Trung Quốc đã tăng cường quấy rối các tàu Philippines trong khu vực này. Ngày 22/10, một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã va chạm với một tàu tuần tra Philippines.
Năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết rằng Đá Vành Khăn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn thiết lập một căn cứ quân sự trên đảo, bao gồm radar quân sự, đường băng cho máy bay chiến đấu và kho tên lửa.
Đá Vành Khăn là cửa ngõ tiếp cận 1/3 thương mại hàng hải của thế giới. Nhưng do sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trong khu vực, nơi đây được coi là khu vực nguy hiểm và các tàu đánh cá mà không phải là tàu Trung Quốc đã buộc phải rời bỏ vùng biển mà họ đã đánh bắt trong nhiều thế hệ.
Theo bà Clarita Carlos - cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, các quan chức Trung Quốc thường rao giảng về “thịnh vượng chung”, nhưng họ lại tin rằng người Philippines dễ bị “lừa dối và bắt nạt”.
Nhật Bản cũng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố rằng quần đảo Senkaku là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại, trong khi Nhật Bản nói rằng quần đảo này đã được sáp nhập vào lãnh thổ Nhật Bản từ năm 1895 và tiếp tục là một phần của Nhật Bản theo luật pháp quốc tế sau Thế chiến II. ĐCSTQ đã ban hành một đạo luật vào năm 1992, trong đó xác định những hòn đảo đó là lãnh thổ của Trung Quốc. Kể từ năm 2008, Trung Quốc đã điều nhiều tàu vào vùng biển này và đã nhiều lần đối đầu với Nhật Bản.
Kể từ năm 2012, tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã tăng cường xâm nhập vùng biển Nhật Bản. Ngày 16/10, truyền thông Nhật Bản đưa tin hai tàu Trung Quốc đã tiến vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku.
Liên minh Mỹ - Philippines
Liên minh quân sự Mỹ - Philippines được gây dựng dựa trên Hiệp ước Phòng thủ Chung năm 1951, Thỏa thuận Lực lượng Thăm viếng năm 1999 và Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường năm 2014. Thỏa thuận năm 2014 cho phép quân đội Mỹ triển khai quân đội và vũ khí tới 5 căn cứ quân sự ở Philippines.
Vào ngày 2/2 năm nay, Hoa Kỳ và Philippines đã đạt được thỏa thuận cho phép quân đội Hoa Kỳ tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự nữa ở Philippines, bao gồm các căn cứ ở phía bắc của đất nước (gần Đài Loan) và quần đảo Trường Sa.
Khi căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông leo thang, vị trí chiến lược của Philippines ngày càng trở nên quan trọng đối với Hoa Kỳ trong các hoạt động quân sự và trong chiến lược phòng thủ nhằm chống lại chủ nghĩa bành trướng của ĐCSTQ.
Ngày 1/5, Tổng thống Philippines Marcos đã tới Mỹ hội đàm với Tổng thống Joe Biden. Trước các mối đe dọa hàng hải mà Trung Quốc tạo ra, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ vững chắc quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Tổng thống Biden nói với ông Marcos: “Chúng ta đang đối mặt với những thách thức mới và tôi không thể nghĩ ra đối tác nào tốt hơn ông”.
Tổng thống Biden đã tái khẳng định Hiệp ước Phòng thủ Chung năm 1951, nhấn mạnh Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang. Ông nói rằng hai nước "không chỉ có mối quan hệ đối tác mạnh mẽ" mà còn có "tình hữu nghị sâu sắc" và cam kết quốc phòng của Mỹ dành cho Philippines là "bền chặt".
Ông Marcos bày tỏ rằng Philippines muốn Mỹ tăng cường và xác định lại mối quan hệ cũng như vai trò của nước này ở Biển Đông, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Các quan chức Mỹ cho hay hai nước sẽ tăng cường hợp tác quân sự và an ninh mạng, đồng thời Washington sẽ hỗ trợ hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang Philippines, bao gồm việc cung cấp 3 máy bay vận tải C-130 cho Manila.
Theo The Epoch Times
Xuân Hoa biên dịch